Tính từ trong tiếng Anh được xem là loại từ khá phổ biến và không kém phần quan trọng trong câu ngoại ngữ hoàn chỉnh. Nó đóng vai trò nhằm bổ sung ý và làm rõ nghĩa hơn trong câu nói hoặc viết. Chính vì vậy, việc có thêm tính từ cũng như hiểu rõ ý nghĩa của nó sẽ giúp người học vận dụng đúng, hữu ích hơn. Hãy cùng Kyna For Kids khám phá cụ thể tính từ và công dụng của nó nhé.

Tính từ trong tiếng Anh là gì

Tính từ trong tiếng Anh (adjective) là một thành phần hữu ích và quan trọng trong câu. Nó giúp bổ sung ý nghĩa cho danh từ, đại từ. Với vai trò nhằm nhấn mạnh hơn về tính trạng, trạng thái của đối tượng được nhắc đến. Vì vậy, nó thường giúp trả lời cho các câu hỏi về: Which? (cái nào?), What kind? (loại gì?), How many? (bao nhiêu?).

Ví dụ: She is a beautiful girl => Ttính từ trong câu là “beautiful”, nhằm miêu tả vẻ đẹp của cô gái nhắc đến trong câu.

Phân biệt tính từ trong tiếng Anh

Cũng giống như những thành phần từ khác, tính từ trong tiếng Anh cũng có nhiều loại theo vai trò, chức năng khác nhau. Cụ thể như sau:

#1 Phân loại theo chức năng

  • Tính từ miêu tả:

Đây là loại từ có chức năng làm rõ, cụ thể tính chất sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Nó thường miêu tả tổng quát những tính từ chỉ cá tính, sự xúc cảm Đồng thời, loại này còn được sắp xếp theo cấu trúc cụ thể. Như sau: cá tính/ cảm xúc – kích thước – hình dáng – màu sắc – nguồn gốc – chất liệu – mục đích. Ví dụ: I have a small house (tính từ miêu tả lúc này “ a small house”).

  • Loại tính từ sở hữu:

Tính từ sở hữu được dùng để chỉ danh từ thuộc về một ai đó. Cụ thể như sau (số ít -> số nhiều): my -> our, your -> your, his/her -> their. Đặc biệt, đối với những chủ sở hữu như “everyone” hay những từ tập hợp. Lúc này, tính từ sở hữu ở ngôi thứ ba số nhiều là “their”. Ví dụ: my mother, our pens, their pencils,…

  • Với tính từ số mục:

Đây được xem là loại từ chỉ số đếm hoặc số thứ tự. Ví dụ: one, two, three,….

  • Tính từ chung:

Loại này là từ dùng chung đối với các sự vật, hiện tượng và không chỉ rõ một vật hay đối tượng nào. Bao gồm các tính từ cụ thể như: all (tất cả), every (mọi), some (một vài, ít nhiều), many/ much (nhiều), each (ngôi thứ ba số ít chỉ cá thể), every (ngôi thứ ba số ít chỉ tập thể).

Ví dụ: Each student much try have best, you have to learn many other things,…

  • Loại tính từ chỉ thị:

với chức năng dùng để đi với danh từ chỉ đúng đối tượng này, đối tượng kia. Đây là loại tính từ duy nhất thay đổi theo số lượng ít, nhiều của danh từ. Cụ thể sau (ít -> nhiều): this -> these, that -> those.. Ví dụ: this chair (cái ghê này), these chairs (những cái ghế này),…

  • Với tính từ liên hệ:

Tính từ liên hệ được xem có hình thức như một đại từ liên hệ. Ví dụ: whichever, whatever,…. 

  • Tính từ nghi vấn:

Tính từ nghi vấn là loại từ dùng để hỏi và chỉ được sử dụng trong câu hỏi. Ví dụ: Which kind of products do you more believe? (tính từ ở đây là “which kind of”)

#2 Phân loại tính từ trong tiếng Anh theo vị trí

  • Tính từ thường đứng trước danh từ:

Loại tính từ này đều có thể đứng một mình hoặc kèm theo danh từ đứng sau nó. Ví dụ: a nice house hoặc this house is nice.

Đồng thời, có một số tính từ trong loại này luôn cần phải có danh từ đi kèm. Cụ thể như: former, main, latter.

  • Tính từ đứng một mình, không cần danh từ:

Thông thường đây là những tính từ bắt đầu bằng “a”. Cụ thể như: aware, afraid, alive, awake, alone,… và một số tính từ khác như: unable, exempt, content,…. Ví dụ: a brid is afraid.

Tuy nhiên nếu muốn chuyển sang đứng trước danh từ, chúng ta có thể sử dụng phân từ (a, an, the) đứng phía trước nó.

Cách sử dụng tính từ trong tiếng Anh

#1 Vị trí thường gặp của tính từ trong tiếng Anh

  • Đứng trước danh từ: với vai trò bổ nghĩa, cung cấp nhiều yếu tố chi tiết hơn cho danh từ. Lúc này, nó làm nổi bật hơn, giúp người đọc hiểu rõ được tính chất mà danh từ được nhắc đến trong câu.
  • Vị trí phía sau động từ liên kết: loại từ này giúp kết nối giữa chủ ngữ và động từ phía sau. Với mục đích tạo thành câu hoàn chỉnh nghĩa và đầy đủ ý hơn. Cụ thể các tính từ sau: to be (thì, là, ở), seem (có vẻ, dường như), appear (trình diện, ra mắt), feel (cảm thấy), taste (nếm trải, thưởng thức), look (trông, thấy), sound (nghe thấy), smell (ngửi, cảm thấy).

#2 Dấu hiệu nhận biết tính từ trong tiếng Anh

Thông thường, tính từ khá dễ nhận biết, khi nó luôn chứa những yếu tố hậu đứng phía sau. Những yếu tố này giúp người học dễ dàng nhận biết tính từ cũng như vận dụng linh hoạt hơn. Các yếu tố hậu cụ thể như sau:

  • -all => cultural, national,…
  • -full => useful, careful, beautiful, peaceful,…
  • -ive => attractive, active, impressive,…
  • -able => miserable, comfortable,…
  • -ous => serious, dangerous, humorous, famous,…
  • – cult => difficult,…
  • -ish => childish, selfish,…
  • -ed => interested, bored, excited,…
  • -ing => relaxing, interesting, exciting, boring,..
  • -ly => mothly, daily, friendly, lovely, healthy,…

#3 Cấu trúc của tính từ ghép

⇒ Cấu trúc hình thành tính từ ghép

Đây là loại tính từ trong tiếng Anh có cấu trúc khá đặc biệt. Nó kết hợp lại với nhau để tạo thành tính từ ghép và được viết theo 02 dạng khác nhau. Với 02 dạng này, đôi lúc người bản ngữ không quá ép buộc trong cách sử dụng và thường thay đổi linh hoạt. Cụ thể như:

  • Thành một từ duy nhất: car + sick = carsick, life + long = lifelong,…
  • Thành hai từ có dấu nối “-” ở giữa: world + famous = world-famous,…

Những cấu tạo thường gặp của tính từ ghép

  • Cấu trúc “danh từ + tính từ”: snow + white = snow-white (trắng như tuyết), world + wide = world-wide (khắp thế giới),…
  • Loại “danh từ + phân từ”: hand + made = handmade (làm bằng tay), heart + broken = hearbroken (đau lòng),…
  • Với “phó từ + phân từ”: well + built = well-built (tráng kiện), ever + lasting = everlasting (vĩnh cửu),…
  • Cấu trúc “tính từ + tính từ”: worldly + wide = worldly-wide (từng trải), blue + black = blue-black (xanh đen),…
  • Loại kết hợp nhiều tính từ ghép bằng dấu gạch ngang cho ra cụm danh từ: a never-to-be-forgetten memory = The memory will be never forgotten.

Có thể mẹ bé cần học, tìm hiểu về:

Việc hiểu rõ và vận dụng đúng tính từ trong tiếng Anh giúp câu rõ nghĩa, đầy đủ và đúng ý hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy ghi chú lại và nhớ rõ những quy tắc trên. Như vậy, giúp người học làm câu văn tiếng Anh trở nên hay và phong phú hơn. Mong rằng những chia sẻ trên của Kyna For Kids sẽ giúp ích được rất nhiều cho mọi người.

Tác giả: Kynaforkids

Share.

Comments are closed.

Exit mobile version