Động từ trong tiếng Anh được xem là một trong những thành phần cực kỳ quan trọng trong tiếng Anh. Nó là một trong những thành phần cốt lõi để cấu thành nên một câu hoàn chỉnh. Vậy động từ là gì? Cách sử dụng động từ trong tiếng Anh như thế nào? Hãy cùng Kyna For Kids tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé:

Động từ trong tiếng Anh là gì?

Động từ trong tiếng anh (Verb) là những từ hoặc nhóm từ với mục tiêu diễn tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Nó bổ sung và làm rõ nghĩa hơn cho chủ từ trong câu. Đồng thời, động từ trong tiếng Anh còn có chức năng truyền tải thông tin mấu chốt, cụ thể của câu. 

Ví dụ:

Helen walks to school everyday – Helen đi bộ mỗi ngày đến trường 

=> Walks – đi bộ: là động từ

Với vai trò chính, ảnh hưởng đến nghĩa của một câu hoàn chỉnh, nó đóng góp nhiệm vụ khá lớn. Chính vì vậy, chúng ta không thể nào thành lập được câu mà thiếu đi thành phần quan trọng này.

Cách phân biệt động từ trong tiếng Anh

Hiểu rõ định nghĩa và vai trò của động từ trong tiếng Anh. Vậy làm cách nào để nhận biết động từ trong một câu hoàn chỉnh? Trong một câu, động từ thường xuất hiện tại 3 ví trị sau đây:

#1 Trường hợp động từ thường đứng sau chủ ngữ: tương tự như trên định nghĩa đã nói rõ. Nó có chức năng quan trọng nhằm bổ nghĩa cho chủ ngữ phía trước để làm rõ nghĩa trong một câu tiếng Anh.

Ví dụ: He played basketball in the yard yesterday. (Anh ấy đã chơi bóng rổ ngoài sân ngày hôm qua)

#2 Động từ trong tiếng Anh thường đứng sau trạng từ chỉ tần suất (Adverb of Frequency). Lúc này nó sẽ đóng vai trò là động từ thường, nhằm làm rõ nghĩa hơn cho chủ ngữ đứng phía trước.

Các trạng từ chỉ tần suất bao gồm: always (luôn luôn), usually (thường thường), often (thường), sometimes (đôi khi), seldom (hiếm khi), never (không bao giờ)

Ví dụ: She often gets up on 7 o’clock. (Cô ấy thường thức dậy lúc 7 giờ)

#3 Động từ đặc biệt “To be” với chức năng như một động từ phụ (Auxiliary Verb). Nó được sử dụng để thay thế hoặc bổ nghĩa cùng với động từ chính. Mục đích là diễn tả một hành động hay trạng thái.

Ví dụ: It is usually hot in summer. (mùa hè trời thường nóng)

Phân loại động từ trong tiếng Anh

#1 Trợ động từ (Auxilliary Verb)

Bao gồm: to do, to be, to have, may, could, can, ought, must, might, will, should, shall, to dare, to need, would

Đối với trợ động từ còn có thể chia được thành 3 loại chính, cụ thể như sau:

#1 Động từ to be, to have: với chức năng vừa có thể làm một động từ thường lại vừa có thể làm trợ động từ.

Ví dụ: Helen is a teacher. (đối với vai trò động từ thường)

He is playing basketball behind the school. (đối với vai trò trợ động từ)

#2 Loại động từ khuyết thiếu Nó có chức năng làm trợ động từ trong câu. Như: shall (sẽ), may (có thể, có lẽ), can (có thể), could (quá khứ của “can”), must (phải – có tính chất bắt buộc), ought to (nên), will (sẽ), shall (sẽ). Với loại này, nó sẽ có những đặc điểm thường gặp sau:

  • Là một trợ động từ
  • Khi ở vị trí ngôi thứ 3 số ít, chúng ta sẽ không thêm “s” vào động từ khiếm khuyết.
  • Đối với câu phủ định, động từ khuyết thiếu chỉ cần thêm “not” phía sau.
  • Với câu hỏi, chúng ta chỉ cần đưa động từ khiếm khuyết ra đầu câu.

Ví dụ:

I can swim.

Can you swim?

I can not swim.

#2 Động từ đặc biệt

Với loại này cũng có 2 chức năng tương tự như trợ động từ bao gồm được dùng làm động từ thường, bổ nghĩa cho động từ. Như: to do, to need, to dare, used to

Ví dụ: He doesn’t dare to say anything. (anh ta không dám nói bất cứ điều gì.)

#3 Nội động từ

Với loại này nhằm mục đích diễn tả hành động nội tại của người nói hoặc người thực hiện hành động. Cũng có một số trường hợp sẽ không có tân ngữ trực tiếp đi kèm. Lúc này, động từ sẽ đóng vai trò ngữ trạng từ.

Ví dụ:

  • She walks (Cô ấy đi bộ. Biểu thị hành động tự cô ấy tạo ra chứ không có người hay vật khác tác động vào)
  • She walks in the garden. (Cô ấy đi bộ trong khu vườn. Diễn tả hành động tại một địa điểm cụ thể)

#4 Ngoại động từ

Loại này sẽ diễn tả hành động gây ra trực tiếp lên người hoặc vật. Đồng thời, nó luôn cần được hỗ trợ thêm yếu tố bên ngoài như danh từ hay đại từ theo sau (tân ngữ trực tiếp). Điều này đóng vai trò hoàn thành nghĩa cụ thể của câu.

Ví dụ: A dog bit my son. (Chó cắn con trai tôi)

Lúc này câu không thể chỉ kết thúc ở ngay động từ, vì câu sẽ rất tối nghĩa. Vì thêm cần phải thêm tân ngữ “my son” phía sau để giúp câu rõ ràng nghĩa hơn.

Lưu ý & cách sử dụng động từ trong tiếng Anh

#1 Thêm “-ing” vào phía sau động từ

Phương pháp này được hình thành trong trường hợp hiện tại phân từ (present participle), thì tiếp diễn (continuous tenses). Đồng thời nó còn có chức năng để tạo thành động danh từ (gerund). Cụ thể được diễn tả trong 6 trường hợp sau

⇒ Thông thường: thêm -ing vào cuối động từ nguyên mẫu

Ví dụ:

to play => playing

to do => doing

⇒ Đối với động từ tận cùng bằng “-e” => Bỏ từ “-e” trước khi thêm “-ing” vào

Ví dụ:

to love => loving

to write => writing

⇒ Trường hợp tận cùng bằng “-ie” => Chúng ta sẽ đổi “ie” thành “-y” và thêm “-ing” vào

Ví dụ:

to tie => tying

to die => dying

⇒ Đối với động từ một âm tiết, tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm. Lúc này động từ được nhấn mạnh ở âm tiết cuối. Do vậy chúng ta cần gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm “-ing”

Ví dụ:

to begin => beginning

to prefer => prefering

⇒ Trường hợp một số động từ 2 âm tiết, tận cùng bằng “-L”. Lúc này ta nhấn ở âm tiết thứ nhất và gấp đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ing” vào.

Ví dụ:

to travel => travelling 

Đồng thời, đối với một số động từ đặc biệt cũng có cách thêm “-ing” khác để tránh nhầm lẫn

Ví dụ:

to dye (nhuộm) => dyeing

to singe (cháy xém) => singeing

to sing (hát) => singing

#2 Với trường hợp thêm “-ed” vào phía sau động từ

Trường hợp này được hình thành khi động từ trong ngữ cảnh của thì quá khư đơn (simple past) và quá khứ phần từ (past participle)

⇒ Đối với động từ nguyên mẫu, chúng ta sẽ thêm “-ed” bình thường vào phía sau động từ

Ví dụ:

to talk => talked

to travel => traveled

⇒ Động từ tận cùng bằng “-e”, chúng ta chỉ thêm “d” vào phía sau

Ví dụ:

to live => lived

to advise => advised

⇒ Trường hợp động từ tận cùng bằng “phụ âm + y”. Lúc này chúng ta sẽ đổi “y” thành “ied”

Ví dụ:

to study => studied

to carry => carried

⇒  Với động từ một âm tiết tận cùng bằng “1 nguyên âm + 1 phụ âm”. Lúc này động từ được nhấn mạnh ở âm tiết cuối, chúng ta sẽ gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm “-ed”

Ví dụ:

to stop => stopped

to control => controlled

⇒  Cuối cùng, một số từ có 2 âm tiết hoặc tận cùng bằng “-L”. Động từ sẽ được nhấn mạnh ở âm tiết thứ nhất và gấp đôi phụ âm cuối trước khi thêm “-ed”

Ví dụ:

to travel => travelled

to kidnap => kidnapped

Động từ trong tiếng Anh là thành phần khá quan trọng. Nó giúp hoàn thành ý nghĩa đầy đủ cho cả một câu. Tuy nhiên, cách xài và các trường hợp cũng khá đa dạng. Vì vậy, chúng ta cũng cấn nắm rõ và hiểu cụ thể về từng phương pháp khác nhau.

Có thể mẹ bé cần học, tìm hiểu về:

 

Mong rằng bài viết trên của Kyna For Kids sẽ giúp ích cho bố mẹ và con rất nhiều trong quá trình vận dụng tiếng Anh.

Tác giả: Kynaforkids

Share.

Comments are closed.

Exit mobile version