Khi mang thai thì ngoài việc để ý đến chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần phải tìm hiểu rõ về quá trình phát triển của thai nhi để làm những điều tốt nhất chuẩn bị cho sự ra đời của thiên thần nhỏ. Tùy vào từng mốc phát triển khác nhau, cha mẹ cần phải nắm rõ những lưu ý để chăm sóc tốt nhất cho thai nhi. Bởi vì chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến cho bé không khỏe mạnh khi sinh ra. Bên cạnh đó, tâm lí muốn biết bé đang lớn lên như thế nào và có khỏe mạnh không là tâm lí rất bình thường của cha mẹ, nhất là những người mới lần đầu “lên chức”. Nào giờ thì tìm hiểu ngay cha mẹ nhé!

40 tuần thai – quá trình phát triển của thai nhi:

Tuần 1: Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thai kỳ gồm có 40 tuần thì được tính đầu tiên từ ngày đầu tiên của ngày kinh cuối đến ngày sinh, mặc cho thời điểm đó thai nhi vẫn chưa hình thành trong bụng mẹ.

Tuần 2: Giới tính của bé được xác định vào cuối tuần đầu tiên và ngay tại thời điểm thụ thai luôn.

Tuần 3: Hình thành phôi thai

Tuần thứ 4: Hiện tại, em bé là một phôi thai rất nhỏ, gồm có 3 lớp.

Tuần 5: Các tế bào trong não bộ của bé bắt đầu hình thành và phát triển.

Những phụ nữ thực sự nhạy cảm mới cảm nhận được mình đang mang thai khi thai nhi tuần 1, vì theo lý thuyết y khoa, lúc này mẹ vẫn chưa thực sự mang thai.

Bạn đã trễ kinh một tuần rồi. Liệu cơ thể có đang xảy ra vấn đề gì về sức khỏe hay bạn sắp có tin vui. Vẫn chưa có gì là chắc chắn cả nhưng Kyna For Kid đoán rằng bạn đang tò mò tìm hiểu liệu có phải mình đang có thai 1 tuần rồi không?

Nếu điều đó xảy ra, sự phát triển của thai nhi 1 tuần sẽ như thế nào nhỉ? Bé cưng có phải bằng hạt đậu rồi hay hình hài đã bắt đầu được hình thành rồi. Đó là những ngạc nhiên, ngỡ ngàng và biết bao thắc mắc của những phụ nữ đang mong có con sau những ngày tháng hạnh phúc ngọt ngào bên chồng.

Sự thật là, tuần thai thứ 1 đang bắt đầu rồi

Bạn đã ngưng tất cả các biện pháp tránh thai và ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối đã cách đây khoảng 7 ngày. Bạn đã bắt đầu mang thai rồi đấy nhé! Sự thật là bạn đang có thai trước khi trứng được thụ tinh. Tại sao lại có điều “ngược đời” này?

Ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm cũng không thể đưa ra cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhưng đây được cho là cách tính đúng nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Mẹ có thể mang thai ngay cả trước khi trứng được thụ tinh đó nhé!

Vậy sự phát triển của thai 1 tuần sẽ như thế nào?

Ngay lúc này đây, khi mẹ đặt ra những thắc mắc này và đi tìm câu trả lời thì trứng và tinh trùng vẫn đang chờ đợi khoảnh khắc vàng để được gặp nhau. Thai nhi 1 tuần chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự rõ ràng về hình dáng, kích cỡ.

Khái niệm về “tuổi thai” lúc này cũng không được nhiều mẹ biết đến thời điểm này. Đây là phương pháp ước lượng tuổi thai dựa trên kỳ kinh cuối thay vì tuổi thực của thai nhi. Ví dụ, khi bác sĩ kết luận mẹ đang ở tuần thai thứ 7 và tuổi thai là 7 tuần thì tuổi thật của thai nhi chỉ xấp xỉ 5 tuần mà thôi.

thai nhi tuần 1, chưa có nhiều điều để nói về bé cưng. Chỉ biết rằng lúc này cơ thể mẹ đang hình thành một mầm sống và không ngừng phát triển qua từng ngày.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên

Là một phụ nữ luôn yêu chiều bản thân và chăm lo cho sức khỏe và nhạy cảm, bạn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất tuần đầu tiên sau kỳ kinh cuối:

  • Chất nhầy ở cổ tử cung có biểu hiện khác thường cả về mùi lẫn màu
  • Trễ kinh (đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn)
  • Tăng nhiệt độ cơ thể
  • Thai 1 tuần thì bầu vú sẽ cương, sưng, nhũ hoa có màu sậm
  • Mang thai tuần đầu thường cảm thấy khó chịu với nhiều mùi
  • Tính khí thất thường do rối loạn thần kinh
  • Tiểu nhiều hơn trong ngày

Rất có thể, bạn không thực sự cùng lúc xuất hiện tất cả các dấu hiệu này, hoặc chỉ có 1-2 triệu trứng khác thường nhưng đó đều là những dấu hiệu “loan báo” tin vui đó nhé!

Có thai 1 tuần quan hệ có sao không?

Nhiều mẹ thậm chí còn không nhận ra mình đang có thai đúng không nào? Đây là chuyện “thường ở huyện”, không nhiều phụ nữ biết mình mang thai ở tuần thai thứ nhất, chỉ nghĩ đơn giản rằng ngày “đèn đỏ” tới trễ chút thôi. Vậy nên “chuyện ấy” trong tuần đầu tiên vẫn cứ nên tiếp diễn khi mẹ có hứng thú nhé!

Quan hệ thăng hoa khi mang thai không gây sảy thai thậm chí còn khiến thai nhi thoải mái

Thậm chí, các cơn cực khoái, đạt “đỉnh” của mẹ còn có thể giúp thai nhi cảm thấy thư giãn như đang được ru ngủ. Quan hệ tình dục không hề gây sảy thai như lời đồn, ngay cả khi đây là tuần thai thứ 1.

Tuần thai thứ nhất, mẹ cần kiêng gì?

Nếu thực sự cảm nhận được đang có một mầm sống hiện diện trong cơ thể mình, bạn nên nói “không” với tất cả mọi loại chất kích tích, đồ uống có cồn hay các loại đồ ăn sống. Phòng xa, tuy xa mà cần.

Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối… để tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Không ăn phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleyda… vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.

Đừng quên uống nhiều nước, ăn trái cây và các loại rau xanh nhé, vừa đẹp da lại cung cấp bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất cho cơ thể và biết đâu đấy, bé cưng cũng thích.

Như vậy, ở tuần thai thứ 1, chúng ta chưa có nhiều điều để nói về sự phát triển của thai nhi, nhưng trong vấn đề ăn uống và nghỉ ngơi mẹ bắt đầu cần có những lưu ý rồi nhé!

Bí quyết cho mẹ

Tạo không khí lãng mạn: Chẳng hạn như ăn tối với nhau trong ánh nến, rải hoa xung quanh giường ngủ sẽ giúp bố và mẹ dễ tìm được cảm hứng thăng hoa cùng nhau. Sau vài tháng nỗ lực, bạn sẽ sẵn sàng chờ đón bé ra đời.

Thai nhi tuần 2 phát triển như thế nào là thắc mắc của nhiều mẹ trẻ. Khi biết cơ thể mình vừa chuẩn bị đón thêm một sự sống mới, hẳn mẹ sẽ có rất nhiều thắc mắc, băn khoăn lúc này. Cùng xem thai nhi tuần 2 tuổi sẽ như thế nào mẹ nhé!

Thai nhi tuần 2 sẽ như thế nào?

Ở tuần thứ 2, thai nhi chưa hình thành hẳn. Trong bụng mẹ lúc này, phôi thai hay còn gọi là túi phôi đang di chuyển vào tử cung. Tại đây túi phôi tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong suốt 38 tuần tới.

Thai nhi tuần thứ 2 sẽ chỉ như một hạt nhỏ, và gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Lúc này chỉ có các lớp tế bào bắt đầu hình thành. Lớp ở ngoài về sau sẽ trở thành da, mắt, tóc, não bộ… của em bé. Lớp giữa sẽ trở thành xương sống, cơ và thận, các mô và hệ thống mạch máu. Các lớp tế bào bên trong sẽ trở thành cơ quan nội tạng của bé.

Thai nhi tuần 2 chỉ như một hạt nhỏ, rất bé và chưa thể nhìn thấy bằng mắt thường

Những thay đổi của mẹ mang thai nhi tuần 2

Mẹ mang thai tuần thứ 2, triệu chứng ốm nghén có thể đã bắt đầu xuất hiện nhẹ. Bạn có thể buồn nôn vào buổi sáng hoặc mỗi khi nghe mùi thức ăn. Bạn cũng có thể muốn đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường. Ngực bạn lúc này cũng sẽ căng hơn và bạn có cảm giác ngực đầy tròn hơn. Bạn cũng có thể ra một ít máu do quá trình túi phôi làm tổ ở tử cung. Nhiệt độ cơ thể của bạn lúc này tăng hơn so với bình thường.

Về mặt cảm xúc, mẹ có thể cảm thấy hơi hồi hộp, lo âu một chút. Tâm trạng của bạn lúc này có thể sẽ nhạy cảm hơn, dễ nổi nóng hơn, thất thường hơn. Mẹ nên tìm sự chia sẻ của người thân, người lớn, chồng mình… để tâm lý tốt hơn. Khi cảm xúc cân bằng, bản năng làm mẹ có thể khiến bạn cảm thấy háo hức và vui vẻ hơn trong giai đoạn mang thai.

Mẹ có thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng nghén nhẹ khi mang thai nhi tuần 2

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai nhi tuần 2

Trong tuần này, mẹ nên đi đứng nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh. Ngoài việc mua que thử khi thấy dấu hiệu có thai,để biết chắc hơn tình hình thai nhi, mẹ có thể đi khám và xét nghiệm. Tuy nhiên lúc này vẫn còn sớm để siêu âm nên mẹ hãy đợi thêm vài tuần nữa hãy siêu âm lần đầu nhé. Thời điểm tốt để siêu âm là khoảng khi thai nhi tuần thứ 7 đến thứ 10. Lúc này mẹ có thể biết chính xác đã có thai chưa, hay tình trạng thai như thế nào.

Nên ăn những món ăn tươi ngon, vệ sinh bổ dưỡng. Hạn chế ăn nhiều đồ quá mặn, quá ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ hay thức ăn chế biến sẵn. Không nên dùng trà, cà phê, thuốc lá, rượu bia. Giữ tinh thần thoải mái và tâm lý vui vẻ là rất tốt trong lúc này.

Về việc quan hệ khi mang thai tuần 2, bạn có thể sinh hoạt bình thường. “Chuyện ấy” sẽ không gây hại cho thai nhi tuần 2 mà còn giúp mẹ có những lợi ích tích cực. Quan trọng là mẹ cần chú ý nhẹ nhàng và chọn tư thế phù hợp, an toàn.

Thai nhi tuần 3 rồi, thời điểm này mẹ sẽ thấy những dấu hiệu mang thai rõ rệt nhất. Cùng xem sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi sẽ như thế nào mẹ nhé.

Thai nhi tuần 3 như thế nào?

Đây là khởi đầu thực thụ cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Lúc này thai là một hợp tử có kích thước khoảng 0.35mm – 0.6mm.

Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 10, các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển. Một số cơ quan đã bắt đầu hoạt động. Bé lúc này hãy còn là một phôi thai nhỏ xíu. Phôi thai này gồm hai lớp nội bì và biểu bì. Tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển từ phôi thai này.

Mẹ mang thai nhi tuần 3 sẽ bắt đầu thấy các dấu hiệu mang thai rõ hơn

Nhau thai lúc này cũng đang bắt đầu hình thành. Vào cuối tuần thứ 3 nhau thai sẽ hoàn chỉnh, bắt đầu hoạt động và cung cấp dưỡng chất, oxi cho bé.

Túi ối lúc này cũng hình thành, cùng với nước ối sẽ bao bọc bé cho đến khi lớn lên. Túi noãn hoàn cũng xuất hiện sản sinh các tế bào hồng cầu cung cấp dinh dưỡng cho bé cho đến khi nhau thai hoàn chỉnh.

Do đây là lúc cơ thể bé đang bắt đầu hình thành, nên rất dễ tổn thương. Đó là lý do mà mẹ cần phải hết sức lưu ý trong giai đoạn mang thai này. Bởi bất cứ sự can thiệp, tác động nào cũng rất dễ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Mẹ mang thai tuần 3 cần lưu ý những gì?

Nếu mẹ vẫn chưa dám chắc mình có thai thì có thể đến gặp bác sĩ để được khám chính xác hơn. Mẹ không nhất thiết phải đến bác sĩ khám thường xuyên cho đến khi thai nhi được khoảng 8 tuần. Trừ khi mẹ có triệu chứng bất thường nào đó hay gặp vấn đề về sức khỏe.

Mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng khi mang thai nhi tuần 3

Điều quan trọng trong lúc này là mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Hãy lưu ý đến chế độ ăn uống hằng ngày, thay đổi các thói quen ăn uống không lành mạnh nếu có.

Cụ thể, với thai 3 tuần tuổi, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có chứa axit folic, sắt và vitamin B1 cho cơ thể. Đây là 3 dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn mang thai này.

Mẹ nên ăn chín, uống sôi, không nên ăn đồ tái. Không uống trà, cà phê, bia rượu và các loại chất kích thích. Tuyệt đối không hút thuốc. Mẹ cũng nên hạn chế ăn các món quá mặn hay quá ngọt. Hạn chế ăn thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn. Nên ăn các thức ăn tươi ngon, nấu chín và tự chế biến trong suốt 40 tuần thai.

Chuyện quan hệ khi mang thai cũng hết sức bình thường. Theo các chuyên gia, nếu mẹ không có dấu hiệu hoặc tiền sử bị dọa sẩy thai hay sẩy thai thì không nhất thiết phải kiêng cữ “chuyện ấy” mẹ nhé.

thai nhi tuần 4 phát triển như thế nào trong bụng mẹ?

thai nhi tuần 4 phát triển như thế nào trong bụng mẹ? Lúc này hẳn mẹ đã cảm nhận những dấu hiệu có bầu khá rõ rệt rồi. Cùng tìm hiểu xem tuần thứ 4 bé phát triển như thế nào trong cơ thể mình rồi mẹ nhé.

thai nhi tuần 4 đã phát triển như thế nào?

Thai nhi 4 tuần tuổi là lúc mà phôi thai phát triển rất nhanh. Bé lúc này có kích thước bằng một hạt mè trong bụng mẹ rồi đấy. Trông bé sẽ như một con nòng nọc nhỏ.

thai nhi tuần 4 bắt đầu phát triển nhanh trong cơ thể mẹ

Não bộ, tủy sống, dây thần kinh và xương sống của bé sẽ bắt đầu hình thành, phát triển ở ngoài cùng. Đây được gọi là lớp ngoại bì. Da, tóc, móng tay chân của bé cũng sẽ được hình thành ở lớp này.

Tim và hệ tuần hoàn của bé cũng bắt đầu hình thành ở lớp trung bì. Các cơ bắp, xương, sụn cũng bắt đầu hình thành ở đây.

Ở lớp nội bì sẽ là nơi phát triển phổi, ruột, hệ thống tiết niệu thô sơ và tuyến giáp gan, tuyến tụy của bé. Trong tử cung của mẹ, nhau thai cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé cũng đã hoàn thành.

Xem thêm: Thai nhi tuần 5 phát triển như thế nào?

Mẹ mang thai 4 tuần có dấu hiệu gì?

Mang thai tuần thứ 4, bạn có thể bắt đầu cảm thấy nhiều dấu hiệu mang thai khó chịu. Các triệu chứng như ngực căng, buồn tiểu thường xuyên, đau lưng mỏi mệt, buồn nôn hoặc một vài triệu chứng khác.

Một số bất ổn về tâm lý cũng có thể đến với mẹ trong giai đoạn mang thai này. Có thai sẽ làm cho hormone trong cơ thể mẹ thay đổi. Mẹ sẽ không chỉ mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ mà còn khó chịu trong người. Nhiều mẹ lại dễ quên, hay cáu gắt. Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt để vượt qua những thay đổi đó.

Cần chú ý đến dinh dưỡng khi mẹ mang thai nhi tuần 4

Mẹ mang thai nhi tuần 4 cần lưu ý những gì?

Mẹ cần kiêng những thứ có hại cho sự phát triển của thai nhi như thuốc lá, rượu, bia… Những thứ này có thể gây dị tật, các chứng bệnh bẩm sinh cho thai nhi.

Thai 4 tuần tuổi là mẹ đã qua tháng đầu tiên trong hành trình 40 tuần thai của mình. Hãy chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà bầu thật tốt và giữ tinh thần thật thoải mái, vui vẻ để đón con yêu chào đời mẹ nhé.

Bạn cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra và thăm khám sức khỏe. Trước khi mang thai, tốt nhất là mẹ nên tiêm ngừa một số bệnh như cúm, rubella, thủy đậu… Nếu mắc bệnh này trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi có khả năng bị ảnh hưởng rất lớn. Nhất là bé dễ mắc phải các bệnh, dị tật bẩm sinh.

Gia đình nên để ý đến vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu. Bà bầu rất cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đảm khỏe mạnh và thai phát triển tốt.

Sự phát triển của thai nhi tuần 5

Khi mang bầu 5 tuần, em bé của bạn đã lớn khoảng bằng hạt bắp rồi đấy. Còn tử cung của bạn lớn cỡ bằng một trái cam.

Vào tuần này, đầu của bé đã bắt đầu hình thành. Đầu bé sẽ lớn hơn hẳn các phần cơ thể còn lại. Trên đó là các đốm sẫm màu nơi mắt và lỗ mũi của bé xuất hiện. Miệng và tai bé cũng phát triển rất nhanh. Tai của bé được đánh dấu bằng hai lõm nhỏ ở hai bên đầu, Tay chân của thai nhi 5 tuần tuổi cũng gần hình thành rồi mẹ nhé. Nó chỉ đang như những chồi non nhỏ nhú ra chứ chưa có dáng hình tay chân hoàn thiện.

Mẹ bầu cần đảm bảo dinh dưỡng để con phát triển tốt khi mang thai nhi tuần 5

Tim bé đã bắt đầu đập. Tim đập khoảng 100 đến 160 lần một phút, nhanh gần gấp đôi nhịp tim người lớn. Máu đã lưu thông khắp cơ thể đang dần hình thành của bé. Ruột bé đang phát triển, phổi cũng chuẩn bị được hình thành, cơ bắp và xương cũng vậy.

Não bé trong tuần thai thứ 5 đang phát triển rất nhanh. Mỗi phút có khoảng 100 tế bào não mới được hình thành. Thận của bé cũng đã hình thành nhưng chưa bắt đầu nhiệm vụ lọc máu.

Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên hãy còn sớm để siêu âm và xác định giới tính của bé.

Cơ thể mẹ thay đổi thế nào khi mang thai nhi tuần 5

Khi mang thai tuần thứ 5, bạn có thể bị táo bón. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và ăn nhiều món ăn có chất xơ nhé.

Các triệu chứng khó chịu như thai tuần thứ 4 vẫn tiếp tục. Bạn có thể sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, muốn nôn ói, nhợn một số món ăn, căng tức ở ngực… Những triệu chứng này có thể xuất hiện trong suốt cả ngày dài.

Mẹ có thể bị nghén, mệt mỏi suốt ngày dài khi mang thai nhi tuần 5

Nhiều mẹ khi mang thai tuần 5 bị nổi nhiều mụn như đang ở tuổi dậy thì. Bạn cũng có thể sẽ bị như thế. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các hormone tăng nhanh trong cơ thể bạn khi thai nhi tuần 5. Đừng quá lo lắng.

Bạn có thể cảm thấy nóng nực hơn ngày thường, do thân nhiệt của mẹ trong giai đoạn mang thai thường tăng. Bạn cũng sẽ cảm thấy mau thấy đói thường xuyên hơn. Do cơ thể bạn cần nhiều năng lượng để nuôi thêm một bào thai.

Bạn sẽ muốn đi tiểu nhiều, cảm thấy uể oải, buồn ngủ. Đây là các triệu chứng bình thường trong giai đoạn đầu mang thai. Nó sẽ không kéo dài trong suốt 40 tuần thai. Vào giai đoạn giữa các triệu chứng này sẽ giảm dần. Bạn đừng quá lo lắng nhé.

Nếu bạn nghén và nôn nhiều, bạn có thể ăn các món có gừng hoặc làm từ gừng. Kẹo gừng hoặc một cốc trà gừng… có thể giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn của bạn. Hãy chia nhỏ các bữa ăn và đừng để đói bạn nhé.

Thai nhi tuần 6 có một bước tiến rõ ràng nhất về kích thước và trọng lượng. Cùng khám phá xem bé phát triển như thế nào trong tuần thai thứ 6 này mẹ nhé.

Sự phát triển của thai nhi tuần 6

Tuần thứ 6, thai nhi đã có một khuôn mặt rõ ràng. Cái đầu của bé lớn, có một lỗ mũi nhỏ và đôi mắt là 2 đốm đen nhỏ. Trong khuôn miệng của bé đã có lưỡi. Các dây thanh âm dần hình thành. Nhịp tim của bé đập nhanh gần gấp đôi nhịp tim của mẹ.

thai nhi tuần 6 có phần đầu khá lớn với mắt, mũi, miệng, tai đã hình thành

Nếu như với thai nhi tuần 5, tay và chân bé chỉ như chồi non nhú ra thì thai nhi tuần 6 đã khác biệt. Cánh tay và cẳng chân của bé đã phát triển hơn, có bàn tay và bàn chân nhô ra, trông như mái chèo. Hai bán cầu não của bé cũng đang phát triển.

Thai 6 tuần tuổi cũng đã có tuyến tụy, ruột thừa. Một đoạn ruột của bé phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng để mang oxy và dưỡng chất đến nuôi cơ thể, đưa chất thải ra ngoài.

Tuần thứ 6 nghĩa mẹ đang mang thai tháng thứ 2. So với tuần thai thứ 5, bé đã tăng gấp đôi kích thước và dài hơn 1 cm rồi đấy mẹ ạ.

Mẹ cảm thấy như thế nào khi mang thai nhi tuần 6?

Lúc này có thể mẹ đã quen dần với cảm giác buồn nôn, thèm ăn hoặc chán ăn. Mẹ cũng đã thích nghi và quen với những triệu chứng ốm nghén khó chịu khác. Mẹ hãy cố gắng chịu thêm một thời gian nữa nhé. Có thể triệu chứng sẽ kéo dài đến 3 tháng đầu trong suốt giai đoạn mang thai.

Mẹ nên ăn nhiều thức ăn tươi ngon, dinh dưỡng, giữ tâm trạng vui vẻ khi mang thai nhi tuần 6.

Vì lúc này tử cung đã tăng gấp đôi kích thước, gây áp lực lên bàng quang nên mẹ sẽ buồn tiểu thường xuyên. Mẹ cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường do khối lượng máu tăng, lượng chất lỏng thận xử lý cũng tăng lên.

Cảm xúc thay đổi liên tục cũng là điều mà nhiều mẹ bầu chia sẻ khi mang thai 3 tháng đầu. Sự thay đổi về thể trạng và tâm sinh lý khiến cho cảm xúc của mẹ rất không ổn định. Mẹ có thể hay khó chịu, gắt gỏng hơn. Nhưng niềm vui khi có con, được làm mẹ cũng sẽ phần nào khiến mẹ cân bằng. Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, cân bằng mẹ nhé. Hãy tâm sự, chia sẻ với chồng, người thân và thư giãn, nghỉ ngơi để giữ tinh thần tốt nhất có thể. Điều này sẽ rất tốt cho sự phát triển của bé.

Vài lưu ý nhỏ cho mẹ mang thai nhi tuần 6

Mang thai tuần thứ 6, mẹ không chỉ ăn uống cho chính mình, mà còn phải ăn cho con nữa. Vì vậy hãy lưu ý đến sự ăn uống nhé.

  • Chia bữa ăn ra làm nhiều bữa trong ngày.
  • Nên ăn những thức ăn tươi ngon, nhiều dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Cần ăn đầy đủ các nhóm chất, những thực phẩm giàu chất sắt, vitamin… như thịt, rau xanh, hoa quả…
  • Uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng, đi bộ…là rất tốt cho tinh thần và thể chất của mẹ.
  • Hạn chế lên xuống cầu thang nhiều. Hạn chế đi đứng, vận động mạnh. Không ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc ngọt.
  • Không hút thuốc và uống những đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…

Lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ mẹ nhé.

Thai nhi tuần 7, chiếc “đuôi” như nòng nọc của bé đã bắt đầu biến mất. Những ngón tay, ngón chân có màng bắt đầu xuất hiện. Vào tuần này, cơ thể mẹ cũng có nhiều thay đổi đáng kể. Cùng tìm hiểu xem mẹ nhé.

thai nhi tuần 7 phát triển thế nào?

So với thai nhi tuần 1, tuần thứ 7 có thể xem là tuần mà bé có sự phát triển rõ ràng nhất.

  • Xương đuôi của bé đang dần co lại. Cái đuôi như con nòng nọc của bé sẽ sớm biến mất.
  • Bàn tay và bàn chân của bé bắt đầu xuất hiện ngón tay, ngón chân; giữa chúng có lớp màng mỏng.
  • Các cơ quan nội tạng của bé phát triển nhanh. Bé đã có mí mắt rồi đấy nhé. Các nhánh của phổi cũng đang phát triển.
  • Tuần này các tế bào thần kinh của bé cũng đang phân nhánh ra để kết nối lại với nhau, tạo thành hệ thần kinh sơ khai cho bé.
thai nhi tuần 7 đã bắt đầu có ngon tay, ngón chân

thai nhi tuần 7 ba mẹ đã biết được giới tính của con chưa? Thật ra lúc này cơ quan sinh dục của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để bộc lộ giới tính. Ba mẹ cần chờ một thời gian nữa để biết bé là trai hay gái nhé.

Thai 7 tuần tuổi thì kích thước như thế nào rồi? Bé lúc này có kích thước bằng một quả mâm xôi rồi mẹ nhé. Bé đang liên tục phát triển và thay đổi đấy.

Tuần này bé có thể dài khoảng 1cm và đã có trọng lượng vài gam. Tuy vậy bụng mẹ cũng chưa có biến đổi quá nhiều đâu nhé.

Mẹ sẽ như thế nào khi mang thai 7 tuần?

Vào tuần thai thứ 7, mẹ sẽ cảm nhận được cơ thể mình có nhiều thay đổi rõ rệt. Lúc này mẹ sẽ thường xuyên buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn. Mẹ cũng sẽ cảm thấy ngực của mình căng hơn, lớn hơn. Ngoài ra, thường gặp nhất là cảm giác mệt mỏi trong giai đoạn mang thai. Mẹ sẽ cảm thấy buồn ngủ thường xuyên. Tuy nhiên vào ban đêm có thể mẹ sẽ bị mất ngủ. Tình trạng nôn ọe cũng sẽ khiến mẹ mệt mỏi, uể oải và mất nhiều năng lượng. Mẹ hãy cố gắng vượt qua giai đoạn này nhé.

Nếu vẫn chưa khi khám thai thì tuần này mẹ có thể đến bác sĩ rồi. Mẹ có thể đi khám, thực hiện một số xét nghiệm để xem tình trạng sức khỏe của mình thế nào.

Mang thai nhi tuần 7, mẹ cần nghỉ ngơi để giảm bớt cảm giác mệt mỏi.

Mẹ mang thai nhi tuần 7 cần lưu ý những gì?

  • Để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, mẹ có thể đi bộ và hoặc động nhẹ nhàng trong khoảng 15 đến 20 phút nhé.
  • Để giảm cảm giác buồn nôn, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế nấu nướng, có thế uống trà gừng nóng.

Ngoài ra bạn cũng nên ăn uống đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu. Cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, đạm, vitamin và chất xơ… Bổ sung thêm các chất axit folic, canxi và sắt nhé. Đây là những nhóm chất cần thiết cho bà bầu trong suốt 40 tuần thai đấy.

Thai nhi tuần 8 đã phát triển hình hài tương đối đầy đủ rồi mẹ nhé. Bé sẽ tăng cân nhanh trong vài tháng tới và mẹ cũng vậy đấy. Cùng tìm hiểu một vài đặc điểm phát triển của bé trong tuần này mẹ nhé.

thai nhi tuần 8 phát triển thế nào?

thai nhi tuần 8 đã hình thành tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể. Bé lúc này dài khoảng 2,5 cm và lớn cỡ một quả mận. Bé có thể nặng vài gram. Hình hài của bé gần như phát triển đầy đủ.

thai nhi tuần 8 đã hình thành tương đối hoàn chỉnh
  • Bé đã có mí mắt nhưng vẫn còn mờ, hầu như còn che mắt bé.
  • Tim của bé đã hoàn thành việc phân chia thành các ngăn tim và van tim.
  • Bé đã có tai và miệng, mũi. Lỗ mũi cũng bắt đầu rõ hơn.
  • Phần đuôi như nòng nọc của phôi thai biến mất hẳn. Các cơ bắp, thần kinh, cơ quan nội tạng đã có.
  • Các chi của cơ thể hình thành đầy đủ, khớp gối xuất hiện. Chúng sẽ hoàn thiện trong những tháng tiếp theo.
  • Thai 8 tuần tuổi thì cơ quan sinh dục của bé cũng đã có. Nhưng lúc này vẫn chưa thể xác định được giới tính của bé mẹ nhé. Chỉ vài tuần nữa là cơ quan sinh dục sẽ hình thành hoàn chỉnh.

Cơ thể mẹ thế nào khi mang thai 8 tuần?

Lúc này mẹ có thể bị đầy hơi rất khó chịu.Tuy nhiên đây cũng là tình trạng thường gặp khi mang thai nên mẹ đừng quá lo lắng. Dạ con của mẹ đã lớn hơn, vòng eo của mẹ đầy đặn hơn. Triệu chứng ốm nghén hãy còn tiếp diễn và có thể khiến mẹ rất mệt mỏi, thậm chí kiệt sức. Điều này có thể phần nào ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Thực tế, giai đoạn mang thai, việc tâm trạng bất ổn cũng là việc thường gặp phải. Mẹ có thể vừa phấn khởi đó, rồi lại lo lắng, ủ rũ ngay sau đó. Hãy cố gắng vượt qua mẹ nhé.

Mẹ có thể vẫn đang bị nghén khi mang thai nhi tuần 8

Mẹ mang thai tuần 8 cần lưu ý những gì?

Dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng. Lúc này mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu cảm thấy không khỏe, mệt mỏi, mẹ hãy uống nước hoa quả. Một cốc nước chanh tươi cũng có thể khiến mẹ đỡ mệt phần nào.

Nếu mẹ ăn uống ít, hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra thành nhiều bữa. Có thể tập thể dụng nhẹ nhàng, đi bộ, vận động nhẹ, điều này sẽ khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Mẹ cũng nên ưu tiên dành thời gian đi khám thai và siêu âm nếu vẫn chưa khám.

Bé cũng đã mang thai tháng thứ 2 rồi, nên hãy bắt đầu tập kết nối với bé dần đi mẹ nhé. Mẹ có thể đặt tay lên bụng, nghĩ về bé, ngồi lặng yên, nhẹ nhàng và thư giãn. Mẹ cũng có thể thử trò chuyện, chia sẻ tâm tình với bé. Điều này sẽ tạo nên sự gắn kết tình cảm giữa bé và mẹ. Hơn nữa cũng giúp tâm trạng của mẹ được thoải mái, cân bằng và thư thái hơn. 40 tuần thai sẽ trôi qua nhanh thôi. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thai nhi tuần 9 đã dài được khoảng 3cm rồi đấy. Cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi khi mang thai tuần thứ 9. Cùng xem sự phát triển của bé trong tuần này diễn ra như thế nào mẹ nhé.

thai nhi tuần 9 phát triển thế nào?

Bước vào tuần thứ 9, đa số các mẹ đều phát triển tình cảm với sinh linh nhỏ trong bụng mình. Như vậy là lúc này mẹ đã mang bầu được tháng thứ 3. Mẹ sẽ vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên 3 tháng giữa thai kỳ sẽ nhẹ nhàng và ổn định hơn rất nhiều.

thai nhi tuần 9 đã hoàn thành tương đối hoàn chỉnh các cơ quan trong cơ thể.

Vào tuần thai thứ 9, bé đã lớn khoảng bằng một trái kiwi. Bé dài khoảng 2,5cm – 3cm và nặng khoảng 7 gram. Trong vài tuần tới bé sẽ dài gấp đôi hiện tại.

  • Cơ thế bé hầu như đã hình thành đầy đủ. Các mô và cơ quan bắt đầu phát triển và trưởng thành nhanh chóng.
  • Thận, ruột, gan, não… đều đã bắt đầu hoạt động và phát triển trong suốt thai kỳ.
  • Móng tay và móng chân của bé đang hình thành. Lông tơ bắt đầu mọc ra.
  • Cơ thể bé đã chuyển động được bởi các khớp tay, chân, vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân đều đã hoạt động. Cổ tay có thể gập lại, chân cũng đã có thể co lên và gấp trước bụng.
  • Khuôn mặt bé có mắt, mũi, miệng hoàn chỉnh.

Mẹ mang thai 9 tuần có những thay đổi gì?

Với những mẹ có bụng bầu nhỏ, có thai 9 tuần tuổi vẫn khó để nhận thấy bụng bầu. Đặc biệt là nếu mẹ thường ăn mặc rộng rãi, thoải mái. Lúc này mẹ có thể đi siêu âm và nghe nhịp tim đập nhanh của bé rồi đấy.

Khi mang thai nhi tuần 9, mẹ có thể siêu âm để nhìn thấy bé và nghe nhịp tim của bé

Tử cung của mẹ lúc này cũng đã lớn bằng quả bưởi. Dù trước khi mang thai kích thước của tử cung chỉ bằng quả lê thôi. Đây cũng là lúc mà mẹ có thể bắt đầu chuẩn bị sẵn một số đầm bầu, quần áo bầu nhé. Vì chỉ một thời gian nữa thôi là những bộ quần áo hằng ngày sẽ không còn vừa vặn nữa. Mẹ cũng bắt đầu tăng cân và thường xuyên bị đầy hơi hơn.

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai nhi tuần 9 là nên tập thể dục nhẹ nhàng. Nếu thích nước và có thể bơi lội, mẹ có thể bơi lội nhé. Tuy nhiên lưu ý phải nhẹ nhàng cẩn thận. Đi bộ cũng là hoạt động tuyệt vời dành cho mẹ bầu trong suốt 40 tuần thai.

Mẹ mang thai nhi tuần 9 cần lưu ý gì?

Để giảm bớt triệu chứng ốm nghén mệt mỏi khó chịu, nhất là vào buổi tối, mẹ nên ăn nhiều chất dinh dưỡng vào ban ngày. Rất nhiều mẹ thường mệt mỏi và buồn nôn vào buổi tối, thường xuyên không thể ăn uống được gì. Nếu cơ thể thiếu năng lượng thì sẽ rất mệt và không tốt cho sự phát triển của bé. Dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng để con phát triển tốt và khỏe mạnh.

Mẹ cũng hãy yên tâm vì thông thường, các triệu chứng nghén, mệt mỏi sẽ hết hết tháng thứ 3 của giai đoạn mang thai. Mẹ sẽ sớm khỏe và ăn uống ngon miệng trở lại.

Khoảng 10% số mẹ mang thai bị nghén nặng và nghén kéo dài. Mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ để được tư vấn và giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi này nhé.

Thai nhi tuần 10 đã phát triển gần đầy đủ. Nếu như mẹ đã ốm nghén quá nhiều trong 2 tháng trước thì cũng đừng lo lắng. Qua tuần thứ 10, các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần và mẹ sẽ sớm ngon miệng trở lại.

thai nhi tuần 10 phát triển như thế nào?

Lúc này, bé cưng đã dài khoảng 4cm và phát triển gần đầy đủ các bộ phận như một người trưởng thành. Rõ ràng hơn, mẹ có thể hình dung thai nhi lúc này như sau:

  • Tay bé sẽ sớm xòe ra và nắm lại thành nắm đấm. Móng đã được hình thành trên ngón tay và ngón chân.
  • Những chồi răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu và một số xương của bé đang bắt đầu cứng lại.
  • Trán bắt đầu phồng lên cùng sự phát triển của bộ não.
  • Thận, ruột, não và gan đang bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng của chúng.
  • Tủy sống của thai nhi 10 tuần tuổi sẽ bắt đầu sản sinh ra bạch cầu.
  • Cũng trong tuần này, bé cưng đã có thể mút ngón tay cái.
  • Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé nhờ vậy mắt bé được bảo vệ an toàn

Vào giai đoạn thai nhi tuần 10, em bé sẽ vận động không ngừng khi bước. Bé có thể đá, trườn, vặn mình và xoay người. Mẹ đa phần đều không cảm nhận được vì bào thai còn khá nhỏ.

Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé giống như múa ba lê trong nước. Bé sẽ thực hiện những động tác này thường xuyên hơn khi cơ thể bé lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn. Bạn sẽ không cảm nhận được những trò nhào lộn của bé trong một, hai tháng nữa cũng như những tiếng nấc xảy ra khi cơ hoành của bé hình thành.

thai nhi tuần 10 đã biết mút ngón tay

Những thay đổi của mẹ khi thai nhi 10 tuần tuổi

Những tuần tuổi của tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung của mẹ đã tăng gấp đôi kích thước. Từ kích thước của quả lê trước khi bạn có thai với kích thước của bưởi ngay bây giờ.

Qua các giai đoạn phát triển của thai nhi, hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn một chút và chứng buồn nôn bắt đầu giảm dần. Nhưng có thể mẹ sẽ bị táo bón do sự thay đổi hormone, làm giảm khả năng tiêu hóa và chứng ợ nóng cũng do hormone, làm giãn van giữa dạ dày và thực quản của bạn. Đừng khó chịu, hãy nhớ rằng mẹ đang mang một điều kỳ diệu bên trong cơ thể.

Nếu để ý, mẹ sẽ thấy xuất hiện một đường sậm màu kéo dài từ vùng rốn đến vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu của mẹ có thai kỳ phát triển bình thường. Một tin vui cho mẹ là những cái mụn gây khó chịu sẽ sớm biến mất, nhường chỗ cho làn da sáng mịn rạng rỡ. Mẹ tha hồ lựa chọn những chiếc đầm bầu xinh xắn rồi nhé!

Đừng lo lắng nếu bạn không thể ăn nhiều món bổ dưỡng hoặc chưa tăng cân do ốm nghén vì hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 hoặc 2 kg trong 3 tháng đầu. Mẹ sẽ sớm thấy ngon miệng trở lại và bắt đầu tăng khoảng gần nửa ký mỗi tuần.

Lời khuyên cho mẹ trong giai đoạn thai nhi 10 tuần tuổi

Mẹ nên tìm hiểu và đăng ký tham gia các lớp tiền sản cùng bố. Rất nhiều thông tin hữu ích mẹ cần ghi nhớ và tóm lược để áp dụng trong quá trình mang thai và sinh con.

Thai nhi 10 tuần, mẹ nên đăng ký tham gia các lớp tiền sản cùng với bố

Đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ tìm hiểu về nhiễm trùng trong thai kỳ. Một số tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai sẽ gây ra những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và con. Cụ thể, mẹ có thể sảy thai, sinh non và em bé bị dị tật bẩm sinh. Phức tạp hơn, những loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng này còn có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng, đặc biệt là với em bé.

Lời khuyên của một mẹ có kinh nghiệm: “Nếu đi khám bác sĩ, bạn nên đặt lịch hẹn trước và đến phòng khám lấy số trước từ sáng. Làm như thế bạn sẽ không phải mất thời gian chờ đợi lâu” – Mai Hương, 30 tuổi, TP.HCM cho biết.

Gợi ý cho tuần này:

Nên gặp gỡ các bà mẹ đã và đang mang thai khác. Họ có thể cho lời khuyên, dành cho mẹ sự cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên bạn nhớ kiểm chứng lại những thông tin mình nghe được để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con nhé. Bạn cũng có thể tìm được nhiều sự hỗ trợ từ bà ngoại bé đấy!

Thai nhi tuần 11, khuôn mặt bắt đầu có hình dáng hoàn chỉnh. Bé đã hình thành khả năng phản xạ.  Cũng như thai nhi tuần 11, cơ thể mẹ cũng có những biến đổi rõ rệt, đặc biệt là kích thước tử cung.

Những thay đổi của thai nhi tuần 11

Trong tuần thai thứ 11 này, bé bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Những ngón tay của bé có thể xòe ra và nắm lại, ngón chân co lại, cơ mắt nhắm chặt, miệng của bé sẽ làm những động tác như đang mút. Nếu mẹ chèn ép bụng mình, bé sẽ vặn mình để phản ứng lại dù mẹ không cảm nhận được. Ruột của bé phát triển rất nhanh, bắt đầu được sắp xếp vào trong khoang bụng của bé. Thận cũng bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé.

Điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi tuần này là các tế bào thần kinh được nhân lên rất nhanh. Trong não của bé, các khớp thần kinh được hình thành. Khuôn mặt của bé bắt đầu giống như khi ra đời: mắt đã di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt và tai đã ở đúng vị trí. Từ đỉnh đầu đến chóp mông, bé dài khoảng 5cm gần bằng một trái chanh, nặng chừng 15g.

thai nhi tuần 11 có kích thước như 1 trái chanh nhỏ xinh

Giai đoạn thai nhi tuần 11, cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Tử cung đã lớn đến mức bác sĩ có thể cảm nhận được phần chóp (đáy tử cung) ở bụng dưới của mẹ, ngay trên xương mu. Mẹ có thể bắt đầu mặc đồ bầu từ tuần thai này, nếu không thích mặc đồ bầu, mẹ cũng vẫn nên mặc những loại quần áo rộng rãi và có độ co dãn nhiều.

Mẹ bầu bắt đầu gặp chứng ợ nóng, cảm giác nóng rát thường kéo dài từ phía dưới của xương ức đến phần dưới cổ họng, tình trạng này có thể nặng hơn nếu mẹ đã từng bị trước đây. Trong giai đoạn mang thai, nhau thai sản sinh rất nhiều hormone progesterone, làm giãn van ngăn cách thực quản và dạ dày, đặc biệt là khi mẹ đang nằm, axit dạ dày có thể đi ngược đường lên thực quản, gây cảm giác nóng rát khó chịu và làm mẹ mất tập trung.

Giai đoạn thai nhi tuần 11, mẹ nên chú trọng hơn nữa vào chế độ ăn uống nhé

Từ tuần này, mẹ nên chú trọng hơn nữa vào bữa ăn. Hãy tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để có thể bổ sung những thực phẩm vừa lành vừa ngon lại tốt cho mẹ và bé.

Gợi ý cho tuần này:
Lập ngân sách những khoản cần chi tiêu cho bé.

Mẹ hãy thảo luận với bố những khoản cần thiết phải chi tiêu cho bé như quần áo, thực phẩm, tã giấy, đồ chơi và những chi phí phát sinh khi bé ngày càng lớn. Hãy tính toán xem mẹ có thể cắt ngân sách ở những khoản khác để dành cho bé và quan trọng nhất là phải để dành các khoản chi đó ngay từ bây giờ.

Thai nhi tuần 12 đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ phát triển rất nhanh trong giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn này, mẹ cần lưu ý kĩ vì nguy cơ sảy thai khi thai nhi 12 tuần là rất cao.

thai nhi tuần 12 phát triển thế nào?

thai nhi tuần 12 có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3 cm, cân nặng khoảng 28 g. Bây giờ bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

Bước phát triển đáng chú ý nhất lúa này là các phản xạ. Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co và  duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt, và miệng của bé đã có phản xạ mút. Trong thực tế, nếu bạn gõ hay chọc nhẹ vào bụng, bé sẽ vặn vẹo thân mình để phản ứng lại, tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để bạn có thể cảm nhận được những cử động thai này.

Bước phát triển đáng chú ý nhất của thai nhi tuần 11 là các phản xạ.

Ruột của bé trước đây nối trực tiếp vào dây rốn và phát triển cực kỳ nhanh chóng bên ngoài cơ thể nay đã gấp lại gọn gàng và di chuyển dần vào khoang bụng trong tuần này. Cũng trong lúc này, thận của bé sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.

thai nhi tuần 12, các tế bào thần kinh nhân lên nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành như vũ bão trong não của bé. Giai đoạn tuần 12 đến tuần thứ 18 được xem là khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Khuôn mặt bé không còn giữ lại dáng dấp “người ngoài hành tinh” mà đã giống với người bình thường, khi đôi mắt đã chuyển từ hai bên ra mặt trước của đầu, và đôi tai cũng đã ở vào đúng vị trí. Ngoài ra, cổ của bé cũng đã hình thành rõ rệt hơn, khiến phần đầu và thân mình trông không còn có vẻ như dính liền vào nhau nữa.

Lúc này, nhịp tim thai cao gấp đôi so với người trưởng thành, và bạn có thể nghe rất rõ những nhịp đập ổn định, mạnh mẽ này trong những lần siêu âm thai.

Nhìn chung, hầu hết những cơ quan quan trọng của bé đều đã có mặt và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình.

Tuần thứ 11 đến 14 cũng là cơ hội duy nhất để tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy. Đây là một buổi kiểm tra siêu âm quan trọng trong thai kỳ, giúp đánh giá chính xác nguy cơ bị mắc hội chứng Down ở thai nhi.

Giai đoạn thai nhi tuần 12, mẹ đã có thể nghe thấy nhịp tim thai nhờ thiết bị chuyên dụng

Giai đoạn thai nhi tuần 12, mẹ thay đổi ra sao?

Đây là tuần cuối trong 3 tháng đầu thai kỳ và nguy cơ sẩy thai đã thấp hơn rất nhiều so với lúc đầu. Tuần này, nồng độ hormone trong cơ thể bạn sẽ thay đổi. Do đó, bạn có thể cảm thấy mình như thể bị chai lỳ cảm xúc. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này lại mang đến tác dụng tốt cho bạn: những triệu chứng thai nghén khó chịu đã giảm bớt.

Cơ thể bạn có thể đã đầy đặn hơn thấy rõ và đã đến lúc để sắm một loạt quần áo lớn hơn. Đặc biệt, nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai, phần bụng chắc chắn sẽ to hơn rất nhiều.

Đây cũng là tuần mà nhiều bà bầu cảm nhận được những lần ợ nóng khó chịu đầu tiên trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn mang thai, nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone, nội tiết tố này gây thả lỏng các vách ngăn giữa dạ dày và thực quản, khiến axit trong dạ dày trào ra ngoài ống dẫn thức ăn, gây cảm giác bỏng rát khó chịu.

Giai đoạn thai nhi 12 tuần, bạn cũng có thể nhận thấy huyết trắng tiết ra nhiều và lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra. Kỳ thật, nhiều huyết trắng là điều hết sức bình thường khi mang thai. Chỉ khi huyết trắng có màu bất thường, có mùi hôi thì bạn mới cần được bác sỹ thăm khám.

thai nhi tuần 12 là giai đoạn nhiều bà bầu cảm nhận được những lần ợ nóng khó chịu đầu tiên trong suốt thai kỳ.

Tuần tiếp theo sẽ bắt đầu giai đoạn giữa của thai kỳ, thời gian tương đối dễ chịu với tình trạng ốm nghén và mệt mỏi ở đầu thai kỳ. Nhiều cặp vợ chồng nhận thấy sự ham muốn tình dục tăng rõ rệt trong thời gian này. Còn nhiều tháng trước khi đến ngày sinh, nhưng cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non, chất lỏng giàu dinh dưỡng để nuôi dưỡng bé trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh trước khi sữa bắt đầu chảy.

Bố mẹ nên làm gì vào giai đoạn thai nhi tuần 12? 

Gợi ý 1: Chia sẻ quan điểm làm cha mẹ với bạn đời

Bạn hãy thử bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách viết ra danh sách những điều mong muốn cả hai luôn làm hoặc không bao giờ làm. Tương tự, chồng bạn cũng đưa ra một danh sách. Sau đó cả hai có thể cùng xem và quyết định sẽ giữ lại hành động nào và thay đổi gì trong cách nuôi dạy con trẻ.

Gợi ý 2: Chuẩn bị một khoản ngân sách cho con

Hãy cùng ngồi lại để xem qua những khoản chi mới phát sinh: Quần áo mới, tã, thức ăn, đồ chơi và các đồ dùng khác. Hãy xem bạn có thể cắt giảm khoản chi nào để dự phòng cho nhu cầu của bé con. Với những bước này, bạn đã có thể bắt đầu để dành cho con rồi đấy.

Thai nhi tuần 13 đã phát triển đáng kể, dài 9cm và nặng khoảng 43g. Mẹ bắt đầu chấm dứt các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và có thể cảm thấy bé tồn tại trong cơ thể mình vì bụng đã nhô lên một chút.

Sự phát triển của thai nhi tuần 13

Bé có những sự phát triển đáng kể trong tuần này như nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu, có thể mút ngón tay cái của mình. Nhờ xung não, cơ mặt của bé có thể thể hiện một số biểu hiện nét mặt. Nước tiểu được sản sinh ra từ thận và thải ra nước ối xung quanh bé, quá trình này diễn ra cho đến khi bé chào đời. Bạn có thể bắt gặp bé đang mút ngón cái qua hình ảnh siêu âm.

Biểu hiện nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu đã xuất hiện ở thai nhi tuần 13

Ngoài ra, bước tiến quan trọng trong sự phát triển của thai nhi tuần 13 là bé đã lớn lên đáng kể cả về kích thước và các cơ quan bên trong. Từ đầu đến mông, bé dài khoảng 9cm, bằng kích thước của một quả táo, nặng khoảng 43g. Cơ thể của bé lớn nhanh hơn phần đầu, bạn đã có thể nhìn rõ sự liên kết giữa đầu và cổ của bé qua siêu âm.

Vào cuối tuần 13, cánh tay của bé sẽ đạt được chiều dài cân đối với thân hình. Chân của bé vẫn cần dài thêm nữa để cân đối với thân hình. Lông tơ siêu mịn bắt đầu phát triển, phủ khắp cơ thể bé. Gan bắt đầu tạo ra mật – dấu hiệu cho thấy gan đang thực hiện công việc của mình. Lá lách bắt đầu tham gia sản xuất các tế bào máu đỏ. Mặc dù bạn không thể cảm thấy những cú đấm và đá của bé nhưng đôi bàn tay và bàn chân của võ sĩ tí hon của bạn, dài khoảng 1,2cm, đã linh hoạt và năng động hơn nhiều.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

thai nhi tuần 13 tức là mẹ đang ở 3 tháng giữa thai kỳ, đang lấy lại sức lực, ngực đã bớt căng tức và cảm giác buồn nôn đã giảm hẳn. Nếu vẫn còn mệt, hãy kiên nhẫn thêm một thời gian ngắn nữa.

Giai đoạn thai nhi tuần 13, bụng mẹ đã nhô lên một chút.

Phần chóp của tử cung cao trên xương mu một chút, có thể bắt đầu đẩy bụng của mẹ ra một chút. Mẹ cũng bắt đầu nhận thấy sự hiện diện của bé. Nhớ dành thời gian để lên kế hoạch, mơ mộng và tận hưởng giai đoạn tuyệt vời này. Thỉnh thoảng, mẹ có thể hơi lo lắng, nhưng hãy cố tập trung vào việc chăm sóc bản thân và tin tưởng rằng mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

Gợi ý cho tuần này: 
Tìm một lớp thể dục cho thai phụ.

Đây là thời điểm tốt để bắt đầu tập thể dục đều đặn. Nhiều phụ nữ nhận thấy lớp thể dục cho thai phụ là nơi tuyệt vời để tham gia và được hỗ trợ từ những thai phụ khác. Mẹ cũng có một số lựa chọn khác là yoga cho bà bầu, nhóm đi bộ hoặc lớp khiêu vũ cho bà bầu, ngoài ra thì bạn cũng nên để ý tới sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà bầu.

Thai nhi tuần 14 đã có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Đây là những tuần dễ chịu của thai kỳ, mẹ có thể tranh thủ tập thể dục hoặc đi du lịch trước khi đón bé ra đời.

Sự phát triển của thai nhi tuần 14

Thai nhi 14 tuần dài khoảng 10cm từ đầu đến mông, bằng cỡ trái chanh tây và nặng chừng 70g. Bé đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển.

Chân của bé đã phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp và chân tay. Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, nhưng bé đã cảm nhận được ánh sáng. Ví dụ, nếu bạn rọi đèn pin vào bụng mình, bé sẽ di chuyển tránh tia sáng. Vị giác của bé đã hình thành mặc dù không có gì để bé nếm lúc này. Thai nhi tuần thứ 14 là lúc bạn đã có thể biết được con mình là trai hay gái nếu thực hiện siêu âm trong tuần này. Cũng đừng quá thất vọng nếu vẫn chưa khám phá được do mức độ rõ của hình ảnh và vị trí của bé. Bé có thể co hoặc xoay người lại.

Thai nhi 14 tuần là lúc bạn đã có thể biết được con mình là trai hay gái

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 14?

Cùng với sự phát triển của thai nhi, mẹ đã tăng khoảng hơn 2 kg và đã quen với những biến đổi của cơ thể khi mang thai, nhưng thỉnh thoảng vẫn có thể bị ngạc nhiên bởi những triệu chứng không mong đợi. Ví dụ, khi mũi ửng đỏ, có thể là ảnh hưởng kết hợp của những thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu qua màng nhầy mũi. Tình trạng này rất phổ biến, gọi là viêm mũi khi mang thai. Một số phụ nữ còn bị chảy máu mũi do tăng khối lượng máu và giãn mạch máu trong mũi.

Nếu thực hiện chọc ối thì khoảng giữa từ thời điểm này tới khi thai được 18 tuần là thời điểm thích hợp nhất. Xét nghiệm này có thể xác định hàng trăm rối loạn gen và nhiễm sắc thể. Nếu mẹ quá hồi hộp chờ đợi kết quả thì có thể yên tâm khi biết rằng hầu hết phụ nữ đều nhận được tin tốt.

Mẹ và bố có thể đang cảm thấy dễ chịu hơn trong những ngày này do những khó chịu về thể chất giảm bớt và lấy lại sức lực. Đây là giai đoạn tuyệt vời của thai kỳ!

Mẹ có thể đi bơi nhẹ nhàng vào giai đoạn thai nhi tuần 14 để thư giãn

Mẹ có thể đi bơi nhẹ nhàng vào những tuần này của thai kỳ. Việc vận động nhẹ nhàng dưới nước sẽ giúp bạn thư giãn hơn. Và bạn cũng có thể cùng đi với gia đình mình.

Gợi ý cho tuần này: 

Nói chuyện với bé. Đây là cách tuyệt vời để bắt đầu kết nối với bé. Nếu cảm thấy tự nói chuyện một mình có vẻ không thoải mái, bạn hãy tường thuật những hoạt động trong ngày của mình, đọc một cuốn sách, tạp chí, nhật báo hoặc chia sẻ những ước muốn thầm kín của bạn với bé. Nói chuyện với thai nhi tuần 14 là cách luyện tập tốt để khi con chào đời sẽ phát triển tốt những kỹ năng ngôn ngữ.

Thai nhi tuần 15 đã to bằng một quả cam và diện mạo đang ngày càng hoàn thiện. Mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều vì đang ở giai đoạn ổn định của thai kỳ: ít buồn nôn hơn, ít thay đổi cảm xúc hơn và nước da hồng hào thể hiện sức khỏe tốt.

Thai nhi tuần 15 có những biến đổi gì mới?

Tuần này, bé yêu đang trong quá trình hình thành và tập luyện rất nhiều phản xạ. Trước hết, bé đang luyện tập hít thở bằng cách luân chuyển nước ối từ mũi đến các phần khác của đường hô hấp trên. Những hoạt động này sẽ giúp khởi động cho sự phát triển của các phế nang (các túi khí) trong phổi. Chân của bé đang phát triển dài ra nhiều hơn so với cánh tay, và bé đã có thể chuyển động tất cả các khớp và chi.

Tiếp đến, bé đang hình thành phản xạ thị giác. Dù đôi mắt vẫn đang khép chặt, bé đã cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ chiếu một luồng sáng lên bụng mình, bé sẽ di chuyển để tránh khỏi nơi có ánh sáng mạnh nhất. Thai nhi tuần 15 cũng đã hình thành vị giác, tuy nhiên, bé vẫn chưa cảm nhận và phân biệt được các vị khác nhau.

Lúc này, bé vặn mình và cử động rất nhiều, nhưng hãy còn khá sớm để mẹ cảm nhận được những cử động đó, nhất là đối với những mẹ mới lần đầu mang thai.

Thai nhi tuần 15 cũng đã bắt đầu huy động canxi để làm cho xương cứng cáp hơn và hình thành các chồi răng dưới lợi.

Thai nhi tuần 15 sẽ phát triển thêm chiều dài và tăng gấp đôi trọng lượng

Trong vài tuần tới, bé sẽ phát triển thêm chiều dài và tăng gấp đôi trọng lượng. Lúc này, ước chừng bé đã lớn bằng một quả cam, dài 11,5cm từ đầu đến chân và nặng khoảng 100gr, tăng trọng lượng gấp rưỡi so với tuần trước.

Bác sỹ đã có thể xác định giới tính của thai nhi tuần 15 thông qua siêu âm. Tuy nhiên, kết quả có chính xác hay không phụ thuộc vào tư thế của bé trong bụng mẹ. Nếu bé nằm bắt chéo chân khi máy siêu âm quét qua thì bác sỹ của bạn không thể kết luận chắc chắn được. Ngoài ra, thời điểm bác sỹ có thể tiết lộ giới tính thai nhi có thể trễ hơn, tùy theo quy định của bệnh viện và luật hiện hành.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 15?

Phần đỉnh tử cung đã ở vào khoảng giữa xương mu và rốn, các vòng dây chằng đỡ tử cung đang dày lên và giãn ra khi tử cung lớn dần. Mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều vì đang ở giai đoạn ổn định của thai kỳ: ít buồn nôn hơn, ít thay đổi cảm xúc hơn và nước da hồng hào thể hiện sức khỏe tốt.

Mẹ sẽ sớm trải nghiệm một trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất của giai đoạn mang thai khi cảm nhận được cử động của bé.

Trong khi một số bà mẹ sớm nhận biết “thai máy” từ khi thai 15 tuần, cũng có nhiều người không cảm nhận được cử động của con mình cho đến tuần thứ 17 hoặc lâu hơn. Nếu đây là lần đầu tiên mẹ mang thai thì đừng quá nôn nóng nhé, có thể phải đợi đến khoảng 20 tuần hoặc hơn. Những chuyển động ban đầu có thể cảm thấy như tiếng vỗ nhẹ, ợ hơi, hay thậm chí lách tách như tiếng bắp rang. Qua những tuần tiếp theo, khi những cử động này trở nên mạnh và rõ thêm, mẹ sẽ cảm nhận được thường xuyên hơn.

Mẹ cũng có thể thử nằm xuống trong vài phút để dễ cảm nhận hơn cử động như có cánh bướm vờn nhẹ ở bụng dưới của mình. Cảm giác đó thật tuyệt diệu!

Tuy nói rằng tam cá nguyệt thứ hai là khoảng thời gian tuyệt vời nhất cho các mẹ bầu, một số triệu chứng khó ưa vẫn thường xuyên làm phiền mẹ. Chẳng hạn, sự thay đổi hormone có thể khiến mẹ bị ngạt mũi. Đồng thời, sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể và mở rộng mạch máu trong khoang mũi có thể khiến mẹ bị chảy máu cam.

Mẹ bầu thường dễ bị ngạt mũi hoặc chảy máu cam vào giai đoạn thai nhi tuần 15

Bạn có thể đang trải qua cảm giác lo lắng về sức khỏe của thai nhi khi những đợt khám thai quan trọng đang đến. Nếu nằm trong nhóm phải tiến hành chọc ối, thời điểm thích hợp cho bước thăm dò này sẽ nằm trong khoảng từ tuần này đến tuần thứ 18.

Tuần thứ 15 là thời điểm tuyệt vời cho một chuyến đi lãng mạn của bạn và chồng. Đừng trì hoãn chuyến đi quá lâu vì trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai, mẹ có thể cảm thấy rất mệt mỏi và đau nhức, hoàn toàn không còn tâm trạng để đi đâu đó. Nếu mẹ không thể đi xa, hãy lên kế hoạch cho những hoạt động cả hai có thể cùng nhau tận hưởng bữa tối tại nhà hàng yêu thích hoặc cùng xem một bộ phim hay chẳng hạn.

Giai đoạn thai nhi 16 tuần là lúc bé phát triển nhanh và cần nhiều dinh dưỡng. Lúc này, bé đã nặng khoảng 140g. Mẹ bắt đầu cảm thấy mình nặng nề hơn , dễ đói hơn và di chuyển khó khăn hơn một chút.

Thai nhi 16 tuần có những thay đổi đặc biệt nào?

Bạn biết không, thai 16 tuần đang khởi động cho một cuộc bứt phá về cả chiều dài lẫn cân nặng đấy. Chỉ trong vài tuần nữa thôi, bé sẽ nặng gấp đôi và dài thêm hàng chục centimet!

Ngay lúc này, chân của bé cũng đã phát triển hơn, phần đầu ngẩng lên hơn so với những thời gian trước. Các mảng da đầu của bé đã bắt đầu cố định, nhưng có thể vẫn chưa thấy rõ tóc của bé. Lúc này, bé cũng đã bắt đầu hình thành các móng chân.

Rất, rất nhiều hoạt động khác đang diễn ra để giúp thai nhi duy trì tốc độ phát triển cần thiết. Chẳng hạn, trái tim rất nhỏ của thai nhi 16 tuần bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày. Lưu lượng này sẽ tăng dần cùng với sự phát triển của bé.

Lúc này, bé nặng khoảng 140 g và dài cỡ 13cm từ chóp đầu đến mông. Bé có thể xoay chuyển các khớp và tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển. Lúc này, xương của bé đang chuyển dần từ dạng sụn dẻo thành xương cứng.

thai nhi tuần 16: Bé có thể xoay chuyển các khớp và tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển

Tuần thứ 16 thường là một mốc khó quên với các mẹ bầu. Rất nhiều mẹ lần đầu tiên cảm nhận được sự chuyển động của con ở tuần này. Đó có thể chỉ là những âm thanh lèo xèo như sôi ruột, tiếng gõ bụp bụp vào thành bụng hay cảm giác bé đang búng tách tách ngay bên dưới làn da của mẹ. Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận thấy những chuyển động này khi ngồi im hoặc nằm xuống. Sở dĩ bạn phải chờ đến tận 16 tuần là vì ở thời điểm này, bé mới đủ lớn để tạo ra được chuyển động đủ mạnh.

thai nhi tuần 16 làm cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Khi mang thai 16 tuần, tử cung của mẹ đã to bằng một quả dưa lưới nhỏ, đỉnh tử cung đã gần chạm tới rốn. Mẹ sẽ được đo chiều dài tử cung trong mỗi lần khám thai. Đây cũng là một trong những thông số quan trọng để bác sỹ xác định thai phát triển bình thường hay không. Cùng với sự mở rộng của tử cung, mẹ cũng sẽ nhận thấy áp lực của bụng dưới chèn lên vùng xương chậu của mình.

Với vòng bụng lớn và nặng nề hơn, mẹ có thể thấy mình dễ mất thăng bằng. Mẹ nên cẩn trọng khi di chuyển, mang những đôi giày thấp gót và đế không trơn trượt để giảm nguy cơ ngã vì trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai, chấn thương vùng bụng có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Nếu đi xe hơi, mẹ nhớ thắt dây an toàn bên dưới bụng, vòng qua hông.

Bạn có thể thấy mắt của mình bị khô hơn. Nên dùng nước nhỏ chống khô mắt loại không cần kê đơn. Nếu kính áp tròng trở nên khó chịu, thử giảm thời gian dùng chúng hoặc chuyển sang dùng kính thường đến sau khi sinh bé.

thai nhi tuần 16 phát triển nhanh và cần nhiều dinh dưỡng. Đó là lý do bạn sẽ mau cảm thấy đói. Tốt nhất, nên chuẩn bị nhiều đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng cho bà bầu, đồng thời lên sẵn thực đơn hàng ngày để đảm bảo mình ăn đủ chất. Bạn cũng nên bổ sung thêm canxi dạng viên uống hoặc uống thêm sữa để hỗ trợ cho sự phát triển xương của bé.

thai nhi tuần 16 phát triển rất nhanh, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ canxi và dinh dưỡng

Kinh nghiệm của một bà mẹ: “Tôi lên một danh sách các nhóm thức ăn cơ bản và dán vào tủ lạnh. Vào cuối ngày, tôi kiểm tra lại mình đã ăn những gì. Sau đó, tôi ăn món nào đó cho bữa khuya để có thể bổ sung vào bất kỳ mục còn thiếu nào  như sữa chua hoặc một ly kem nếu cần thêm sữa, hoặc cam nếu cần thêm trái cây”, Thanh Nguyên, Gò Vấp, TP.HCM chia sẻ.

Tuần thứ 16 cũng là thời gian thích hợp để bạn đi khám thai. Hãy ghi sẵn những câu hỏi mà bạn cần bác sỹ giải đáp để không bỏ sót. Đồng thời, đừng quên lưu lại những tấm hình siêu âm của con nhé. Đây sẽ là những hình ảnh rất quý giá để dành tặng con khi bé lớn lên đấy.

Giai đoạn thai nhi tuần 17, mẹ nên thực hiện siêu âm giữa thai kỳ để an tâm về sự phát triển của bé. Đồng thời, hệ tim mạch của mẹ cũng đang có những điều chỉnh lớn để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi tuần 17

thai nhi tuần 17 đã nặng khoảng 200g. Từ đầu đến mông bé dài 14cm, bằng cỡ củ hành tây. Bé liên tục co duỗi tay chân và mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những cử động ngày càng nhiều trong vài tuần tới. Mạch máu của bé hiện rõ dưới lớp da mỏng, đôi tai lúc này đã ở đúng vị trí tuy có hướng ra ngoài đầu một chút. Một lớp chất béo bảo vệ đang bắt đầu hình thành xung quanh các dây thần kinh của bé, quá trình này sẽ tiếp tục trong một năm sau khi bé chào đời.

Nếu đây là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra, nhưng đôi khi tư thế nằm của bé có thể che khuất bộ phận này khi siêu âm.

Xương của thai nhi tuần 17 đã cứng cáp hơn, bé cần nhiều canxi hơn

Với chiều dài 14 cm và cân nặng khoảng 200 gram, thai nhi to gần bằng một củ hành tây

thai nhi tuần 17 làm cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Mẹ có thể thấy liên tục thèm ăn trong thời điểm này. Nên chọn những bữa ăn chính và nhẹ giàu dinh dưỡng cho bà bầu thay vì loại thực phẩm không chứa calo như khoai tây chiên, kẹo hoặc các chất ngọt.

Hệ tim mạch của mẹ đang có những thay đổi mạnh mẽ. Trong giai đoạn giữa thai kỳ này, huyết áp có thể thấp hơn bình thường. Thay đổi quá nhanh từ một tư thế nằm hoặc ngồi sẽ dễ khiến mẹ chóng mặt.

Từ bây giờ, tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng một bên hoặc ít nhất là nghiêng một phần. Vì khi nằm ngửa hoàn toàn, tử cung có thể đè lên tĩnh mạch chính, làm giảm lượng máu chảy về tim. Thử đặt một cái gối dưới lưng hoặc hông hoặc chân cao hơn để thấy dễ chịu. Nhớ chọn mua những bộ quần áo rộng rãi và thoải mái từ giờ.

Giai đoạn thai nhi tuần 17, tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng một bên hoặc ít nhất là nghiêng một phần

Nếu mẹ vẫn chưa siêu âm giữa thai kỳ, hãy thực hiện để giúp bác sĩ kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi tuần 17, dò các dị tật bẩm sinh nhất định, kiểm tra nhau thai và dây rốn, xác định lại ngày dự sinh và xem mình đang mang thai bao nhiêu bé. Trong lúc siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy bé xoay chuyển hoặc mút ngón tay. Hãy để bố đi cùng và nhớ yêu cầu in một tấm hình dành cho album ảnh của bé.

Lời khuyên từ mẹ có kinh nghiệm: Để tăng cường năng lượng vào buổi chiều, mẹ hãy tìm một chỗ để nghỉ trưa trong 15 đến 20 phút . Chợp mắt một chút vào buổi trưa, bạn sẽ thoải mái hơn khi làm việc vào buổi chiều.

Gợi ý cho tuần này:

Tìm các lớp hướng dẫn vượt cạn. Các lớp học tốt và phổ biến nhất thường đủ số học viên nhanh chóng nên bạn cần tìm kiếm sớm. Các lớp học có cách tiếp cận hơi khác nhau. Một số kéo dài vài tuần, số khác chỉ trong một ngày. Thử tìm gợi ý từ bác sĩ hoặc những người bạn hay những diễn đàn trên mạng dành cho mẹ sắp sinh nhé.

Giai đoạn thai nhi tuần 18 là lúc bé bùng nổ phát triển các giác quan. Mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau tức vùng bụng dưới. Sự gia tăng một số hormone trong cơ thể cũng làm sắc tố da của mẹ thay đổi.

thai nhi tuần 18 phát triển như thế nào?

Trong bụng mẹ, con đang  bận rộn với một trò chơi mới, đó là gập chân và tay. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những chuyển động này trong thời gian tới. Xuyên qua làn da còn trong suốt, những mạch máu của con dễ dàng được nhìn thấy. Đa số các bé ở tuần thai này đã máy & mẹ có thể cảm nhận được khá rõ hơn ở tuần thai thứ 16.

thai nhi tuần 18 đã biết máy và gập chân tay

Tuần này, tai con đã ở vào đúng vị trí như lúc được sinh ra. thai nhi tuần 18, các lớp bảo vệ đang được hình thành quanh các dây thần kinh. Bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vậy nên đừng ngại khi đọc lớn, nói chuyện với bé hoặc hát những giai điệu hạnh phúc khi mẹ muốn.

thai nhi tuần 18 nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm từ đầu đến mông. Tay chân của bé đã cân đối với nhau và với cơ thể. Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của bé để ngăn da bé bị ngấm nước ối.

Mẹ bầu có những thay đổi gì vào giai đoạn thai nhi tuần 18?

Mẹ nghĩ là mình đã rất nặng nề rồi? Chưa đâu mẹ ơi, những tuần tới đây mẹ sẽ còn tăng cân nhanh hơn nữa đấy.

  • Kết quả là những cơn đau tức ở vùng bụng dưới hoặc những cơn đau nhói ngắn sẽ thỉnh thoảng xuất hiện ở một hoặc hai bên hông nhất là khi mẹ đổi tư thế hoặc sau một ngày vận động nhiều. Đây có thể là hiện tượng đau dây chằng nâng đỡ tử cung do dây chằng bị kéo giãn để thích ứng với trọng lượng tăng lên của bé. Không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài ngay cả khi mẹ đang nghỉ ngơi, hãy đến gặp bác sĩ.
thai nhi tuần 18 – những cơn đau tức ở vùng bụng dưới hoặc những cơn đau nhói ngắn sẽ thỉnh thoảng xuất hiện ở một hoặc hai bên hông
  • Mẹ cũng có thể nhận thấy lòng bàn tay trở nên đỏ hơn. Bạn không phải lo lắng vì đó là do lượng estrogen tăng. Mẹ cũng có thể có các vệt da tối màu gây ra bởi một sự gia tăng sắc tố tạm thời. Khi các vệt tối xuất hiện trên môi trên, má và trán, chúng được gọi là chloasma.
  • Mẹ có thể nhận thấy nhũ hoa, vết tàn nhang, vết sẹo, nách, bên trong đùi và âm hộ đều có thể trở nên thâm hơn. Một vệt tối màu kéo dài từ rốn đến xương mu đã xuất hiện như thể chia bụng mẹ ra làm đôi vậy. Đừng quá lo buồn, mẹ nhé, những mảng tối màu có thể nhạt dần trong thời ngắn sau khi sinh.
  • Trong lúc này, cần tránh ánh nắng mặt trời làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Mẹ nên mặc áo khoác, đội mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng khi bạn ra ngoài. Bạn cũng có thể trang điểm nhẹ để che đi các đốm trên da mặt.

Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm: Để giảm đau cơ, hãy thử massage nhẹ nhàng vùng cơ bụng hoặc chườm ấm khi đau.

Mẹ mang thai 18 tuần nên ăn gì?

Ở tuần thai thứ 18, khi các cơn ốm nghén đã “hạ nhiệt”, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đa dạng gồm nhiều carbohydrate, các loại trái cây và rau củ quả, protein và các thực phẩm từ sữa, chất béo lành mạnh, đường, mật ong.

Bổ sung thêm cá hồi trong thực đơn vì đây là loại cá chứa nhiều a-xít béo omega-3. Dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của não và mắt của thai nhi tuần 18. Ngoài ra, đừng bỏ các loại thức uống từ trái cây tươi vì đó là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, cũng là một cách rất tốt để cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu.

thai nhi tuần 18 cần xét nghiệm gì?

Tuần thứ 18-20 của thai kỳ mẹ cần tiến hành siêu âm đầu dò ngả âm đạo. Kỹ thuật này nhằm kiểm tra tình trạng của tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường nếu có. Các mẹ trên 35 tuổi thường được khuyên tiến hành chọc ối để kiểm tra chính xác.

Gợi ý cho tuần này:

Khi thai 18 tuần tuổi cũng là thời điểm mẹ bầu nên bắt đầu nghĩ đến việc tìm người hỗ trợ bạn sau khi sinh. Mẹ có thể nhờ gia đình hai bên nội ngoại hoặc tìm bảo mẫu. Lưu ý, đối với bảo mẫu, mẹ nên gặp trực tiếp để tìm hiểu tính cách, có một đánh giá sơ bộ về kinh nghiệm và quan trọng không kém là đảm bảo họ có đủ sức khỏe để chăm sóc bé.

Kyna for Kids sưu tầm và biên tập

Giai đoạn thai nhi tuần 19 là lúc mẹ đã trải qua nửa chặng đường của quá trình mang thai! Trong tuần này, hệ tiêu hóa của bé đang trải qua những bước phát triển nổi bật.

Sự phát triển của thai nhi tuần 19

thai nhi tuần 19 nặng chừng 300g. Từ đầu đến mông bé dài khoảng 16,5cm, hoặc 25,5cm nếu tính từ đầu đến gót chân, bằng cỡ một trái xoài. Trong 20 tuần thai đầu, do chân của bé co vào trước thân nên chiều dài của bé được đo từ đầu đến mông. Sau 20 tuần, bé sẽ được đo độ dài từ đầu đến ngón chân.

thai nhi tuần 19 nặng tầm 300g

Bé bắt đầu biết nuốt vào nhiều nước ối hơn, điều này tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Bé cũng thải ra phân su. Chất dính màu đen này sẽ tích tụ trong ruột của bé trong quá trình phát triển của thai kỳ và sẽ được thải ra ngoài cơ thể trong vòng 1-2 ngày sau khi sinh. Cũng có một số trẻ sơ sinh khác thải phân su trong bụng mẹ hoặc trong quá trình chào đời.

Giai đoạn thai nhi tuần 19, cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Chúc mừng mẹ đã qua nửa chặng đường của quá trình mang thai! Chóp tử cung lúc này nằm ở khoảng rốn và mẹ đã tăng khoảng 4,5kg.  Với sự phát triển của thai nhi, mẹ cũng chuẩn bị tinh thần để tăng khoảng nửa kg mỗi tuần trong thời gian tới nhé. Nếu trước khi mang thai, mẹ vốn là người thiếu cân thì sẽ cần phải tăng trọng lượng nhiều hơn, ngược lại, nếu đã thừa cân từ trước thì mẹ chỉ cần tăng một ít cân nặng thôi.

Mẹ cũng cần hấp thụ đủ lượng sắt, khoáng chất cơ bản dùng để tạo ra hemoglobin, thành phần trong hồng cầu chuyển oxy đến tế bào. Điều này rất quan trọng đối với cả mẹ và bé.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể cần nhiều sắt hơn để đáp ứng lượng máu tăng thêm, cũng như bổ trợ cho quá trình phát triển của bé và nhau thai. Thịt đỏ là một trong những nguồn sắt tốt nhất cho các mẹ bầu và thai nhi tuần 19. Thịt gia cầm, nhất là loại sẫm màu cũng có chứa sắt. Một số nguồn sắt khác mà mẹ có thể đưa vào bữa ăn của mình bao gồm các loại cây họ đậu, các sản phẩm từ đậu nành, rau bina, nước ép mận, nho khô và ngũ cốc bổ sung chất sắt.

Bổ sung chất sắt là rất cần thiết cho mẹ và thai nhi tuần 19

Mẹ bầu nên làm gì trong giai đoạn thai nhi tuần 19?

1. Đăng ký một lớp học tiền sản, nhất là khi mang thai lần đầu. Một lớp học tổ chức tốt sẽ giúp cả mẹ và bố chuẩn bị cho những khó khăn khi vượt cạn. Mẹ có thể hỏi thăm bạn bè, người thân hoặc bác sĩ về các lớp học đó.

2. Tự tận hưởng những điều thú vị. Mẹ đã trải qua nửa thai kỳ, có thể tự thưởng cho bản thân với một số gợi ý tham khảo sau nhé:

  •  Nến thơm, một bộ đồ ngủ mới thoải mái, hoặc đi massage cho bà bầu để thư giãn.
  •  Lưu giữ kỷ niệm bằng những hình ảnh khi mang thai, hoặc chuẩn bị khung hình cho bé con sắp chào đời. Lúc này, mẹ có thể dùng những hình chụp siêu âm của bé.
  • Hãy thử trang điểm, tạo kiểu tóc và thưởng cho mình một phụ kiện hoặc trang phục khiến bạn thật tự tin với vẻ gợi cảm và nữ tính của mình

thai nhi tuần 20 đã có lông mày, mi mắt, móng tay, bộ phận sinh dục. Lúc này, bé đã có những chuyển động đạp rõ ràng. Mẹ vẫn đang trong giai đoạn thoải mái nhất của quá trình mang thai nhưng cũng cần lưu ý những biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch.

thai nhi tuần 20 phát triển như thế nào?

  • Bé bây giờ đã nặng khoảng 340g và dài khoảng 27cm. Lông mày và mi mắt đã bắt đầu xuất hiện. Nếu là bé gái, âm đạo của bé cũng được hình thành.
  • Bé phát triển nhanh hơn nhiều và bạn sẽ cảm nhận được những cú hích nhẹ của bé trong tuần này. Rồi thi thoảng bé ngậm ngón tay cái, nắm chặt dây rốn của mình, hay tập luyện phản xạ nắm bắt và thậm chí là nấc cục nữa.
  • thai nhi tuần 20 phát triển lớp mỡ dưới da dày hơn, vì thế da bé trông không còn “trong suốt” như cách đây vài tuần. Nên nhớ bạn không cần ăn thêm quá nhiều trong thời gian này.
  • Bé con của bạn giờ đã có móng tay nhỏ xíu. Nếu là bé gái, tử cung và âm đạo của bé giờ đã được định vị và đang phát triển. Nếu là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu. Do tác động của nội tiết tố sinh sản, khi vừa lọt lòng, bộ phận sinh dục của nhiều trẻ sơ sinh sẽ to hơn. Tuy nhiên, sau vài tuần, bộ phận sinh dục của bé sẽ dần về lại kích thước bình thường.
thai nhi tuần 20 đã có lông mày, mi mắt, móng tay, bộ phận sinh dục

thai nhi tuần 20 làm cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Mẹ sẽ cảm thấy khá thoải mái vì vẫn chưa quá nặng nề và hầu hết những khó chịu ở giai đoạn đầu của thai kỳ đã qua. Hãy tranh thủ thư giãn và tận hưởng trước khi giai đoạn cuối của thai kỳ đến gần, mẹ nhé!

Thỉnh thoảng thai nhi tuần 20 vẫn có thể khiến mẹ gặp vài sự cố nho nhỏ, chẳng hạn những thức ăn nhiều dầu có thể gây ra mụn. Hãy thường xuyên rửa mặt kỹ với xà phòng dạng nhẹ hoặc sữa rửa mặt mỗi ngày. Đảm bảo những loại kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm mẹ đang sử dụng không chứa dầu. Đặc biệt, mẹ cũng không nên bôi thuốc trị mụn ngoài da mà không có ý kiến bác sĩ.

Lúc này mẹ cũng dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Sự phát triển của thai nhi càng tăng tốc, càng có sự gia tăng áp lực lên các mạch máu ở chân mẹ, đồng thời mức progesterone cao càng làm tình trạng xấu đi. Mẹ có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch nếu tình trạng này đã từng xảy ra với các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời, tình trạng có thể tệ hơn trong những lần mang thai tiếp theo và khi mẹ đã có tuổi.

Giai đoạn thai nhi tuần 12, mẹ nên tập thể dục mỗi ngày

Để giúp tránh hoặc giảm chứng giảm tĩnh mạch, nên tập thể dục mỗi ngày, kê cao chân và bàn chân những lúc có thể, nằm ngủ nghiêng bên trái và đeo tất dài dành cho thai phụ.

Gợi ý cho tuần này:

Tạo danh sách quà cho bé. Ngay cả khi bạn không thích ý tưởng yêu cầu những món quà đặc biệt cho bé, gia đình và bạn bè sẽ sớm hỏi mẹ cần hoặc muốn những gì. Nếu chuẩn bị một danh sách quà tặng, mẹ sẽ biết chính xác món gì để nói với mọi người. Hai lỗi thông thường cần tránh khi tạo danh sách quà tặng:

  • Quà quần áo. Mẹ không cần lo lắng nhiều hay đưa quần áo vào danh sách quà tặng vì đây là món quà phổ biến nhất, mọi người thường rất thích mua quần áo trẻ em, và họ thường chọn những thứ trông thật xinh xắn.
  • Ngại những món đồ lớn hoặc đắt tiền? Đừng lo là mẹ có vẻ tham lam khi đề cập đến những món quà giá trị trong danh sách quà tặng. Những vị khách thích cùng nhau đến thăm trẻ con, và góp chung những món quà giá trị, cứ để họ tự làm theo ý mình.

Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm:
Mua đồ cũ có thể giúp mẹ tiết kiệm đáng kể cho đồ dùng trẻ con, đồ nội thất cho bé và đồ chơi một vài tháng trước khi bé chào đời. Ngoài ra, nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã từng có con nhỏ, hãy ngỏ ý mua lại những đồ dùng cũ. Nhiều món đồ cũ trông vẫn mới tinh đấy!”

Thai nhi tuần 21 đã nặng gần 450g với các đường nét trên khuôn mặt như môi, mắt, lông mày đã trở nên rõ ràng hơn. Mẹ cũng cần để ý vì những vết rạn da khi mang thai bắt đầu xuất hiện rồi đấy!

Sự phát triển của thai nhi tuần 21

  • Từ tuần thứ 21 của quá trình mang thai, với kích thước khoảng 28cm và nặng gần 450g, bé đang bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh. Môi, mí mắt và lông mày của bé đã trở nên rõ ràng hơn và bé thậm chí phát triển những chồi răng tí hon bên dưới lợi. Đôi mắt của bé đã hình thành nhưng tròng mắt vẫn thiếu sắc tố.
  • Em bé của bạn đang bắt đầu hình thành một chất quan trọng trong phổi, đó là surfactant – một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng. Nếu người mẹ chuyển dạ sớm, thì cần được tiêm steroid để hỗ trợ cung cấp chất surfactant cho bé.
  • Trong tuần này, qua hình ảnh siêu âm có thể nhìn thấy các khoang tim và những mạch máu chính của tim bé. Mặc dù còn rất nhỏ, nhưng những cơ quan chính này sẽ phát triển cùng với các bộ phận khác của cơ thể bé.
  • Bé yêu của bạn đã có thể nghe được. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện chức năng và sẽ phản ứng nếu có tiếng ồn lớn đột ngột. Tiếng chó sủa, tiếng đóng sầm cửa, tiếng khởi động xe sẽ khiến bé giật mình đạp mạnh. Xương của bé cũng dần cứng cáp hơn, do đó bạn nhớ uống canxi đầy đủ hàng ngày.
  • thai nhi tuần 21 đã có thể cử động được tất cả các cơ và thậm chí còn có nhiều động tác khác. Bạn sẽ có cảm giác rằng bé ngày càng mạnh hơn và không còn chỉ máy nhẹ như trước đó nữa, khiến bạn tự hỏi không biết có vấn đề gì không. Tuy nhiên, tuần này thì bạn không cần phải lo lắng.
thai nhi tuần 21 – các cơ quan đã được hình thành rõ hơn

thai nhi tuần 21 làm cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Lúc này, mẹ có thể thấy bụng mình nhô cao khiến nhiều người quan tâm chú ý. Đừng ngại nói nếu mẹ không muốn bị đụng chạm nhé. Nếu có ai nói là bụng trông có vẻ hơi nhỏ hoặc lớn so với giai đoạn thai nhi tuần 21, mẹ hãy nhớ rằng sự phát triển của thai nhi không có một mẫu số chung. Quan trọng là trong quá trình mang thai mẹ cần thăm khám thường xuyên để chắc chắn sự phát triển của bé theo đúng lộ trình.

Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy những vết rạn da trên bụng do da bụng giãn ra để điều chỉnh với kích thước bé đang lớn dần. Ít nhất có một nửa số phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này. Các vệt rạn da này có màu từ hồng đến nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của mẹ bầu. Rạn da xảy ra phổ biến nhất ở bụng và cũng có thể xuất hiện ở mông, đùi, hông và ngực. Tuy không có bằng chứng nào cho thấy sữa dưỡng có thể giúp tránh rạn da, nhưng dưỡng ẩm cho da có thể giúp mẹ giảm ngứa.

thai nhi tuần 21 có thể làm mẹ bị rạn da bụng

Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 21

Hãy viết ra giấy những điều mẹ cảm nhận trong quá trình mang thai: Nhật ký phát triển của bé; Những ước mong và tình cảm bạn gửi gắm vào con. Nhật ký là một cách tuyệt vời để lưu giữ lại những kỷ niệm, cảm xúc và hơn thế, mẹ có thể chia sẻ điều này với mọi người và để dành cho bé xem khi đã lớn.

Xem lại kích thước nhẫn. Những ngón tay sẽ thường bị sưng khi thai phát triển. Nếu cảm thấy nhẫn của mình hơi chật, mẹ hãy giải thoát cho mình bằng cách tháo ra trước khi quá trễ. Nếu đó là nhẫn cưới, mẹ có thể dùng nhẫn để thay cho mặt dây chuyền, rất thời trang mà không làm rơi mất.

 

thai nhi tuần 22 đã trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh và những di chuyển của bên ngoài. Mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển động rõ ràng của bé, cơ thể mẹ thời gian tới có thể gặp tình trạng phù nề tại chân do trữ nước.

thai nhi tuần 22 có những biến đổi gì?

Tuần thai thứ 22, nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển, bé đã có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ. Thế nên, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội “khiêu vũ” cùng bé, hãy bật nhạc lên và lắc lư nhẹ nhàng, bé sẽ cảm nhận được điệu nhảy của mẹ đấy!

thai nhi tuần 22 đã dài hơn 28cm và nặng hơn 450g, bằng kích cỡ của một trái đu đủ nhỏ. Mẹ bầu có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời.

thai nhi tuần 22 đã to bằng một trái đu đủ và đã có thể cảm nhận những âm thanh bên ngoài bụng mẹ

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 22?

Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới, nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực. Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có thể gây sưng, hay còn gọi là phù chân khi mang thai.

Giai đoạn thai nhi tuần 22, cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé, đó cũng là lý do khiến mẹ sẽ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước, và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.

Mẹ cũng nên ưu tiên thời gian buổi sáng cho việc tập thể dục thường xuyên để tăng lưu thông máu, đi những đôi giày rộng rãi thoải mái. Mẹ cũng cần uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước gây phù chân khi mang thai, đừng vì thấy chân hơi phù nề mà giảm uống nước nhé.

Phù chân – hiện tượng thường gặp trong giai đoạn thai nhi tuần 22

Đặc biệt lưu ý, tình trạng phù chân quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn chân, mắt cá, sưng hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh mắt, mẹ hãy đến gặp bác sĩ.

Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 21

Viết thư cho bé. Đây sẽ là kỷ niệm quý giữa bạn và bé trong những năm sau. Mẹ hãy dành tâm huyết để thực hiện nhé. Một vài gợi ý cho mẹ:

  • Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn trong bụng mình.
  • Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.
  • Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.
  • Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ về một người mẹ tốt.

Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.

Thai nhi tuần 23 có não và gai vị giác phát triển nhanh chóng, các mạch máu trong phổi đang được hình thành. Đây cũng là thời điểm mẹ nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

thai nhi tuần 23 có những biến đổi gì?

Tuần thứ 23 trong thai kỳ, bé vẫn đang phát triển đều đặn, đạt chiều dài 30cm và nặng khoảng 600g, cỡ một quả bưởi chùm. Bé tăng thêm khoảng 110 g so với tuần trước. Cơ thể của bé đang phát triển cân đối và bé sẽ bắt đầu đầy đặn lên.

Não và các gai vị giác của bé phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi của bé đang hình thành các “nhánh” của “cây” hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant, một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Da của bé vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ sớm xảy ra sự thay đổi.

thai nhi tuần 23 – phổi của bé đang hình thành các “nhánh” của “cây” hô hấp

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 23?

Trong vài tuần qua, phần chóp tử cung đã vượt cao hơn rốn và hiện có kích thước của một quả bóng đá. Hầu hết các thai phụ thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT trong khoảng thời gian từ lúc này đến khi thai được 28 tuần. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra “tiểu đường thai kỳ”,  tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang thai.

Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh khó hoặc phải mổ lấy thai do bé sẽ phát triển quá lớn, nhất là ở phần trên cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng ở trẻ như hạ đường huyết ngay sau sinh. Kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không có nghĩa là đường huyết của mẹ cao và sẽ cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose GTT sau đó để khẳng định chắc chắn.

Giai đoạn thai nhi tuần 23 – cần thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 23

Thực hiện các kế hoạch cải thiện nhà cửa. Giai đoạn thai nhi tuần 23, bố mẹ hãy xem xét việc sắp đặt trong nhà trước khi bé chào đời. Hãy để bố thực hiện các công việc này vì mẹ không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc lên xuống cầu thang nhiều. Tham khảo một số việc mẹ có thể lên danh sách nhé:

  • Chuẩn bị phòng cho bé, chọn màu sơn, giấy dán tường, treo rèm, chùm trang trí, lắp các vật dụng mới.
  • Sửa chữa hoặc tháo bỏ những đồ vật, thiết bị hư gãy.
  • Lắp đặt hoặc kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, thiết lập đường thoát hiểm khi có hỏa hoạn.

Thai nhi tuần 24 bắt đầu tích mỡ và dần căng da, bé cũng mọc tóc nhiều hơn. Giai đoạn này mẹ cần chú ý vận động với cường độ hợp lý và dành nhiều thời gian để gắn kết với bố cả về thể chất và tình cảm.

thai nhi tuần 24 có những biến đổi gì?

  • Ở tuần thứ 24 của thai kỳ, từ đầu đến gót chân bé lúc này dài khoảng 34cm. Trọng lượng của bé khoảng 680g. Bé không còn gầy nữa mà đã bắt đầu tích mỡ, vì thế, làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn. Bé cũng mọc tóc nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.
  • Mắt bé bắt đầu mở ra và các mí mắt không còn dính vào nhau nữa. Bé sẽ học cách mở và nhắm mắt, chớp mắt, và sẽ tiếp tục luyện tập tập trung điểm nhìn trong vài tháng còn lại trước khi ra đời. Nhiều ông bố bà mẹ quá đỗi ngạc nhiên khi em bé mở to mắt nhìn thẳng vào họ ngay khi mới chào đời. Nhiều em bé thậm chí dường như chẳng chớp mắt mà cứ thế chằm chằm nhìn vào mặt ba mẹ. Bạn hãy nhớ chuẩn bị sẵn máy quay phim để ghi lại giây phút đặc biệt này nhé.
  • Nhiều cử động của em bé được hình thành từ tuần này cho đến tuần thứ 30. Khối lượng nước ối được sản sinh trong thời gian này không nhiều như cách đây mấy tuần. Em bé đã lớn hơn, mà lại không có lượng nước ối lớn làm lớp đệm dày, thế nên bạn sẽ cảm giác rất rõ những cú đạp và những cái duỗi người trong bụng mình đấy.
  • Giai đoạn thai nhi tuần 24, bé đã có những khoảng nghỉ ngơi và hoạt động xen kẽ nhau, và cách thức cũng như “lịch” vận động của bé đã dần trở nên quen thuộc hơn với bạn. Một số bà mẹ nhận ra rằng em bé rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm – đủ để đánh thức mẹ bé cho dù đang ngủ sâu. Ngoài ra, em bé thường cựa quậy một hồi sau khi mẹ ăn đồ ngọt, hoặc khi nghe tiếng của bố, hay khi có một tiếng động bất thình lình nào đó.
thai nhi tuần 24 rất tích cực cựa quậy lúc nửa đêm

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 24?

Bé không phải người duy nhất trong nhà đang mọc thêm tóc mỗi ngày vì tóc của mẹ cũng dày và bóng hơn bao giờ hết. Không phải do tóc mọc thêm mà bởi sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến tóc ít rụng hơn bình thường. Mẹ hãy tận hưởng mái tóc dày óng ả này đi nhé vì lượng tóc thêm này sẽ rụng bớt sau khi sinh con.

thai nhi tuần 24 cũng làm mẹ bầu cũng thấy mình không thể di chuyển dễ dàng như trước đây. Tuy vậy, việc duy trì tập thể dục sẽ không ảnh hưởng gì trừ khi bác sĩ khuyến cáo, nhưng cần tuân theo một vài quy tắc an toàn: Đừng tập khi đang cảm thấy mệt mỏi quá mức và dừng lại nếu cảm thấy đau, chóng mặt, khó thở.

Không nằm ngửa, tránh những môn thể thao có va chạm cũng như bất kỳ bài tập nào khiến mẹ dễ mất thăng bằng. Nên uống nhiều nước, dành thời gian cho cả hai giai đoạn khởi động và thả lỏng.

Giai đoạn thai nhi tuần 24 – mẹ bầu nên uống nhiều nước và tập thể dục

Khi kiểm tra đường huyết ở tuần thứ 24-28,  bác sĩ có thể sẽ lấy thêm một ống máu để xét nghiệm xem mẹ có bị thiếu máu không. Nếu xét nghiệm máu cho thấy mẹ bị chứng thiếu sắt, một trong những dạng phổ biến nhất của thiếu máu, bác sĩ có thể sẽ đề nghị  uống bổ sung sắt.

Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 24

Dành nhiều thời gian hơn cho bố. Ghi lại tất cả những điểm bạn yêu thích của bố, cho bố biết lý do mẹ nghĩ bố sẽ là người cha tuyệt vời, hoặc chỉ cần nắm tay cùng nhau đi dạo. Dành thời gian để gần gũi với nhau về thể chất lẫn tình cảm, trân trọng những gì đã gắn kết và khiến hai người yêu thương nhau. Thử làm điều gì đó ít nhất một lần/tuần để chứng minh tầm quan trọng của bố, mẹ nhé.

thai nhi tuần 25 sẽ bắt đầu bài tập hít thở một lượng nhỏ nước ối. Cơ thể mẹ mệt mỏi hơn và di chuyển cũng nặng nề. Mẹ cần chú ý theo dõi bản thân kỹ để phát hiện triệu chứng của tiền sản giật.

thai nhi tuần 25 phát triển thế nào?

Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé có thể nghe thấy giọng nói của ba mẹ.

Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này cũng là bài thực hành tốt chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít không khí lần đầu tiên.

Cơ thể thai nhi tuần 25 tiếp tục tích mỡ. Sự phát triển của bé vè chiều cao và cân nặng tăng nhẹ. Lúc này bé nặng khoảng 750g và dài 35cm từ đầu đến gót chân. Nếu là bé trai, trong khoảng 2-3 ngày tinh hoàn của bé di chuyển dần vào bìu.

thai nhi tuần 25 – mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao vào giai đoạn thai nhi tuần 25?

Giai đoạn này, nhiều mẹ sẽ tìm các lớp tiền sản để học cách chuẩn bị hoàn hảo cho việc sinh nở. Bên cạnh đó, mẹ bầu vẫn tiếp tục nhịp sinh hoạt mỗi ngày: Đi làm, thể dục và nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa… Tuy nhiên, bên cạnh tất cả những điều này, hãy nhớ ăn uống đủ và nghỉ ngơi nhiều nhé.

Khoảng thời gian này, thai nhi tuần 25 có thể làm huyết áp mẹ tăng nhẹ, mặc dù vậy, vẫn có thể thấp hơn so với trước lúc có thai. Thông thường, huyết áp giảm vào cuối giai đoạn đầu thai kỳ, và đạt mức thấp nhất ở khoảng tuần thứ 22 đến 24.

Trong giai đoạn này, mẹ cần hết sức lưu ý những triệu chứng tiền sản giật. Đó là một rối loạn nghiêm trọng có biểu hiện đặc trưng là huyết áp cao và nồng độ protein cao trong nước tiểu, xuất hiện thường xuyên nhất sau 37 tuần mang thai, nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn, vì vậy hãy chú ý một số những dấu hiệu sau:

  • Nếu mẹ bị sưng mặt, sưng quanh mắt, đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá chân cũng sưng đột ngột quá mức hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 2kg trong một tuần, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Gặp bác sĩ ngay nếu mẹ bị tiền sản giật nghiêm trọng hơn với các triệu chứng khác như đau đầu nặng hoặc kéo dài, thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn một hóa hai, nhìn thấy các đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời, đau hoặc sưng dữ dội ở vùng bụng trên, hoặc nôn mửa.
Trong giai đoạn thai nhi tuần 25, mẹ cần hết sức lưu ý những triệu chứng tiền sản giật

Nếu gần đây phần lưng dưới của mẹ hơi đau nhức, đó là do sự phát triển của thai nhi làm tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể, kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng và có thể chèn ép lên dây thần kinh cộng thêm nội tiết tố thay đổi làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng. Thêm vào đó, trọng lượng tăng thêm khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn và áp lực lên các khớp xương tăng, khiến mẹ thấy tệ hơn vào cuối ngày.

Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài, nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng/lạnh để giảm đau.

Để thư giãn và giảm đau nhức bàn chân, mẹ hãy thử ngâm chân trong một chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm.

Gợi ý cho giai đoạn thai nhi tuần 25

Thảo luận về một số vấn đề cá nhân. Mẹ có muốn con trai của mình được cắt bao quy đầu? Có nghi thức tôn giáo nào được tiến hành sau khi con sinh ra không? Mẹ muốn ở nhà với bé toàn thời gian hay vẫn đi làm? Đây chỉ là một vài ví dụ về những quyết định lớn mà bố mẹ nên thảo luận ngay bây giờ. Ngay cả khi mẹ nghĩ rằng cả hai đồng ý với nhau, tốt nhất là chia sẻ ý kiến cởi mở để tránh những hiểu lầm và tổn thương.

Thai nhi tuần 26 – Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc, mẹ bắt đầu thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Bé lúc này đã nặng khoảng 900g, bé biết mở và nhắm mắt, ngủ và thức đều đặn, biết mút ngón tay.

Ở thai nhi tuần 26, bé nặng khoảng 900g (bằng cỡ một cây xà lách búp Mỹ) và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân.

Sự phát triển của thai nhi tuần 26 nặng bao nhiêu?

thai nhi tuần 26, bé nặng khoảng 900g (bằng cỡ một cây xà lách búp Mỹ) và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân. Với nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực.

Bé ngủ và thức đều đặn, biết mở và nhắm mắt, thậm chí mút ngón tay. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26, phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp của y tế.

Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên mẹ chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.

Cách dưỡng thai cho bà mẹ mang thai nhi tuần 26

Nếu mẹ đang lo lắng không biết mình có đang tăng cân nhiều hay ít, theo bảng chuẩn cân nặng của bà bầu thì khi mang thai nhi tuần 26 mẹ tăng bao nhiêu kg?

Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân bạn.

Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.

Lựa chọn cho mẹ khi muốn bổ sung vitamin C: Ngoài nước cam, mẹ cũng có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt vì chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.

Bé lúc này đã nặng khoảng 900g, bé biết mở và nhắm mắt, ngủ và thức đều đặn, biết mút ngón tay.

Gợi ý cho tuần thai nhi tuần 26

  • Nghĩ về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Nghe có vẻ xa vời vào lúc này nhưng cũng không là quá sớm để nghĩ đến chuyện kế hoạch hóa gia đình. Mẹ hãy cân nhắc về việc ngừa thai sau sinh trước khi bé chào đời. Một số biện pháp ngừa thai cần được tư vấn của bác sĩ và yêu cầu ký giấy đồng ý trước khi thực hiện như thắt ống dẫn trứng. Vì vậy, nếu mẹ muốn lựa chọn thực hiện các biện pháp này ngay sau khi sinh trong thời gian ở bệnh viện, nên thảo luận với bác sĩ từ sớm.
  • Đăng ký một lớp học cho con bú. Nếu đây là bé đầu lòng, mẹ hãy tham khảo bác sĩ, chuyên viên y tế, mẹ hoặc bạn bè để biết thêm thông tin hoặc tham dự các lớp hướng dẫn kỹ năng cho con bú nhé.

Thai nhi tuần 26 cũng là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 hay còn gọi là mang thai tháng thứ 7 nên mẹ có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai cho mình từ những người đã có kinh nghiệm hoặc bác sĩ dinh dưỡng để khỏe mẹ an thai.

Tuần thai nhi tuần 27 sẽ như thế nào?

Thai nhi tuần 27 tuổi, bạn bắt đầu cảm thấy sự thay đổi rõ ràng của vòng bụng, nó nhô dần về phía trước. Thậm chí nếu bụng của bạn không to lắm thì bạn cũng vẫn cảm nhận được tác động của việc mang thai lên cơ thể, cụ thể là đôi chân, bàng quang, bụng và cả não nữa. Nếu bạn lại đang có con nhỏ phải chăm sóc, bạn sẽ thấy khó khăn khi phải cúi xuống gần bé, hay lo lắng liệu bé có “đè” lên em mình khi ngồi trên bụng của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thai giáo cho mẹ bầu.

Bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tạo hóa kì diệu luôn tạo ra những cơ chế bảo vệ tại chỗ thai nhi khi đang nằm trong dạ con. Thật sự là từ tuần thai thứ 27, thai nhi dường như phản ứng lại những lực tác động mạnh từ bên ngoài bằng cách đạp thật nhanh. Một điều cần lưu ý là bắt đầu hình thành sự ganh tị giữa đứa con nhỏ của bạn với em, điều này sẽ càng rõ ràng hơn trong những năm tháng kế tiếp.

Quá trình tích tụ mỡ dưới da của bé vẫn đang tiếp diễn và nếu được sinh ra ở thời điểm này trông bé sẽ rất mỏng manh với tứ chi dài.

Đau lưng

thai nhi tuần 27 – Một trong những vùng cơ thể chịu tác động lớn nhất bởi sức nặng khi mang thai là lưng. Để cân bằng giữa trọng lượng cơ thể và vòng bụng đang nhô dần về phía trước, lưng bạn luôn ở trong trạng thái lắc lư. Thêm vào đó mỗi bước đi, chân bạn có khuynh hướng đi hai hàng làm cho dáng đi trở nên lạch bạch trong suốt thai kì. Đây là điều không thể tránh khỏi mặc dù có thể bạn không muốn nó xảy ra tí nào. Hãy thường xuyên theo dõi cân nặng, mang giày đế bằng, dành thời gian tập chuyển từ tư thế đứng bình thường hoặc nằm sang tư thế đứng thẳng lưng và thực hiện thêm một số bài tập tăng cường độ dẻo dai cho lưng. Chú ý đừng bỏ qua các vùng cơ bụng vì chúng cũng góp phần quan trọng nâng đỡ cho lưng trong quá trình mang thai.

Cơ kết nối vùng xương chậu

Đây là các cơ bụng nhưng chúng lại có kết nối đến vùng xương chậu. Khi thai nhi tuần 27 nguyên tắc tập các cơ này là cố gắng ấn mạnh các sợi cơ tại vị trí của chúng bằng một trong những ngón tay của bạn. Thử tưởng tượng những sợi cơ này là một chiếc đai làm nhiệm vụ nâng đỡ mọi cơ quan và mô thiết yếu trong vùng xương chậu như là: bàng quang, trực tràng, âm đạo, cổ tử cung và tử cung. Những chiếc “đai” này sẽ giữ cho các bộ phận trên ở vị trí thẳng đứng đồng thời nâng đỡ và cố định chúng luôn ở vị trí chính xác trong cơ thể. Ho và hắt xì hơi có thể tạo nên một lực kéo căng quá mức lên các cơ vùng xương chậu cho nên nếu bị cảm lạnh trong thai kì bạn nên đến gặp bác sĩ.

Những thay đổi về thể chất của thai nhi tuần 27

Thậm chí nếu bụng của bạn không to lắm thì bạn cũng vẫn cảm nhận được tác động của việc mang thai lên cơ thể
  • Chào mừng bạn bước vào thai nhi tuần 27. Bạn sẽ thấy một phần cơ thể mình trở nên phù hơn bởi vì máu trong cơ thể phải tuần hoàn nhiều hơn và thể tích của những chất dịch trong cơ thể cũng tăng lên. Chân, bàn chân thậm chí các ngón tay của bạn cũng trông to hơn bình thường. Bạn nên tháo nhẫn cưới trước khi chúng trở nên quá chật
  • Bạn có cảm thấy nóng trong người? Ba tháng cuối thai kì là khoảng thời gian người phụ nữ cảm nhận được những thay đổi thật sự của nhiệt độ cơ thể. Bạn sẽ thấy cơ thể nóng như có lửa trong người nên thường hạ nhiệt độ điều hòa xuống mức thấp nhất. Hãy tránh ăn cay, đồ uống có cồn và tránh cả bị áp lực nữa vì rõ ràng những áp lực tâm lí sẽ làm cho bạn cảm thấy nóng hơn mà thôi.
  • Bầu ngực sẽ ngày càng nặng và căng. Các tĩnh mạch giãn dài, trở nên rõ ràng dưới da và đầu ti tiếp tục sậm màu. Tất cả những thay đổi trên là cần thiết để bầu ngực tạo ra sữa. Ngoại trừ việc không sử dụng xà phòng khô và tránh gây dị ứng da, bạn không cần phải có sự chuẩn bị cho đầu ti để nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
  • Càng về cuối thai kì việc gập người lại sẽ ngày một khó nên có những việc bạn được khuyến khích làm ngay khi bắt đầu bước vào ba tháng cuối như cắt móng chân, cạo lông chân và mua cho mình các kiểu giày đế bằng. Trong vài tuần kế tiếp bạn sẽ thấy đau mỗi khi gập người đến nỗi bạn sẽ chẳng bao giờ muốn làm lại động tác ấy.

Những thay đổi về tâm lí của thai nhi tuần 27

  • Nếu bạn đã từng sinh non trước đây thì lẽ hiển nhiên thai nhi tuần 27 là thời điểm bạn sẽ cảm thấy bất an và âu lo. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng tâm lí càng thoải mái và càng sớm giảm bớt công việc thì cơ hội để bé của bạn chào đời khỏe mạnh càng nhiều.
  • Bắt đầu lên danh sách ưu tiên những việc thật sự quan trọng và những việc kém quan trọng hơn. Phân biệt rõ việc phải làm và việc muốn làm bởi vì bé của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bạn từ thể chất đến tinh thần. Hiển nhiên đây không phải là thời điểm để bắt đầu sửa nhà, chuyển chỗ ở hay là tìm một công việc mới. Cố gắng tránh căng thẳng quá mức và hướng tới những dự định cho một cuộc sống đơn giản.
  • Tránh xem những thay đổi về hình thể hay vẻ bề ngoài là một vấn đề nghiêm trọng. Trong giai đoạn này bạn cần một định nghĩa khác về sự hấp hẫn và cái đẹp. Cơ thể của một người phụ nữ khi mang thai là độc nhất và có những nét đẹp riêng.
  • Tâm trạng hay thay đổi là lẽ thường trong 3 tháng cuối cùng của thai kì. Bạn sẽ thấy mình phút trước gần như hóa rồ trong hạnh phúc nhưng phút sau có thể khóc ngon lành. Vì vậy hãy luôn yêu chiều bản thân và luôn thủ sẵn nhiều khăn giấy bên mình. Các hoóc môn được cho là nguyên nhân gây nên những thay đổi này khi chúng tác động lên hệ thần kinh theo hướng tiêu cực và gây ra những triệu chứng tương tự như sự khó chịu trước mỗi kì kinh nguyệt.

Những thay đổi của bé

  • Bé của bạn cân nặng khoảng 875g khi bước vào thai nhi tuần 27 và chỉ bằng khoảng 1/4 trọng lượng lúc sinh. Quá trình tích tụ mỡ dưới da của bé vẫn đang tiếp diễn và nếu được sinh ra ở thời điểm này trông bé sẽ rất mỏng manh với tứ chi dài.
  • Bé sẽ bắt đầu xoay trở nhiều nhất là từ tuần 26-30. Hiện tại vẫn còn nhiều khoảng trống cho sự xoay trở và đổi tư thế trước khi tử cung trở nên quá chật chội
  • Đường hô hấp của bé còn phải rất lâu mới hoàn chỉnh, nó chỉ mới hình thành những cấu trúc nhỏ giống như cây trong đó phế quản và phế nang sẽ tăng dần về số lượng. Hệ hô hấp của bé cần khoảng 8 năm để phát triển hoàn chỉnh nên hiện tại mới chỉ là giai đoạn đầu tiên.
  • Mỗi tuần qua đi, cơ hội sống sót của bé nếu chẳng may bị sinh non ngày một cao. Bé có thể chẳng cần đến sự trợ giúp hô hấp nếu được sinh trong giai đoạn này.
  • Rất khó để bác sĩ xác định tư thế của bé đang nằm trong bụng ở thời điểm này vì rất dễ nhầm lẫn giữa đầu và mông. Hơn nữa bé còn rất hiếu động nên không dễ nói chắc chắn rằng ta đang nhìn thấy phần nào của bé.

Những gợi ý cho thai nhi tuần 27

  • Hỏi bác sĩ của bạn về việc kiểm tra lượng sắt trong cơ thể. Bạn sẽ cần thử máu để xác định lượng sắt trong cơ thể và xem liệu có cần phải bổ sung thêm sắt hay không. Bạn cũng cần các xét nghiệm nhóm máu và yếu tố Rh trong máu. Nếu Rh âm (Rh-) bạn phải chắc chắn rằng cơ thể bạn không sản xuất ra bất kì kháng nguyên nào.
  • Nếu bạn không thể quyết định được tên cho bé, hãy lập danh sách những cái tên mà bạn mong muốn. Nhiều cặp cha mẹ trì hoãn việc đặt tên cho đến khi họ được nhìn thấy khuôn mặt của em bé. Trong khoảnh khắc rạng ngời ấy họ biết được em bé cần phải có tên gì. Đôi khi những cái tên lại không nằm trong danh sách.
  • Nếu bạn có dấu hiệu của bệnh trĩ, hãy tránh các bài tập thể dục mà bạn phải đứng chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể bởi vì nó có thể làm gia tăng áp lực lên ổ bụng và trực tràng. Thay vào đó hãy hướng đến các bài tập nhẹ nhàng như yoga hay bơi.

 

thai nhi tuần 28 – Thời điểm đếm ngược đến giai đoạn sinh con đã bắt đầu. Bạn đã đi được hơn 3/4 chặng đường mang thai và giai đoạn này sẽ làm bạn ngạc nhiên vì 12 tuần còn lại sẽ qua rất nhanh. Những điều bạn tưởng vẫn còn xa phía trước thật ra rất gần.

Chứng mất ngủ vào buổi tối bắt đầu gây khó chịu cho bạn dù bạn đang rất mệt mỏi và thèm ngủ. Đây cũng là triệu chứng thông thường trong ba tháng cuối thai kỳ và khó khắc phục

Giai đoạn tâm lý nhạy cảm nhất

thai nhi tuần 28 là giai đoạn bạn có rất nhiều cảm xúc nảy sinh. Bạn bắt đầu chú ý nhiều hơn đến các phụ nữ mang thai, em bé, trẻ con, quan tâm đến kinh nghiệm của phụ nữ mang thai khác. Ngay cả khi bạn mang thai ngoài kế hoạch, đến thai nhi tuần 28 này bạn bắt đầu cảm nhận thiên chức làm mẹ rõ rệt hơn. Nếu bình thường bạn không phải là người dễ bộc lộ cảm xúc, ở thai nhi tuần 28 này bạn sẽ thay đổi. Khi bạn xem tin tức hoặc nghe những câu chuyện không vui, bạn dễ dàng xúc động và rơi lệ. Trong suốt trải nghiệm của đời người thì giai đoạn tâm lý nhạy cảm nhất là khi bạn mang thai. Nhưng việc này không có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Việc có nhiều cảm xúc, trở nên nhạy cảm, mong manh trong giai đoạn này là hoàn toàn bình thường. Đây chính là sự kỳ diệu của tạo hoá khi tăng độ cảm xúc cho các bà mẹ để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng con mình một cách nhạy cảm và tình cảm hơn.

Sự thay đổi trong cơ thể bạn

  • thai nhi tuần 28 em bé trong bụng bắt đầu phát triển hơn và sẽ dịch chuyển xuống chèn vào bàng quang làm cho bạn cần đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thậm chí, bạn sẽ cảm giác khó chịu vì đi tiểu nhiều lần nhưng vẫn có cảm giác là chưa tiểu hết. Tuy nhiên, bạn đừng nên chạy vội vã ra khỏi nhà vệ sinh. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng làm trống bàng quang mình và vệ sinh tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
  • Chứng mất ngủ vào buổi tối bắt đầu gây khó chịu cho bạn dù bạn đang rất mệt mỏi và thèm ngủ. Đây cũng là triệu chứng thông thường trong ba tháng cuối thai kỳ và khó khắc phục. Tuy nhiên, có vài biện pháp như việc duy trì thói quen trước khi đi ngủ của mình, tránh đưa lượng caffeine vào cơ thể vào buổi chiều, nằm ở hướng gió mát nhè nhẹ trong phòng ngủ và đảm bảo một cái giường thật êm ái cùng gối dựa giúp bạn thay đổi tư thế cho thoải mái. Vài tiếng động dễ chịu như tiếng quạt gió hoặc âm nhạc thư giãn cũng hữu ích. Bạn tuyệt đối không nên dùng thuốc an thần và thuốc ngủ vì những loại được phẩm này có tính rủi ro cao và không có lợi cho thai nhi. Thay vào đó, bạn nên uống sữa, kê thêm gối, nằm nghiêng một bên và kê đùi trên gối ôm dài. Hãy để máy tính và điện thoại ngoài phòng ngủ. Dọn dẹp phòng ngủ tạo không gian thoải mái vì phòng ngủ là nơi bạn nghỉ ngơi và thanh tịnh.
  • Khi thai nhi tuần 28 bạn cũng cảm thấy khó chịu với chứng chuột rút do giãn tĩnh mạch ở chân. Có thể do áp lực của tử cung mở rộng, chèn lên các mạch máu dẫn xuống chân bạn, chặn các dây thần kinh dẫn từ thân đến chân khiến chân bị chuột rút. Ở một vài trường hợp, phụ nữ mang thai bị giãn tĩnh mạch nơi âm đạo tạo sự khó chịu cực kỳ nếu đang bị trĩ cùng giai đoạn. Vài biện pháp cải thiện như chọn đồ lót có chất liệu lycra phù hợp yêu cầu vừa bó sát và phải co giãn tốt thuận tiện các cử động, chọn vớ dài phù hợp hỗ trợ, ngâm mình hoặc tắm mát và tránh đứng quá lâu. Kiểm tra việc tăng cân và nâng chân và đùi cao bất cứ khi có thể. Chứng giãn tĩnh mạch có thể giảm sau khi sinh vài tháng, nhưng vẫn có thể tiếp tục gây cho bạn sự khó chịu trong vài trường hợp.
Bạn không cần đợi cho đến khi bé chào đời mà hãy bắt đầu giao tiếp với bé bằng các cách như nói chuyện, ca hát, xoa bụng.

Những thay đổi về mặt tâm lý

  • thai nhi tuần 28 nếu bạn còn đang đi làm, bạn sẽ có một chút cảm giác nặng nề và rất khó tập trung. Nếu bạn đang làm công việc toàn thời gian, sẽ có khả năng muốn chuyển sang làm việc bán thời gian cho đến khi bạn nghỉ thai sản. Hãy hỏi người quản lý trực tiếp của bạn nếu bạn có thể làm việc tại nhà hoặc chuyển sang những công việc nhẹ nhàng hơn trong vài tuần còn lại. Khi đó, có thể bạn sẽ cần bổ sung tờ giấy xác nhận của bác sĩ.
  • Nếu bạn còn phải chăm sóc thêm đứa con lớn trong lúc mang thai, bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi. Vì vậy bạn hãy tranh thủ kết hợp việc nghỉ trưa với các con. Hãy thoả thuận với ông xã việc chăm sóc con cái, phân chia việc nhà để bạn có thời gian nghỉ. Sự mệt nhọc có thể làm tâm trạng mọi người trong nhà đi xuống.
  • Hãy chia sẻ với ông xã những điều bạn đang cảm nhận. Bạn đang mang thai được một thời gian và cảm giác phấn khởi của ông xã lúc đầu bắt đầu chuyển sang bình thường. Hãy cùng nhau đi khám thai và kể cho ông xã nghe về hình ảnh người cha mà bạn thấy trong anh. Mối quan hệ giữa cha và con cũng rất quan trọng như giữa mẹ và con.
  • Bạn có gặp khó khăn trong việc tập trung? Nếu bạn đang học tập hoặc nghiên cứu, bạn sẽ thấy tâm trí mình bay bổng ngoài cuốn sách. Tập trung vào những công việc cần làm ngay có thể cần một lực tập trung tinh thần cao độ khi bạn đang trong giai đoạn thai kỳ cuối. Nếu bạn đang chần chừ và tìm lý do để không phải làm việc bạn phải làm, hãy tự cài đặt giờ đồng hồ chính xác khoảng thời gian mình cần phải làm. Hãy tự ép mình phải thật sự tập trung trong vòng một tiếng và nghỉ giải lao. Nó sẽ rất hiệu quả!

Những thay đổi của bé

thai nhi tuần 28 bé sẽ có chiều dài khoảng 37,6 cm tính từ đỉnh đầu đến mông, cân nặng khoảng 1,05kg. Từ giờ đến vài tuần kế tiếp, bé sẽ tiếp tục tăng cân. Bạn nên thưởng thức các món ăn mà bạn yêu thích một cách điều độ. Nếu bạn thật sự thèm món nào đó, và nó không có hại cho cả bạn và bé thì bạn đừng hạn chế. Cho dù bạn kềm chế thì bạn cũng sẽ luôn luôn nghĩ đến nó. Hãy tránh các món ăn có chứa vi khuẩn Listeria gây bệnh truyền nhiễm theo đường ăn uống.

  • Các lớp mỡ đang được tích tụ dưới da của bé và làm da bé căng hơn, đỡ nhăn nheo hơn trước. Các nếp nhăn ở da tay chân và cơ thể sẽ được bồi đắp liên tục, cho đến khi sinh sẽ thấy da của bé trở nên mềm mại hơn và bé nhìn bụ bẫm hơn.
  • Não bộ của bé lớn dần và hệ thần kinh từ từ được hoàn chỉnh. Khi bé được sinh ra, bé sẽ có hàng triệu dây thần kinh cảm nhận những động tác và kích thích đầy tình yêu thương của bạn, và để hình thành quá trình tạo các khớp nối các thần kinh với nhau tạo một hệ thống thần kinh trưởng thành. Bạn không cần đợi cho đến khi bé chào đời mà hãy bắt đầu giao tiếp với bé bằng các cách như nói chuyện, ca hát, xoa bụng và tưởng tượng hình ảnh về bé. Tất cả đều tạo nên mối dây liên kết tình cảm với bé ngay từ trong bụng mẹ. Hãy nghĩ về hành trình mang thai trong những tuần sắp tới. Vài năm sau khi nhớ lại giai đoạn này, chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều điều thú vị để kể lại cho con.
  • Ở tuần này, bé bắt đầu xoay ngôi trong bụng mẹ, xoay đầu lên, xoay đầu xuống, xoay bên hông và thậm chí xoay đầu ngang rốn. Quá trình xoay đổi ngôi sẽ kết  thúc nhanh chóng vì khi bé càng lớn thì càng không còn nhiều chỗ cho bé xoay trở.
  • Móng tay của bé đã được hình thành đầy đủ. Vài bé phải được cắt móng tay sau vài ngày sinh vì sợ bé tự làm trầy mặt mình.

Gợi ý trong thai nhi tuần 28

  • Hãy lập danh sách các câu hỏi bạn thắc mắc khi đi khám thai vì có thể bạn sẽ quên những điều quan trọng khi gặp bác sĩ. Bạn cũng nên tránh tối đa những cảm giác sợ hãi, buồn rầu hay tiêu cực.
  • Tham gia Kyna for Kids và tham khảo các thông tin, kinh nghiệm về việc mang thai và chăm sóc em bé. Đây là lúc bạn nâng cao kiến thức và tạo cho mình một triết lý về cách nuôi dạy con của riêng mình.

Hãy bắt đầu chuẩn bị phòng cho con với giường, cũi, xe đẩy, phòng tắm và quần áo, v.v… Có thể vẫn còn hơi sớm để giặt giũ sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng nhưng bạn sẽ cảm nhận niềm vui khi gấp những món đồ nhỏ xinh của bé. Hãy cho những người thân của bạn biết về sự sắp ra đời của bé để bé có thể nhận được những món quà yêu thương của mọi người.

Thai nhi tuần 29 những chiếc răng của bé đã bắt đầu nhú lên rồi. Mẹ đừng quên ăn những thực phẩm giàu canxi để giúp hệ xương và răng của bé phát triển chắc khỏe.Cùng tìm hiểu về những thay đổi kì diệu của em bé vào tuần thứ 29 của thai kỳ mẹ nhé.

Sự phát triển thai nhi tuần thứ 29

Điều gì sẽ diễn ra trong thai nhi tuần 29?

Lúc thai nhi tuần 29, cấu trúc xương của bé đã dần được định hình cứng cáp và bé cũng hiếu động hơn trước, còn thường xuyên đạp vào bụng mẹ nữa này. Thực tế, nhiều mẹ bầu có thể cảm nhận được rằng trung bình cứ 2 giờ, bé sẽ “cựa quậy” khoảng 10 lần.

Phần vỏ não – bộ phận quan trọng của não bộ vốn chịu trách nhiệm cho các chức năng cao cấp như ra quyết định sẽ tiếp tục phát triển để giúp bé sớm tiếp xúc và học hỏi từ thế giới bên ngoài.

Bé của mẹ tăng cân khá tốt, đã được 1.2kg rồi đấy và chiều dài cơ thể khoảng 15.25 cm.

Tuần này, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Những thay đổi hormone trong thời gian mang thai sẽ khiến tâm trạng của mẹ dễ bất ổn. Những bí kíp dưới đây sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng thai kỳ và hạn chế tình trạng “sáng nắng, chiều mưa”:

  • Tham gia lớp học thai giáo: Bài học về tam cá nguyệt thứ 3 và những hướng dẫn cho quá trình lâm bồn sẽ giúp mẹ giảm bớt lo lắng trước khi sinh.
  • Trò chuyện với các mẹ bầu khác: Việc chia sẻ và lắng nghe kinh nghiệm từ các mẹ khác sẽ giúp mẹ an tâm hơn đấy.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm này?

Đồng thời, ở thời điểm này, các sản phẩm từ sữa, dồi dào can-xi sẽ tăng cường độ chắc khỏe cho xương và răng bé.

Tiếp tục duy trì các bữa ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng là việc mẹ cần làm cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, ở thời điểm này, các sản phẩm từ sữa, dồi dào can-xi sẽ tăng cường độ chắc khỏe cho xương và răng bé. Những vỗ về, quan tâm của mẹ sẽ tạo môi trường thúc đẩy chỉ số IQ và EQ của bé yêu. Sự phát triển cân bằng của các chỉ số này giúp bé phát triển tốt cả năng lực suy nghĩ và cảm xúc trong tương lai về.

Thế là chẳng bao lâu nữa, bé sẽ chào đời và ngủ ngoan trong vòng tay mềm mại của mẹ yêu. Những cảm xúc, trải nghiệm này sẽ tuyệt vời hơn nếu được mẹ ghi lại và kể bé nghe sau này đấy.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc viết ra những cảm xúc, suy nghĩ là phương pháp hiệu quả để giữ bình tĩnh. Mẹ có thể chia ra thành nhiều loại nhật ký khác nhau, một cuốn để ghi lại những lắng lo, một cuốn để lưu giữ những cảm xúc hạnh phúc khi mẹ gặp bé và những điều mẹ muốn tâm sự với bé trong tương lai.

Khi thai nhi tuần 29 việc giữ bình tĩnh đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu luôn thoải mái và giải tỏa những áp lực. Theo các nhà khoa học, việc căng thẳng liên tục trong một thời gian dài dễ có những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Thế nên, nhớ luôn vui cười để tận hưởng thai kỳ hạnh phúc mẹ nhé!

Thai nhi tuần 30, chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến ngày sinh. Nếu đây là em bé đầu lòng, bạn có lẽ sẽ cảm thấy vừa hào hứng vừa xen lẫn một chút e ngại. Lần đầu làm mẹ đồng nghĩa với việc đón nhận những biến đổi lớn lao trong đời. Cho dù bạn có lên kế hoạch kỹ đến mấy, đâu đó vẫn sẽ có những khoảng cách lớn so với thực tế.

Nếu bạn đã có con, có thể bạn sẽ băn khoăn về việc làm sao có đủ thời gian chăm sóc một đứa con nhỏ khác vẫn còn dựa vào mẹ, làm sao sắp xếp cuộc sống gia đình. Cố gắng đừng lo lắng quá. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình và bạn bè. Mọi người thường vui vẻ giúp một tay và cảm động khi được bạn nhờ giúp đỡ.

Bé của bạn rất hay liếm, nuốt, cử động tay xung quanh, nhăn mặt và nhíu mày. Thậm chí bé còn quay đầu từ bên này sang bên nọ và mở mắt, nhắm mắt.

Những thay đổi cơ thể trong thai nhi tuần 30

  • Khi thai nhi tuần 30 bụng của bạn lớn hơn và ngực cũng lớn không kém. Càng ngày bạn càng khó nhìn thấy đầu gối hơn, và rốn có thể đã lồi ra. Ngực và phần đầu của bụng không còn cách nhau bao nhiêu. Bây giờ có lẽ bạn sẽ thấy thoải mái hơn nếu thường xuyên mặc áo ngực, bởi vì bầu vú ngày càng to và nặng hơn. Một số chị em thậm chí còn thấy cần mặc áo ngực khi ngủ.
  • Hãy để ý xem có các nốt mẩn đỏ dưới ngực hay không; mồ hôi sẽ làm các nốt ban này nổi nhiều hơn. Bạn có thể tắm mát, bôi một lớp mỏng phấn rôm để tránh bị nấm.
  • Có khi bạn thấy mình “xì hơi” khi ngồi xuống – là do cơ thể tự xả hơi để giảm trọng lượng đè lên đôi chân. Hãy tránh những chỗ đông người, và hãy tập đi lại thong thả. Hãy tìm cách nghỉ ngơi và thư giãn trong ngày.
  • thai nhi tuần 30, cơ thể bạn sẽ tăng cân cùng với sự phát triển của bé. Trong những tuần này, một số chị em tăng nửa kg mỗi tuần. Tình trạng cơ thể giữ nước là một trong những nguyên nhân làm tăng cân, nhưng hãy chú ý xem bạn có tăng cân nhanh và đột ngột, hoặc có nhiều cơn đau đầu nặng hay không. Đây những triệu chứng bất thường, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn có những thay đổi này.

Từ đây đến tuần thứ 36, bạn cần kiểm tra tiền sản hai tuần một lần, từ tuần thứ 36 trở đi sẽ kiểm tra hàng tuần. Hãy làm quen với việc kiểm tra nước tiểu, đo huyết áp và đo mạch bụng. Việc này khá nhàm chán và mất thời gian, nhưng việc bạn và thai nhi được theo dõi cẩn thận là quan trọng nhất. Ở ba tháng cuối của thai kỳ, bạn dễ mắc các chứng tiền sản giật, chứng tiểu đường thời kỳ thai nghén và chuyển dạ sinh non hơn

Những thay đổi cảm xúc ở tuần này

  • Bạn đã cảm thấy đã quá sức chịu đựng chưa? Ở thai nhi tuần 30, có thể bạn chưa mệt mỏi đến mức chỉ mong muốn sớm đến ngày sinh cho xong, nhưng bạn đã khá mệt mỏi và nặng nề rồi đấy. Nếu bạn đang phải chăm các con nhỏ nữa thì riêng chuyện cúi xuống tắm cho con trong bồn, nhấc con ra khỏi xe tập đi, lượm bao nhiêu đồ chơi vung vãi trên sàn nhà,… cũng sẽ khiến bạn mệt lả vào cuối ngày.
  • Bạn thấy như thể chỉ một mình bạn phải gánh vác tất cả những chuyện liên quan đến thai nhi. Sự thực là như vậy, ở giai đoạn này, chồng bạn chỉ giống như một người quan sát. Hãy chia sẻ với anh ấy cảm xúc của mình nếu bạn cảm thấy ấm ức. Hãy nói rõ cho anh biết cách hỗ trợ bạn, và đừng hy vọng anh có thể tự hiểu được suy nghĩ của mình mà không cần mình nói ra

Những thay đổi của bé tuần này

  • Khi thai nhi tuần 30, em bé của bạn nặng khoảng 1,3kg và dài chưa đầy 40 cm. Bé sẽ tăng khoảng 250g/1 tuần từ đây cho đến tuần thứ 35. Bé của bạn rất hay liếm, nuốt, cử động tay xung quanh, nhăn mặt và nhíu mày. Thậm chí bé còn quay đầu từ bên này sang bên nọ và mở mắt, nhắm mắt.
  • Giờ thì bé choán đầy tử cung của bạn, chạm vào gờ tử cung và tự xoay xở trong bụng mẹ. Các đầu dây thần kinh của bạn nhận biết mọi chuyển động của bé, vì vậy bạn cảm nhận rất rõ có một cơ thể bé nhỏ bên trong cơ thể mình.
  • Bé vẫn có những khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động khác nhau, theo một nhịp độ tương tự ngày này qua ngày khác. Một số chị em nói khi họ vào giường chuẩn bị ngủ thì bé bắt đầu ngọ ngoạy lung tung. Nhưng có thể vì lúc đó các mẹ không bận bịu với mọi việc nữa nên có thể nhận biết rõ hơn các vận động của bé.
  • thai nhi tuần 30, da của bé giờ đây bớt trong hơn và đã trông giống da của một em bé sơ sinh. Lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành và tạo thành các nếp.
  • Xương của bé chắc hơn và chứa nhiều canxi hơn. Điều này có nghĩa chế độ ăn của bạn ở giai đoạn này rất quan trọng. Hãy đảm bảo bạn ăn một lượng thực phẩm giàu can-xi nhiều hơn 3-4 lần so với một người bình thường: sữa, pho-mát, sữa chua, hạt hạnh nhân, các loại cá có thể ăn cả xương, rau lá xanh. Nếu cơ thể bạn không hấp thụ sữa bò thì hãy chọn các loại sữa đậu nành có bổ sung can-xi.

Những gợi ý cho tuần này

Bạn nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như trái cây, rau, bánh mì kẹp nướng, rau sống trộn, sữa chua, ngũ gốc, bánh quy giòn và pho mát.
  • Khi thai nhi tuần 30 chú ý tránh các hoạt động đột ngột dễ làm lưng đau. Khi bạn ra khỏi giường, đầu tiên hãy nằm nghiêng một bên, rồi dùng hai tay chống cơ thể lên để bạn ngồi được thoải mái. Xê mông đến gần thành giường để không phải vươn người về phía trước quá mức. Bạn hãy tập thói quen ngồi một, hai phút trên giường như thế trước khi đứng dậy. Huyết áp của bạn giảm xuống khi nằm so với khi đứng, vì vậy hãy cho cơ thể bạn một vài phút để thích ứng.
  • Hãy đầu tư mua một số quần lót co giãn tốt cho phụ nữ mang thai. Mặc dù không đẹp, nhưng chúng là những người bạn đồng hành thân thiết của bạn. Loại quần này được thiết kế để phù hợp với bụng bầu ngày càng to, để ôm sát và vừa vặn với bạn cả khi ngồi cũng như lúc đứng, chúng sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác khó chịu vì cấn bụng.
  • Chế độ ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu: tránh ăn nhiều, ăn không điều độ. Bạn nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như trái cây, rau, bánh mì kẹp nướng, rau sống trộn, sữa chua, ngũ gốc, bánh quy giòn và pho mát. Nhớ uống nhiều nước. Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tinh thần tỉnh táo và thận hoạt động tốt.
  • Nếu bạn chưa có máy ảnh tốt thì hãy tìm hiểu đôi chút để mua. Có thể bạn sẽ mong muốn ghi lại những khoảng khắc khi bé chào đời.
  • Hãy hỏi bác sĩ về những lợi ích của việc tập giãn các cơ tầng sinh môn. Nếu bạn định sinh thường, tầng sinh môn của bạn cần phải giãn rất nhiều để giúp đầu của bé lọt ra. Đôi khi cần phẫu thuật mở âm đạo để cửa âm đạo rộng ra hơn, dù vậy, tập co giãn tầng sinh môn thì có thể không cần phẫu thuật mở âm đạo.

Thai nhi tuần 31 quá trình mang thai bé đang mập lên 500g mỗi tuần để thích nghi cho lúc rời bụng mẹ sau này, tử cung lớn dần khiến mẹ di chuyển nặng nề và đau tức vùng lưng. Hãy chú ý theo dõi và gọi cho bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu sinh non nhé.

Bạn bè và gia đình thường thích ghé thăm và giúp đỡ sau khi bé sinh ra, nhưng nhiều bà mẹ mới sinh quá bận rộn và không kịp chuẩn bị một ý tưởng để sắp xếp công việc cho mọi người

Sự phát triển của thai nhi tuần 31

Trong thai nhi tuần 31, bé nặng khoảng 1,7kg, dài khoảng 42,5cm và chiếm nhiều không gian trong tử cung. Mẹ đang tăng gần 500g mỗi tuần, và khoảng nửa số cân nặng ấy là của bé. Bé đang lớn lên để thích nghi sau khi rời bụng mẹ. Và trong vòng 7 tuần tới, bé sẽ tăng thêm số cân nặng bằng từ 1/3 đến 1/2 trọng lượng khi chào đời.

Bây giờ bé đã có móng chân, móng tay, tóc và lông tơ. Da của bé mềm và mịn do bé đang tròn trĩnh hơn.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao

Mẹ có thể bị đau thắt lưng, nhớ báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt nếu trước đây mẹ chưa từng bị đau thắt lưng, vì đó có thể là một dấu hiệu của sinh non

Khi thai nhi tuần 31, cùng với sự phát triển của thai nhi, lượng máu trong cơ thể mẹ đã tăng 40-50% từ khi bé bắt đầu hình thành đến nay. Tử cung đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể bị hụt hơi và ợ nóng. Để giảm khó chịu, hãy dựa gối cao khi ngủ và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ thường xuyên hơn.

Khi thai nhi tuần 31, mẹ có thể bị đau thắt lưng, nhớ báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt nếu trước đây mẹ chưa từng bị đau thắt lưng, vì đó có thể là một dấu hiệu của sinh non.

Nếu không phải do sinh non thì chứng đau lưng là do tử cung đang lớn lên và những thay đổi hormone.

  • Tử cung đang lớn lên làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, các cơ bụng căng ra và yếu đi, thay đổi tư thế và kéo căng vùng lưng gây đau tức.
  • Những thay đổi hormone khi mang thai cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống có thể khiến mẹ bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, khi trở người trên giường, khi đứng dậy từ ghế thấp hay khi cúi, xách đồ.

Chia sẻ của mẹ có kinh nghiệm: Nhờ bố giúp đỡ “Khi mang thai tôi thấy rất khó ngủ. Cách duy nhất để ngủ được là khi tôi nằm dựa lưng vào chồng mình. Sự hỗ trợ của anh ấy và một cái gối giữa hai chân của tôi là điều tốt nhất”. chị Trâm, Quận 4, Tp.HCM cho biết.

Gợi ý cho tuần này

thai nhi tuần 31 bạn nên bắt đầu sắp xếp người giúp đỡ. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu. Bạn bè và gia đình thường thích ghé thăm và giúp đỡ sau khi bé sinh ra, nhưng nhiều bà mẹ mới sinh quá bận rộn và không kịp chuẩn bị một ý tưởng để sắp xếp công việc cho mọi người. Vậy hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ:

  • Bất cứ ai đề nghị giúp đỡ mẹ trong những tuần lễ đầu sau khi sinh, hãy ghi lại tên và số điện thoại của họ.
  • Chọn một người giúp mẹ thiết lập thời khóa biểu và sắp xếp, điều phối những sự giúp đỡ.
  • Lập danh sách những món lặt vặt cần mua và giao cho một người bạn.
  • Lên lịch và sắp xếp người chăm lo những đứa con lớn hơn (nếu có).
  • Tìm một người giúp những việc vặt trong nhà.

Thai nhi tuần 32, bạn sẽ thấy càng khó khăn để duy trì được những hoạt động thường ngày của mình. Phổi bạn sẽ không căng lên được như bình thường, và bạn thường xuyên cảm thấy khó thở như thể phần giữa cơ thể bị ép, bị siết thật chặt. Lúc nào bạn cũng muốn cả cơ thể được duỗi ra thoải mái, và ước gì mình dài hơn được vài xen-ti-mét, đặc biệt là ở phần thân giữa.

Bạn, người hộ sinh và/hoặc bác sĩ của bạn chính là những chuyên gia duy nhất có thể hiểu được sức khỏe của bạn và em bé đang tiến triển thế nào.

1. Hãy tự tin, đừng quá quan tâm đến những nhận xét của mọi người

Mọi người sẽ nhận xét về hình thể của bạn khi bạn mang thai nhi tuần 32 và thể nào thì cũng năm người mười ý. Bất cứ bạn đi đâu, bạn cũng sẽ tới tấp nhận được những nhận xét kiểu như “Ôi, béo lên nhiều thật đấy”, “Ôi, tám tháng rồi mà trông còn bé thế”, “Ôi, em bé chắc to lắm đây”. Dường như ai cũng là chuyên gia sinh sản và luôn rất hăng hái đưa ra lời khuyên.

Bạn hãy học cách mỉm cười ngọt ngào và chuyển chủ đề hoặc lảng đi chỗ khác. Cố gắng đừng để ý nhiều đến nhận xét của mọi người, và chỉ quan tâm đến các thông tin tư vấn của những nguồn đáng tin cậy. Bạn, người hộ sinh và/hoặc bác sĩ của bạn chính là những chuyên gia duy nhất có thể hiểu được sức khỏe của bạn và em bé đang tiến triển thế nào.

Thật không dễ để bỏ ngoài tai mọi thứ. Dù bạn biết rằng bạn và em bé của bạn là khác biệt, và sẽ có phác đồ phát triển riêng của mình, nhưng bạn cũng vẫn muốn mình giống như đa phần các phụ nữ mang bầu khác, bạn muốn giống như “bình thường”. Và có thể, bạn sẽ thấy bạn đời của mình có xu hướng “xù lông” để bảo vệ mình, nhất là khi thấy bạn có phần phiền lòng vì một vài lời nhận xét của ai đó. Đây có thể là một phần tính cách của anh ấy mà bạn chưa thấy bao giờ.

Vai trò của các bạn đã ít nhiều thay đổi, và có thể anh ấy đang cảm thấy rằng anh ấy không đóng góp được gì đáng kể trong khi bạn thì phải chịu nhiều khó nhọc. Nếu anh ấy cho rằng vai trò của mình là phải hỗ trợ bạn về mặt tình cảm, bảo vệ bạn và em bé, thì chắc chắn đây là một điều tốt. Những điều này sẽ càng củng cố mối quan hệ của hai người, và còn giúp xây dựng mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa hai bạn với em bé nữa.

2. Những thay đổi của cơ thể bạn trong thai nhi tuần 32

  • Khi thai nhi tuần 32, chóp tử cung của bạn hiện giờ cách rốn khoảng 14.5 cen-ti-met. Bạn thậm chí có thể đặt cả một cái cốc lên bụng mình khi ngồi, và điều này quả thật quá tiện khi bạn đi dự tiệc chẳng hạn. Bạn có xu hướng so sánh cơ thể và hình dáng của bụng bầu của mình với các bà bầu khác. Hãy luôn nhớ rằng mỗi bà bầu mỗi khác, và sẽ không có ai giống ai cả. Em bé của bạn cũng là sự kết hợp đặc biệt và duy nhất giữa ADN của bạn và của bạn đời, và cái cách mà cơ thể bạn phản ứng và bảo vệ thai nhi cũng khác biệt và duy nhất nữa.
  • Trong thai nhi tuần 32 này, bạn có thể thường xuyên thấy khó thở. Phổi và cơ hoành của bạn đang bị o ép, và em bé thì đang ngồi ngay trên dạ dày của bạn. Em bé vẫn chưa “rơi” xuống khung xương chậu, nghĩa là phần bụng trên của bạn vẫn rất chật chội. Vì vậy, có thể bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi kê gối thật cao. Nhớ ngồi thật thẳng lưng, điều này cũng giúp ích nhiều đấy.
  • Bạn sẽ bị ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axít dạ dày nhiều hơn nữa trong tuần này. Hãy cố gắng ăn được 6 đến 7 bữa nhỏ trong một ngày, hơn là ăn thật no và chia làm ít lần trong ngày. Hơn nữa, bây giờ bạn có thể cũng không cảm thấy đói nhiều như trước đây, nên sẽ thấy dễ chịu hơn với từng lượng nhỏ thức ăn. Cũng đừng hạn chế mùi vị của các món bạn ăn. Em bé cũng sẽ được nếm những hương vị thức ăn khác nhau từ trong nước ối, và như vậy bé sẽ dễ ăn hơn, chịu thử nhiều loại thức ăn khác nhau hơn về sau này, khi bắt đầu ăn được thức ăn cứng.
  • Thời gian này, khi đi khám thai, có lẽ bạn sẽ thấy con mình đã nằm chúc đầu xuống. Cách nằm này được gọi là nằm ngôi thuận. Đừng lo lắng nếu thấy em bé nằm lệch một bên hoặc vẫn ngồi như cũ với đầu ở phía trên, nhất là nếu bạn chưa có con lần nào. Từ giờ đến lúc sinh, vẫn còn đủ thời gian cho em bé xoay chuyển vào đúng tư thế.
  • Chân của bạn có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này. Nếu mẹ bạn hay ai đó trong gia đình cũng từng bị như vậy, thì bạn cũng dễ có khả năng bị chứng này. Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao. Hãy kê chân theo bất cứ cách nào bạn có thể để đưa máu quay trở lại thân người. Nhiều bà bầu thề trên đôi bít tất dài của họ rằng hễ vừa sáng ra họ đã mang ngay chúng vào, thì chúng sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt. Cũng phải để ý đến cân nặng mình. Quá nhiều mỡ chỉ làm khổ thêm các mạch máu chủ của bạn mà thôi.
  • Bạn lúc nào cũng thấy nóng, và ngay cả khi mọi người đều cảm thấy lạnh, thân nhiệt của bạn vẫn cao hơn ít nhất là vài độ. Nếu bạn đặt tay ngay sát gần da bụng mình, bạn sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.
  • Cho dù bạn đời vẫn thấy bạn thật hấp dẫn, chuyện mây mưa giờ đây là điều cuối cùng mà bạn có thể nghĩ được. Chỉ nghĩ đến chuyện gần gũi nhau và phải tiêu tốn rất nhiều sức lực đã khiến bạn mất hết hứng thú rồi. Hãy làm cho bạn đời của bạn thất vọng một cách nhẹ nhàng nhất, nói với anh ấy rằng bạn không thích và không thực sự cảm thấy thoải mái. Anh ấy sẽ phải thông cảm. Xét cho cùng, cái thai kỳ vất vả này cũng là để bạn mang nặng đẻ đau đứa bé của cả anh ấy chứ không chỉ của riêng bạn.

3. Những thay đổi tâm lý khi thai nhi tuần 32

  • Nếu bạn không lấy chuyện ăn khó tiêu làm phiền, thì việc quá phấn khích có thể lại khiến bạn khó ở. Chỉ còn 8 tuần nữa thôi là bạn đã có thể ôm em bé của bạn vào lòng. Sẽ có những lúc bạn cảm tưởng như bạn không thể đợi thêm được nữa, mấy tuần mà dài như cả thế kỷ. Lại có những lúc khác, bạn lại cảm giác như bạn mang thai nhanh quá, và rằng bạn cần phải trân quý quãng thời gian mang thai này.
  • Khi mang thai nhi tuần 32, có thể bạn sẽ lo lắng nhỡ may có vấn đề gì với con mình mà bác sĩ chưa phát hiện ra. Có thể bạn tự hỏi rằng mình và bạn đời biết phải làm sao, cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như em bé có chuyện gì không ổn. Nhiều phụ nữ trở nên rất mê tín vào thời gian này, và liên tục nhìn thấy những điều gì đó không bình thường rồi suy diễn ra vấn đề. Những giấc mơ, hay việc gặp ai đó trên đường bị khuyết tật hoặc bệnh thần kinh, hoặc nghe thấy người này người kia vừa sinh ra một em bé có tật bệnh… tất cả đều khiến bạn lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn cảm thấy bất ổn như vậy, hãy nói chuyện với người hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn.
  • Đôi khi, chỉ nhìn vào lịch và nhẩm đếm ngược thôi cũng khiến cho bạn thấy sốc. Đừng để dành mọi chuyện đến phút cuối mới làm. Em bé thì vẫn sẽ ra đời khi đã sẵn sàng, và bố mẹ em bé thì cứ quáng quàng cả lên với ti tỉ thứ việc còn chưa chuẩn bị xong.

4. Những thay đổi của em bé khi thai nhi 32 tuần.

  • Nếu em bé là con trai, thì lúc này dương vật của bé sẽ dần di chuyển từ bụng xuống phía bìu. Với một số bé trai, bộ phận này sẽ vẫn chưa chịu di chuyển xuống dưới khi ra đời, nhưng thường thì nó sẽ di chuyển về đúng chỗ trong vòng một năm đầu. Và hoóc môn thai kỳ của bạn sẽ khiến cho phần bìu của bé bị sưng lên khi mới sinh. Tương tự, nếu bạn có bé gái, âm hộ của bé cũng sẽ hơi bị phù, sưng. Tất cả những dấu hiệu này sẽ biến mất trong vòng vài tuần đầu.
  • thai nhi tuần 32, em bé đã có thể dễ dàng nhắm mắt mở mắt, nhấp nháy, nheo mắt, và luyện tập điều tiết mắt. Khi ánh sáng mạnh xuyên qua thành bụng mẹ, em bé đã có thể tránh đi, nhắm mắt lại, và đồng tử thì điều tiết để hạn chế lượng ánh sáng chiếu vào mắt.
  • Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục phát huy chức năng của mình ở tuần thai thứ 32 này. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất. Nếu em bé ra đời ngay bây giờ, đây sẽ là một trong những điểm khiến bạn chú ý nhất, đặc biệt là phần quanh lưng, vai, và cả trên hai chiếc tai nhỏ xinh xinh.
  • Cortizol sẽ được sản sinh nhiều hơn trong tuần này bởi những tuyến đặc biệt ở ngay trên chóp thận của em bé. Bằng cách nào đó, những tuyến thượng thận này tự động hiểu rằng chúng cần phối hợp với phổi để sản sinh ra những chất đặc biệt kia. Nói chung, ngoài phổi ra, thì tất cả các bộ phận trong cơ thể của em bé đã có thể hoạt động độc lập nếu em bé ra đời bây giờ.

5. Lời khuyên cho bạn

Một “tuần trăng mật bầu bì” sẽ là một cơ hội tuyệt vời để hai bạn tận hưởng thời gian bên nhau.
  • Hãy đi đứng khoan thai, đừng vội vàng gì cả. Luyện tập những bài tập trước khi sinh 10 phút mỗi ngày. Do độ cân bằng cơ thể đang thay đổi nên phụ nữ mang thai thường dễ bị ngã hơn. thai nhi tuần 32 bạn cũng sẽ không nhìn thấy rõ mặt đất dưới chân mình nữa do tầm nhìn bị chắn bởi chiếc bụng quá khổ, vậy nên hãy cứ ung dung, từ tốn.
  • Khi thai nhi tuần 32, hãy tận dụng cuối tuần để đi chơi xa. Một “tuần trăng mật bầu bì” sẽ là một cơ hội tuyệt vời để hai bạn tận hưởng thời gian bên nhau, và cùng nhau tập trung vào những gì quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. Nhớ mang theo máy ảnh và ghi lại những khoảnh khắc quý báu khi bạn đang mang thai này. Có thể bạn thấy mình không lấy gì làm quyến rũ cho lắm, nhưng sẽ có lúc bạn nhìn lại số ảnh này vì thầm mừng rằng may mà mình đã lưu lại những giây phút ấy..
  • Hãy lên kế hoạch để hoàn thành các công việc của mình nếu bạn chưa hoàn thành chúng. Hãy tính toán một cách thực tế về lượng công việc bạn có thể hoàn tất, và biết công việc nào có thể giao lại cho người khác. Bạn cần phải tạm nghỉ việc với tinh thần thoải mái, chế độ ăn uống luôn hợp lí.  Bạn đã xong xuôi công việc của mình, và giờ là lúc bạn tập trung cho một giai đoạn rất quan trọng trong đời.

Thai nhi tuần 33 – Bạn đã ở rất gần tháng mang thai cuối cùng của mình rồi. Cũng đã sắp đến lúc bạn đếm ngược từng ngày, và có vẻ như chẳng mấy chốc mà bạn sẽ chạm đến cái đích của 40 tuần mang thai. Nếu bạn vẫn đang đi làm, thì đây là lúc bạn thu dọn để kết thúc công việc, vì thường thời gian nghỉ sinh bắt đầu từ trước khi sinh khoảng 4 đến 6 tuần.

Những ngày làm việc cuối cùng dường như trôi qua rất chậm chạp, bạn tưởng như chúng chẳng bao giờ kết thúc cả. Ngoài em bé ra, tập trung vào thứ gì bây giờ cũng quá khó khăn, và bạn thấy mình như cứ trôi dạt vào những miền mông lung tưởng tượng nào vào đúng những lúc không nên nhất.

Đây là cách mà tạo hóa chuẩn bị tâm lý cho bạn để bạn bước vào một trong những sự kiện đặc biệt nhất trong đời. Vậy nên, ít nhất cũng hãy cố gắng tỏ ra mình rất quan tâm chăm chú đến cuộc họp, cho dù thực ra bạn đang bận rộn nhẩm tính từng cái quần cái bỉm trong tủ áo quần của em bé.

Nghỉ ngơi một chút, và hãy thư giãn, đừng bắt bản thân mình phải cố gắng quá khi không cần thiết.

Bạn sắp sinh rồi à?

thai nhi tuần 33 là lúc bạn nên dành thời gian để thư giãn và cảm thấy tự hào về những gì mà cơ thể bạn đang làm để nuôi dưỡng em bé. Cho dù đáng ra bạn phải cảm thấy rất mệt mỏi ở tuần thứ 33 này, thì vẫn có những điều dễ chịu để bạn tận hưởng.

Thường thì mọi người sẽ đối xử rất tử tế với bạn, và luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu họ thấy bạn đang cần. Mọi người thường tò mò và quan tâm một cách chân thành về bạn, về em bé; và bạn sẽ thường được hỏi rằng bao giờ thì sinh, bạn có biết em bé là con trai hay con gái chưa, đây có phải là con đầu lòng của bạn hay không, v.v…

Sự quan tâm, thích thú của mọi người thường dễ được lan tỏa, và điều này thường khiến bạn càng cảm nhận được rõ ràng rằng bạn sắp đón nhận một sự kiện rất trọng đại trong đời. Mọi người cũng rất dễ thông cảm với bạn, nên bạn không cần phải mất sức giải thích gì nhiều mỗi khi bạn muốn nghỉ ngơi thay vì tham gia một vụ tiệc tùng hay tụ tập nào đó. Và sự thật là bạn sẽ muốn làm như vậy, nhất là nếu bạn mang thai vào mùa hè, khi mà việc phải ì ạch mang vác một chiếc bụng bầu bự quả là một thử thách.

1. Những thay đổi của cơ thể bạn trong thai nhi tuần 33

  • Khi thai nhi tuần 33, nếu em bé của bạn đến giờ vẫn còn đang nằm ngôi ngược, thì hy vọng tuần này bé sẽ chuyển sang ngôi thuận. Điều này sẽ khiến cho bạn thở phào nhẹ nhõm, vì cái đầu nhỏ mà cứng và đầy xương kia sẽ không còn thúc vào ngay dưới mạng sườn của bạn nữa. Nằm ngôi thuận là tư thế thuận lợi nhất để em bé ra đời.
  • Lúc này, có thể hai đầu vú của bạn đã bắt đầu rỉ ra một chút sữa non. Bạn sẽ thấy sữa đóng khô lại ở trên đầu vú mỗi khi cởi áo ngực ra. Ngực bạn càng trở nên nặng nề hơn và vằn vện những đường gân máu xanh. Hãy nhớ mặc áo ngực dành cho thai phụ, và cỡ loại vừa vặn, phù hợp với mình. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực mà hai bầu ngực nặng nề đang đặt lên vai và lồng ngực của bạn.
  • thai nhi tuần 33 khối nước ối bao bọc em bé đang đạt khối lượng lớn nhất, và từ giờ nó sẽ chỉ giảm dần đi. Dịch ối có mùi rất đặc trưng, và không hề giống mùi nước tiểu. Ở giai đoạn này, các bà mẹ mang thai thường hay nhầm lẫn, không biết họ đang bị đái rắt hay rò nước ối. Nếu bạn nghi ngờ màng ối của bạn bị vỡ, hãy nhờ bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn kiểm tra. Họ sẽ xét nghiệm dịch này để biết nó thực chất là gì.
  • Bạn sẽ có thể cảm giác như tim mình đang đập loạn nhịp, hoặc đập nhanh hơn trong thời gian này. Bởi vì có nhiều thay đổi trong việc phân bổ các mạch máu chủ và vì cái khối lượng đang đè lên tim, việc tim đập nhanh là rất bình thường. Nhưng nếu bạn bị đau ngực và khó thở, thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay.

2. Những thay đổi tâm lý

  • Một cảm giác nóng ruột thiếu kiên nhẫn bắt đầu len lỏi vào trong bạn. Bạn cảm thấy chờ đợi như vậy là quá đủ rồi. Bạn đã tưởng tượng hình dáng và khuôn mặt của con lâu nay, và giờ bạn chỉ muốn xem xem tưởng tượng của mình đúng đến đâu. Con mình liệu có cái mũi giống mình không? Liệu nó trông có giống bố chồng mình không? Liệu có phải là con trai (hoặc con gái) giống như mình mong muốn hay không? Có hàng triệu câu hỏi nhảy nhót trong đầu bạn. Hãy kiên nhẫn. Em bé vẫn đang lớn, và sẽ ra đời khi em bé đã sẵn sàng.
  • Và khi thai nhi tuần 33, Bạn sẽ hơi ủy mị một chút, và dễ bị xuống tinh thần trong tuần này. Chân và lưng đau nhức cứ rút hết sức lực của bạn, và bạn giờ chẳng muốn làm gì nữa cả. Hãy chiều theo những gì mà cơ thể đang cố gắng nói với bạn: nghỉ ngơi một chút, và hãy thư giãn, đừng bắt bản thân mình phải cố gắng quá khi không cần thiết. Hãy bỏ ra hẳn mấy ngày để thư giãn nếu bạn có điều kiện làm vậy. Bạn vẫn chưa đến lúc sinh, thế nên hãy chăm sóc, nuôi dưỡng bản thân mình cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thật là khó để nhớ đến thai kỳ như một quãng thời gian khỏe mạnh bình thường trong đời. Đôi khi nó trở thành một gánh nặng, nhưng đối với phụ nữ mạnh khỏe và đầy đủ khả năng sinh sản, thì mang thai là một trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Hãy bình thường hóa nó, đừng nhìn nó như thể một cái gì đó bất bình thường và cần được chữa trị.

3. Những thay đổi của em bé trong tuần này

  • Khi thai nhi tuần 33, não của em bé sẽ phát triển rất mạnh vào thời gian này. Tế bào thần kinh và những mối liên hệ thần kinh trong não đang phát triển để đến khi sinh ra, em bé sẽ hoàn toàn đủ khả năng để tiếp nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường. Hãy nhớ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu: ăn các thức ăn giàu Omega 3 và DHA, những thức này rất quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của não. Các loại dầu cá như dầu cá hồi, cá xac-đin và cá ngừ là những nguồn thực phẩm rất tốt có chứa các chất này.
  • thai nhi tuần 33, em bé sẽ tăng thêm khoảng 450gr nữa. Cơ thể tiếp tục có thêm nhiều mô mỡ để bảo vệ em bé lúc sinh ra. Đa phần các em bé sẽ bị giảm cân trong khoảng một tuần đầu sau khi sinh, hệ quả của việc sử dụng nhiều năng lượng. Tuy nhiên, sau khoảng hai tuần, đa số trẻ sơ sinh sẽ lại lên cân bằng với lúc mới sinh, hoặc cũng trên đà đạt được số cân cũ.
  • Em bé đã dài được khoảng 43.7 cm trong tuần này. Năng lượng được dồn để nuôi dài cơ thể giờ đây sẽ lại được tập trung để tăng số cân nặng. Trong vài tuần trước khi sinh, chiều dài em bé sẽ không tăng đáng kể, chỉ là vài cen-ti-mét mà thôi.
  • Em bé giờ đây sẽ không mấy khi cử động kiểu xoay tròn nữa, đơn giản là bởi vì tử cung đã quá chật chội để bé có thể chuyển động kiểu này. Nếu bạn cảm thấy có sự thay đổi trong cách chuyển động của em bé.

4. Lời khuyên cho bạn

  • Nếu bạn định nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tham gia một lớp hướng dẫn cho con bú. Đọc sách báo về việc làm sao để áp em bé vào ngực đúng cách khi cho bú sẽ rất khác với lúc quan sát trực tiếp. Đa phần các bà mẹ cho con bú đều gặp khó khăn trong thời gian đầu khi mới bắt đầu tập bú cho bé.
  • Đã vào thai nhi tuần 33 hãy mua một số tấm trải ni-lông để đặt lên chiếu của bạn. Nếu bạn bị vỡ ối khi đang nằm trên giường, bạn sẽ thấy nhẹ cả người vì mình đã chuẩn bị trước. Cũng nên chuẩn bị một cái khăn bông trong xe của bạn nữa, phòng khi bạn cần đến nó. Nếu nước ối bị vỡ khi đầu của em bé vẫn còn nằm cao phía mạng sườn, thì có khả năng nước ối sẽ phun ra nhiều hơn so với khi em bé đã trôi xuống phía dưới, nằm ở phần xương chậu.
  • Nếu bạn vẫn chưa đăng ký gói dịch vụ sinh nở nào, thì bây giờ hãy chuẩn bị cho việc đó. Suy nghĩ xem bạn muốn sinh cách nào, và ai là người ở bên cạnh bạn khi bạn sinh. Hãy nhớ rằng, khi nói đến chuyện sinh con thì không có gì là chắc chắn, và ưu tiên lớn nhất của bạn vẫn phải là sức khỏe và hạnh phúc của bạn và em bé.
  • Hãy nhìn vào danh sách tên mà bạn muốn đặt cho em bé, và chọn lấy những cái nào nổi bật nhất, khiến bạn thích nhất. Có thể có những cái tên vừa tháng trước bạn còn rất thích thú, thì giờ đây đã bị đẩy sang cột “chắc chắn không chọn”. Nếu bạn và bạn đời không thể đồng ý về một cái tên, thì hãy để cho cả hai có thêm thời gian. Đừng đánh giá thấp khả năng của em bé, vốn có thể khiến cho bạn nghĩ tới một cái tên mà bạn chưa từng nghĩ ra. “Trông con mình giống như một…” là câu nói mà các ông bố bà mẹ khắp nơi trên thế giới thường thốt lên.

Thai nhi tuần 34 – bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Ở thời điểm này, hầu hết các phát triển về thể chất của bé đã hoàn tất. Bé đã dài hơn 46cm và nặng 2,4kg, trong tử cung bé chiếm nhiều không gian hơn khối nước ối. Mẹ nên đi khám hàng tuần và cần kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS).

Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.

1. Sự phát triển của thai nhi tuần 34

Vào thai nhi tuần 34  trong quá trình phát triển thai kỳ bé đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg, cỡ một quả bí hồ lô.

Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không định nhào lộn thêm trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.

Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.

2. Cuộc sống của mẹ ở thai nhi tuần 34 thay đổi ra sao?

Tử cung, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa. Chỉ một số ít những phụ nữ mang thai may mắn không phải vật lộn với những phiền toái này.

Khi thai nhi tuần 34, sự phát triển của thai nhi đang đi đến giai đoạn quan trọng và mẹ sẽ bắt đầu phải đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ.

GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể mẹ và truyền sang cho bé trong quá trình sinh, GBS có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra này là rất quan trọng. Vi khuẩn tự đến và tự đi – đó là lý do vì sao mẹ không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ. Nếu có GBS, mẹ sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.

thai nhi tuần 34 là thời điểm tốt để mẹ lên kế hoạch sinh. Kế hoạch này cũng là điểm khởi đầu để thảo luận các mong muốn của mình với đội ngũ y tế. Sinh con là việc không thể đoán trước, rất có thể sẽ không theo kế hoạch đã định trước đến từng chi tiết, nhưng việc nghĩ trước về những lựa chọn của mình từ sớm và chia sẻ với bác sĩ sẽ giúp giảm đi nhiều lo lắng.

Gợi ý cho thai nhi tuần 34

Nếu không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích.

Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi sinh. Nếu bạn tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi và cất một nửa vào tủ lạnh. Nếu tự chăm con, bố mẹ sẽ mệt đến không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng nhanh là đã có những bữa ăn bổ dưỡng để bổ sung sức khoe bà bầu. Nếu không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích.

Thai nhi tuần 35, bé đã nặng khoảng 2,7kg, bé đang rụng dần lớp lông tơ và lớp sáp bao phủ và thường sẽ nằm ở tư thế chúc đầu xuống. Mẹ di chuyển nặng nề hơn và bắt đầu có thể cảm nhận các cơn co thắt thường xuyên.

Chỉ còn vài tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

1. Sự phát triển của thai nhi tuần 35

thai nhi tuần 35 của thai kỳ, bé đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm, như một quả dừa. Bé đang “rụng” dần phần lớn lớp lông tơ bao phủ cơ thể và lớp sáp bao phủ làn da của bé trong suốt chín tháng nằm trong túi nước ối. Bé nuốt vào các chất này cùng các chất bài tiết khác, và cho kết quả là một hỗn hợp màu đen, gọi là phân su, “thành phẩm” của lần bài tiết đầu tiên của bé sau khi chào đời.

Vào cuối tuần này, bé sẽ được coi là đủ ngày đủ tháng. Các bé sinh trước 36 tuần được coi là sinh non và những bé sinh ra sau 40 tuần được coi là sinh muộn).

Thường bé sẽ nằm ở tư thế đầu chúc xuống. Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện “xoay thai từ bên ngoài” để dỗ bé vào vị trí quay đầu xuống bằng cách thao tác từ bên ngoài bụng của mẹ.

2. Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 35?

thai nhi tuần 35, Giờ bé đã chiếm rất nhiều chỗ khiến mẹ có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống thông thường. Chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa sẽ giúp ích hơn cho mẹ vào thời điểm này.

Mặt khác, mẹ có thể bị ợ nóng ít hơn và dễ thở hơn khi bé bắt đầu lọt xuống vùng chậu. Quá trình này gọi là sa bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu đây là bé đầu lòng. Nếu mẹ đã từng sinh, quá trình này có thể sẽ không xảy ra trước khi chuyển dạ.
Nếu bé đã lọt xuống, có thể mẹ sẽ thấy áp lực tăng lên ở vùng bụng dưới của mình, khiến việc đi lại thêm nặng nề, phải đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu bé ở vị trí rất thấp, mẹ có thể cảm thấy nhiều áp lực ở vùng âm đạo và khá khó chịu. Một số phụ nữ có cảm giác như họ đang phải mang một quả bóng bowling giữa hai chân mình vậy.

Khi thai nhi tuần 35 mẹ cũng có thể nhận thấy những cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn. Cần báo với bác sĩ về những dấu hiệu chuyển dạ của mình. Như một quy luật chung, nếu mẹ mang thai đủ tháng, thai không có biến chứng và ối vẫn chưa vỡ, bác sĩ có thể sẽ bảo mẹ chờ cho tới khi có những cơn co thắt kéo dài khoảng 1 phút mỗi cơn, diễn ra mỗi đợt 5 phút trong vòng 1 giờ.

Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sốt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.

Ngay cả khi mẹ đang tận hưởng một thai kỳ không biến chứng thì tốt nhất cũng hãy tránh đi máy bay hoặc đi du lịch xa nhà trong thai nhi tuần 35 này bởi vì mẹ có thể chuyển dạ vào bất cứ lúc nào. Thực tế là một số hãng hàng không sẽ không cho phép phụ nữ trong vòng 30 ngày trước ngày dự sinh lên máy bay.

3. Gợi ý cho thai kỳ tuần 35

Lưu ý gọi bác sĩ ngay nếu nhận thấy bé giảm hoạt động hay có dấu hiệu bị rỉ nước ối, hoặc nếu mẹ thấy có chảy máu âm đạo, bị sốt, nhức đầu nặng hoặc kéo dài, đau bụng liên tục hoặc thị lực thay đổi.
  • Hãy chụp ảnh lưu lại kỷ niệm của những tuần cuối thai kỳ này để sắp xếp tất cả theo trình tự thời gian. Bạn rồi sẽ nhìn lại những bức ảnh này, và tự hỏi da mình còn có thể kéo căng đến mức nào. Hãy đo vòng bụng bằng một cái thước dây và đo đường kính đi ngang qua rốn của bạn. Hãy xem xem vòng bụng đã lớn nhanh như thế nào chỉ trong vòng vài tuần. Hãy ghi chép đánh dấu trong lịch của bạn và theo dõi sự tăng trưởng của bụng bầu.
  • Khi thai nhi tuần 35, hãy siêng năng đọc tài liệu về việc sinh con để có một cuộc sinh nở chủ động và suôn sẻ. Những bậc cha mẹ đã có chuẩn bị về kiến thức sinh con thường sẽ thấy mình trở thành một phần trong cuộc sinh nở đó, chứ không giống như người ngoài cuộc, chỉ biết đứng nhìn. Nếu bạn dự định sinh ở nhà, hãy nói cho hộ sinh biết bạn đang cần những gì. Hãy lập một danh sách những số điện thoại cần gọi khi khẩn cấp, và đặt ngay cạnh điện thoại của mình là tiện nhất.
  • thai nhi tuần 35, hãy gói ghém sẵn túi đồ đạc gồm những vật dụng thiết yếu để bạn đi sinh ở bệnh viện. Hãy nhớ các thứ sau: những vật dụng để tắm rửa và vệ sinh cá nhân, áo quần cho bạn và cho em bé, tã cho bé sơ sinh, thuốc men, thẻ bảo hiểm, chi tiết về gói bảo hiểm y tế, danh sách các số điện thoại của gia đình, bạn bè thân thiết; và quan trọng hơn cả: chiếc gối của bạn. Hãy nhớ là bạn không cần soạn đồ như thể bạn đang chuẩn bị leo lên tàu viễn dương thám hiểm biển Ca-ri-bê. Và nếu bạn có quên thứ gì thì bố em bé vẫn có thể mang vào bệnh viện cho bạn cơ mà.

Thai nhi tuần 36, Bây giờ trông bạn quả thật giống như một trái đào chín vậy, tròn trịa và đầy hứa hẹn. Cho dù bạn luôn trân trọng từng giây phút mang thai tính cho đến thời điểm này, thì một vài ý nghĩ đáng sợ, vẩn vơ vẫn cứ lảng vảng trong tâm trí bạn. “Bụng bầu mình có to quá không nhỉ”, “Bụng bầu mình có bé quá không?”, “Có chắc là con mình sẽ ra đời được không?”, và câu hỏi này thì mới thật là kinh điển đây: “Làm sao mà con chui ra khỏi người mình được cơ chứ?”.

Cần đi khám khi thấy dấu hiệu gì bất thường ở thai nhi tuần 36

Phút trước bạn vừa cảm thấy thật bình thản thì phút sau đã lo sợ phát cuống lên. Chỉ hai tuần nữa là đến ngày dự sinh rồi, và đầu óc bạn chẳng nghĩ được gì ngoài chuyện đó. Cố gắng đừng suy nghĩ tiêu cực, mà hãy chỉ tin tưởng rằng cơ thể của bạn có đầy đủ khả năng để đưa em bé đến với cuộc sống này thật an toàn.

Và khi thai nhi tuần 36 hãy tin vào những người đang chăm sóc sức khỏe cho mình và sắp trợ giúp mình sinh bé. Dù gì đi nữa, cũng luôn có đầy đủ những thiết bị y tế và dịch vụ cấp cứu sẵn sàng trợ giúp bạn và con. Hãy nhớ, điều duy nhất bạn có thể chắc chắn về việc mang thai là sớm muộn nó cũng kết thúc, và với bạn thì sắp rồi.

1. Bạn sắp sinh em bé?

Một số bà bầu có thể sẽ sinh luôn trong thai nhi tuần 36. Nếu bạn cảm giác như thai nhi không có thêm sự phát triển gì và các triệu chứng còn giảm dần nữa, thì hãy coi như đó là vì cơ thể bạn đang tập quen dần với thực tế là bạn sắp hết mang thai.

Ở một số bà bầu, nút màng nhầy ở cố tử cung biến mất, và họ coi đó là dấu hiệu mình sắp chuyển dạ đến nơi. Thực ra thì, nút nhầy này có thể biến mất hàng mấy tuần trước lúc em bé ra đời, thế nên bạn cũng đừng phấn khích quá khi thấy hiện tượng này.

2. Những thay đổi của cơ thể bạn trong thai nhi tuần 36

  • Bạn cảm giác và thấy rõ mình to ra, và biết rằng cái bụng bầu là bộ phận đầu tiên trên cơ thể mình nhoài qua cửa khi bạn bước vào một căn phòng. Đã mấy tuần rồi bạn không còn nhìn thấy chân mình, và phần dưới bụng bầu cứ như thể không hề tồn tại vậy.
  • Bây giờ, tìm được áo quần vừa vặn cũng không dễ nữa, kể cả những chiếc “trung thành” nhất với bạn trông cũng như chực bung chỉ. Hãy sáng tạo một chút, và hãy mượn áo quần từ những người bạn đã có con rồi. Đó cũng là việc bình thường ở những tuần cuối này.
  • Khi thai nhi tuần 36, tìm được một tư thế nằm thoải mái thì dường như là điều không thể. Nằm sấp thì chắc chắn là không được, mà nằm ngửa thì không tốt cho cả bạn và bé; lý do là một trong các mạch máu chủ (tĩnh mạch chủ) sẽ bị dạ con chèn ép nếu bạn nằm tư thế này. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lên và đặt trên một chiếc gối.
  • Thời gian này, bạn nên tránh đám đông và người ốm. Không phải lúc nào cũng tránh được bệnh tật, nhưng hãy cố hết sức trong khả năng có thể. Bạn cần phải khỏe mạnh để chuẩn bị cho lúc lâm bồn, và cũng cần phải duy trì nguồn sức lực dữ trữ của mình nữa.
  • Và ở thai nhi tuần 36, bàn chân và mắt cá chân của bạn trông cứ như lẫn vào nhau. Điều này thực sự không có gì đáng buồn cười. Sưng tấy như vậy quả rất khó chịu. Có thể bạn đã phát ngấy việc phải mang mỗi một đôi giày ngày này qua ngày khác, nhưng cũng đừng lấy vậy làm phiền. Sau khi sinh con, đa phần các bà mẹ đi tiểu tiện rất nhiều, nghĩa là họ đang loại bỏ một lượng lớn các chất lỏng trong cơ thể qua đường tiểu. Bạn đừng nên mua giày ngay bây giờ; bàn chân của bạn sẽ sớm hết phù nề thôi.
  • Ngực của bạn có thể đang ra càng nhiều sữa non hơn, đến mức phải dùng miếng thấm thường xuyên. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đây, thì điều này lại càng bình thường. Cho dù bạn cảm thấy hai bầu ngực thật nặng nề và khó chịu, hãy nghĩ rằng chúng đang làm một công việc rất quan trọng, đó là sản sinh sữa để nuôi con bạn.

3. Những thay đổi tâm lý của bạn

  • Bạn hãy dành những khoảng thời gian ngồi thiền và thư giãn trong tĩnh lặng. Những công việc chuẩn bị phải làm quá gấp có thể khiến những bà mẹ tháo vát nhất cũng phải mất bình tĩnh; vậy nên, hãy dành cho mình những khoảng lặng như vậy để tập trung vào những gì quan trọng nhất. Đi tiệm mát-xa trị liệu, tham gia lớp Yoga dành cho bà bầu, đi bơi, hoặc đi bộ từng quãng dài là những cách để bạn giúp đầu óc mình thảnh thơi.
  • Khi thai nhi tuần 36, có thể bạn đang có chút mặc cảm có lỗi với mấy bé lớn nhà bạn, vì bạn chuẩn bị sinh ra một thành viên gia đình mới và làm xáo trộn cuộc sống của chúng. Bạn có thể đang tự hỏi làm thế nào bạn yêu đứa con sắp tới của mình nhiều như những đứa bạn đang có đây. Đừng lo lắng phiền muộn về những khả năng khó mà xảy ra. Một cách tự nhiên, bạn sẽ yêu thương em bé rất nhiều.
  • Hãy mua sắm một vài thứ mới cho bé, cho dù bạn có thấy là bé chỉ cần thừa hưởng áo quần từ anh chị mình thôi là đã khá đủ rồi. Bạn cần làm gì đó để bản thân cảm thấy là mình đã cố gắng để trân trọng em bé, đúng nghĩa là một đứa trẻ đặc biệt và duy nhất.  Hãy bảo anh chị bé viết thư cho bé. Khi mấy đứa trẻ lớn lên, những bức thư này có thể khiến chúng vui và nhớ rằng chúng cần yêu thương nhau như thế nào.

4. Những thay đổi của em bé trong thai nhi tuần 36

Đơn giản là bởi vì trong bụng bây giờ đã quá chật chội, và bé dành chủ yếu thời gian để ngủ và nghỉ ngơi.
  • Em bé đã nặng hơn 3kg rồi và cứ mỗi ngày cơ thể bé lại tăng thêm cân và sản sinh thêm mỡ. Chiều dài em bé phát triển chậm lại, và bé hiện dài khoảng 53cm, gần bằng chiều dài trung bình.
  • thai nhi tuần 36, bạn có thể sẽ thấy là em bé không cử động gì mấy nữa. Đơn giản là bởi vì trong bụng bây giờ đã quá chật chội, và bé dành chủ yếu thời gian để ngủ và nghỉ ngơi. Bé cũng cần để dành năng lượng cho sự kiện trọng đại và khó khăn sắp tới. Cũng có thể em bé của bạn lại có rất nhiều cử động mạnh và hăng hái trong thời gian này. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu gì bất thường, và bạn thấy em bé có vẻ kém hoạt bát một cách khó hiểu, thì cũng nên tin theo linh tính của mình và đi gặp bác sĩ hoặc hộ sinh để kiểm tra.

5. Lời khuyên cho bạn

  • thai nhi tuần 36, hãy nói chuyện với gia đình và bạn bè, những người vừa mới có em bé gần đây. Nếu họ có những trải nghiệm hay nào đó với bác sĩ nhi của con họ, bạn cũng hãy nói những điều này với bác sĩ của bạn. Nếu bạn có bác sĩ riêng, bạn có quyền yêu cầu để được tự chọn bác sĩ nhi cho con mình.
  • Hãy lên danh sách những ai có thể hỗ trợ bạn khi bạn sinh con. Tuy nhiên, cần tránh việc lên kế hoạch quá cụ thể và cứng nhắc. Việc làm này sẽ giúp bạn biết rằng xung quanh mình luôn có những người quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Chỉ cần biết như vậy bạn cũng đã cảm thấy khác lắm rồi.
  • Hãy để bạn đời thử chở bạn đến bệnh viện, để các bạn làm quen với lộ trình, nơi đỗ xe, biết phải làm gì nếu bạn đi sinh ngoài giờ làm việc, và những số điện thoại, thông tin quan trọng của bệnh viện mà bạn cần biết khi đi sinh.

 

Thai nhi tuần 37 bạn sẽ cảm nhận được tất cả những đau nhức dù là nhỏ đến thế nào. Bạn sẽ băn khoăn không hiểu những gì mình đang cảm nhận là co bóp tử cung hay là đau đẻ sớm. Nhiều phụ nữ cảm thấy rất khó để xác định là họ có đẻ sớm hay không và để chắc chắn, họ cần phải đi khám ở tuần 37 của thai kì.

Đừng ngại hỏi bác sĩ về vấn đề này. Thời điểm này bạn sẽ được kiểm tra theo từng tuần vì thế hãy cứ bày tỏ những thắc mắc của mình. Hãy ghi ra một danh sách những điều cần hỏi nếu bạn không thể nhớ hết một lúc, hoặc có thể nhờ chồng nhắc nhở bạn.

Xác định chính xác chất xúc tác cho quá trình đau đẻ là rất khó, mặc dù có giả thuyết cho rằng bé sẽ phát ra một loại protein để bắt đầu quá trình co thắt trong người mẹ.

Hơn lúc nào hết, mọi người sẽ hỏi bạn rất nhiều về ngày dự sinh. Bạn sẽ nhận được nhiều lời hỏi thăm, thường là từ những người hoàn toàn xa lạ, có người cảm thấy thực sự hứng thú hoặc có người chỉ đơn giản là tò mò xem bạn đang cảm thấy thế nào.

Hãy chuẩn bị cho những sự tò mò cũng như sự thông cảm từ những người phụ nữ khác đã từng trải qua thời kì này giống bạn. Cũng không cần phải nói chính xác về ngày dự sinh của mình. Không phải tất cả mọi người đều cần biết chính xác và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời lặp lại cùng một vấn đề nhiều lần

1. Những thay đổi sinh lý thai nhi tuần 37

  • Cũng giống như những thay đổi khác trong suốt 9 tháng thai kì, bạn có thể nhận thấy mình rậm lông hơn. Bạn có thể bị mọc lông trên mặt, trên lưng và thậm chí ở đầu vú. Nhổ những cái lông này đi không gây ảnh hưởng gì cả. Nhiều bà bầu vẫn duy trì lịch tẩy lông (waxing) bình thường của mình. Thông thường trước khi sinh bà bầu thường yêu cầu được tẩy lông mu. Việc này không hề ảnh hưởng đến em bé, nếu có thì cũng chỉ là làm bạn đau mà thôi.
  • thai nhi tuần 37, bạn có thể cảm thấy khô mắt như kiểu có cát trong mắt vậy. Đó là bởi vì có một lượng nước lớn tuần hoàn trong cơ thể bạn dẫn đến hình dạng của tròng mắt thay đổi. Bình thường nước mắt vẫn làm trơn bề mặt ngoài của mắt nhưng bây giờ nước mắt không thể chảy theo đường bình thường, thay vào đó lại chảy xuống cổ. Luôn mang theo khăn giấy và nước nhỏ mắt nếu bạn cảm thấy khó chịu vì điều này.
  • Từ giờ trở đi bạn có thể không tăng cân nữa, nhưng em bé thì có. Bé vẫn được bao bọc bởi lớp mỡ dưới da cho đến khi được sinh ra. Não của trẻ sơ sinh chưa có cơ chế thích ứng với nhiệt độ hoàn chỉnh nên chúng cần có bộ đệm để cách nhiệt với các bộ phận quan trọng khác của cơ thể.

2. Những thay đổi tâm lý của mẹ

  • Bạn sẽ cảm thấy gần như sẵn sàng trong thai nhi tuần 37, như kiểu bạn đang trong tư thế chờ đợi mà chỉ cần đợi tín hiệu để tiến lên. Bạn sẽ không muốn đi quá xa khỏi nhà và cũng không muốn đi khỏi nhà trong thời gian quá lâu. Bạn có thể bàn bạc với chồng về các kế hoạch cho các khả năng có thể xảy ra nhưng bạn vẫn luôn nghi ngờ rằng bạn có thể bỏ quên điều gì đó.
  • Nếu bạn không còn nhiều thứ để chuẩn bị cho em bé , thì hãy nhìn lại những bức ảnh hồi nhỏ của bạn với chồng và chọn ra những nét bạn muốn con mình có. Với những phụ nữ đã có con rồi thì hãy nhìn những bức ảnh hồi bé của con bạn và mường tượng ra đứa bé sắp sinh lần này.
  • thai nhi tuần 37, hãy nhạy cảm với những tín hiệu cơ thể báo hiệu sự đau đẻ có thể bắt đầu. Xác định chính xác chất xúc tác cho quá trình đau đẻ là rất khó, mặc dù có giả thuyết cho rằng bé sẽ phát ra một loại protein để bắt đầu quá trình co thắt trong người mẹ.

3. Những thay đổi của bé trong tuần này

  • Bé sẽ tập thở nhiều hơn và cơ thể sẽ sản sinh các chất có hoạt tính bề mặt nhiều hơn trong thai nhi tuần 37. Nếu bé được sinh ra đúng thời điểm thì phổi của bé sẽ đủ khả năng để hỗ trợ thở và không cần nhờ tới hỗ trợ y tế.
  • Bé nặng khoảng gần 2,9 kilôgam và dài khoảng 49 xen-ti-mét. Bé đã phát triển hoàn toàn để có thể thích ứng với một cuộc sống độc lập bên ngoài.
  • Não của bé vẫn tiếp tục phát triển kết nối các dây thần kinh và việc này vẫn tiếp tục trong suốt những năm tháng đầu đời của bé. Khi bé vẫn còn trong bụng mẹ, hãy thử đọc truyện, bật nhạc và hát cho bé nghe. Bạn hãy khuyến khích chồng bạn tham gia vào những khoảnh khắc này. Đừng lo, bé không nghĩ bố mẹ mình kì cục đâu, mà thực chất những tác động sớm đó sẽ giúp bé trở nên nhanh nhẹn và thông minh hơn.

Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi tuần 37

Hãy thử bật nhạc nhẹ nhàng và làm một số động tác thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.
  • Khi thai nhi tuần 37, hãy đến bể bơi đặc biệt khi bạn mang thai vào mùa hè. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vì nước sẽ nâng đỡ cơ thể bạn. Đừng lo lắng vì vẻ bề ngoài của mình, sẽ không ai để ý đâu. Bơi lội và nổi trên nước là một các thức tuyệt vời để giảm nhiệt độ cơ thể của bạn.
  • Đọc nhiều sách, xem phim, gọi điện cho bạn bè và viết một vài bức thư. Hãy tận dụng thời gian của bạn và tận hưởng những việc mà trước đây bạn không có thời gian để làm khi vẫn còn phải đi làm. Nếu mà bạn còn có những đứa con khác thì hãy tìm hiểu những hoạt động mà bạn có thể làm cùng con. Hãy để cho con tham gia vào việc chuẩn bị cho em bé.
  • Hoặc nghĩ đến việc chuẩn bị món quà của em bé cho từng đứa con của bạn. Đây là một cách hiệu quả để thúc đẩy tình cảm anh chị em. Hãy nói chuyện với các con rằng ai sẽ là người trông chúng khi bạn vào viện và nói cho con biết con có thể vào thăm bạn và em bé. Những đứa trẻ được thông báo trước như vậy sẽ cảm thấy chúng có vai trò quan trọng và sẽ thích ứng với sự thay đổi trong gia đình dễ dàng hơn.
  • thai nhi tuần 37, hãy đến những buổi thăm khám trước khi sinh và biết được khi nào thì bạn không phải đến nữa. Nhiều phụ nữ có mối quan hệ rất thân thiết với y tá hoặc bác sĩ và họ sẽ cảm thấy buồn khi không được gặp bác sĩ hoặc y tá nữa.
  • Hãy để cho chồng ngủ ở chỗ khác nếu bạn cần thêm chỗ nằm. Chứng mất ngủ sẽ không được cải thiện nhiều và việc đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng đến anh ấy. Nếu bạn có giường riêng thì hãy sắp xếp gối xung quanh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Những tiếng động nhỏ từ quạt hay từ đài có thể giúp bạn ngủ dễ hơn. Hãy thử bật nhạc nhẹ nhàng và làm một số động tác thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.

 

Thai nhi tuần 38, mặc dù có thể bạn đã từng nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ đạt đến mốc này, thì giờ hãy coi đó như một sự khen ngợi dành cho mình. Bạn có thể cảm thấy quá mệt mỏi trong suốt thời kì thai nghén rồi và bây giờ bạn chỉ muốn nó kết thúc mà thôi. Bạn cảm thấy việc đi đứng, sinh hoạt càng ngày càng rất bất tiện và năng lượng của mình đi đâu hết mất. Rất là khó để tập trung lâu vào việc gì đó hoặc là đặt ra các kế hoạch cho em bé. Như thể là cuộc sống của bạn đang bị treo lơ lửng trong thời gian này.

Y tá hoặc bác sĩ sẽ hỏi bạn về những chuyển động của bé, bé có tích cực khua khoắng tay chân hay không, hỏi xem bạn có cảm nhận những thay đổi hoạt động của bé hay không.

Thời điểm này việc “làm ổ”, đứng, sinh hoạt càng ngày càng rất bất tiện và năng lượng của mình đi đâu hết mất. Rất là khó để tập trung lâu vào việc gì đó hoặc là đặt ra các kế hoạch cho em bé. Như thể là cuộc sống của bạn đang bị treo lơ lửng trong thời gian này.

Tuy nhiên, không phải bà bầu nào cũng coi cái mốc 38 tuần là lúc bắt đầu có thể yên tâm ngơi nghỉ. Một số người sẽ thấy điên đầu về việc dọn dẹp và nhìn thấy bụi bẩn ở mọi góc nhà. Không có phòng nào sạch khuẩn cả và để chuẩn bị một căn nhà sạch tinh tươm chào đón em bé là ưu tiên số một của họ. Các ông chồng có thể cảm thấy điều này có chút gì đó buồn cười. Nhưng hiện tượng “làm ổ” này rất phổ biến và cũng hoàn toàn dễ hiểu khi các bà mẹ muốn có một môi trường sạch và an toàn cho em bé.

1. Những thay đổi của cơ thể bạn trong thai nhi tuần 38

  • Khi thai nhi tuần 38, bạn sẽ phải trải qua nhiều cơn co thắt Braxton Hicks, vốn giúp thúc đẩy lưu thông máu đã được oxi hóa vào tử cung và bé. Đôi khi những cơn co bóp này rất mạnh nhưng bạn cũng không cần phải bận tậm trừ khi bạn cảm thấy đau. Nếu thấy khó chịu, bạn có thể tắm nước ấm hoặc thay đổi tư thế, sẽ dễ chịu hơn nhiều.
  • Nếu bé đã chúi xuống khung chậu của bạn thì hình dạng cơ thể bạn sẽ thay đổi và mọi người thường trêu là bạn “đã tụt”. Mặc dù điều này làm cho bạn dễ thở hơn nhưng áp lực lên bàng quang của bạn sẽ lớn hơn. Nhà vệ sinh sẽ là nơi mà bạn viếng thăm nhiều nhất. Hãy tin tưởng rằng mọi thứ đang tiến triển tốt.
  • Khi thai nhi tuần 38, nếu nước ối của bạn rỉ ra từ âm đạo, những cơn co bóp đến khoảng 15 phút một lần, hoặc là những cơn đau lưng dồn liên tiếp, hãy nói chuyện với y tá hoặc bác sĩ. Tất cả đều có thể là triệu chứng của một cơn đau đẻ thật sự.
  • Bạn sẽ cảm thấy nặng nề và tắc nghẽn ở khung xương chậu. Nếu bạn đã từng có em bé trước đây, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bạn không thể giữ được em bé nữa đặc biệt là khi bạn đứng. Các cơ xương chậu đang phải làm việc hết sức mình để giữ được trọng lượng tập trung của tử cung và giống như cái dây bị căng quá đà, nó vẫn chùng xuống ở những điểm quan trọng. Cố gắng ngồi khi có thể. Hãy tìm một chiếc ghế thoải mái, uống nước, đọc sách và nhớ để điện thoại bên cạnh. Bạn không cần phải giải thích với bất kì ai khi bạn đã ở tuần thứ 38, đây là một trò chơi chờ đợi.
  • Vùng da bụng bị kéo dãn và căng như một cái trống. Rốn của bạn trông như thể nó bị bục ra ngoài và vết rạn da của bạn sẽ có màu tím hoặc màu đỏ đậm. Bạn có cảm giác da bụng của bạn không thể căng hơn được nữa nhưng không phải thế. Nếu bạn vòng tay xung quanh xuống dưới bụng bầu, các ngón tay của bạn thậm chí còn không chạm được vào nhau.

2. Thay đổi tâm lý của mẹ

  • Khi thai nhi tuần 38, bạn sẽ cảm thấy ruột gan nóng như lửa đốt. Bạn đã mong chờ đến thời điểm này từ rất lâu rồi và nếu vẫn chưa có gì xảy ra, bạn có thể cảm thấy hơi thất vọng.
  • Gia đình và bạn bè thân thiết sẽ thường xuyên hỏi thăm xem bạn đã đẻ chưa. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời cùng một câu hết lần này đến lần khác. Tốt hơn hết là bạn nhắn họ đừng sốt ruột, khi nào có tin mới bạn sẽ báo.
  • Bạn sẽ có một cảm xúc lẫn lộn mong chờ và háo hức, lo lắng và sốt ruột. Đây là một tuần của cảm xúc và nó có thể trở nên tồi tệ nếu bạn cảm thấy bạn không điều khiển được những gì đang xảy ra.
  • thai nhi tuần 38, nếu bạn lo lắng bạn sẽ đối phó thế nào với cơn đau khi sinh con, hãy đọc tất cả những gì có thể về các cách giảm đau. Hãy nói với bác sĩ hoặc hộ sinh bạn muốn mọi việc diễn ra thế nào và lên kế hoạch đầy đủ cho việc sinh nở của mình.

3. Những thay đổi của em bé trong thai nhi tuần 38

  • Ở thai nhi tuần 38, mặc dù có thể bạn cảm thấy mình đã mất hết cả kiên nhẫn, thì em bé cũng vẫn cứ ung dung như thường. Mặc dù trong bụng mẹ có ấm áp thế nào thì bé cũng sẽ phải ra ngoài sớm thôi chứ không thể ở lì trong đó được. Bé của bạn gập người một cách hoàn hảo trong tử cung đến nỗi mà sau khi sinh ra, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sao bé có thể nằm vừa khít trong cơ thể bạn. Những ngày ngay sau khi sinh, bé sẽ nằm và uốn người theo đúng tư thế ở trong bụng mẹ trong suốt thai kì.
  • Y tá hoặc bác sĩ sẽ hỏi bạn về những chuyển động của bé, bé có tích cực khua khoắng tay chân hay không, hỏi xem bạn có cảm nhận những thay đổi hoạt động của bé hay không. Họ thậm chí còn yêu cầu bạn ghi lại để mang tới khi đi khám thai. Bạn có thể phải làm CTG (ghi tim thai và cơn gò sản phụ), kiểm tra nhịp tim của bé cũng như các chuyển động trong tử cung. Việc làm này sẽ giúp bé được chăm sóc tốt hơn về sau.

4. Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi tuần 38

Hãy tìm một chiếc ghế thoải mái, uống nước, đọc sách và nhớ để điện thoại bên cạnh.
  • Khi thai nhi tuần 38, đừng đợi đến phút cuối mới chuẩn bị đồ dùng để đi viện. Việc phải cố gắng tìm các vật dụng cần thiết vào những phút cuối này sẽ tạo ra quá nhiều áp lực không đáng có. Bạn chỉ cần mang ít đồ thôi vì nếu bạn sinh thường thì bạn phải ở lại bệnh viện nhiều nhất là 3 ngày. Hầu hết bà bầu đều mặc quần áo bình thường của họ chứ không mặc đồ ngủ, vì thế hãy chọn những bộ thoải mái, dễ mở ở phía trên nếu bạn định cho con bú.
  • Nếu bạn không định cho con bú, bạn cần chuẩn bị các vật dụng và công thức riêng. Hãy xác nhận lại với bệnh viện bạn cần sắp xếp những gì có thể để rửa và vệ sinh núm vú cao su cho con bạn.
  • Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi khi mang thai rồi và muốn được kích đẻ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Lựa chọn này phụ thuộc vào từng người, tuy nhiên rất nhiều yếu tố cần được cân nhắc trước khi quyết định. Hãy lưu ý rằng đối với những trường hợp kích đẻ thì khả năng phải sử dụng đến dụng cụ sẽ cao hơn là chờ đến cơn đau đẻ tự nhiên.
  • Nếu bạn đã được chỉ định mổ đẻ thì bạn có thể sẽ được gặp bé vào cuối tuần 38 này.

 

Thai nhi tuần 39, bạn có thể rất dễ nóng giận vì chờ đợi ngày “khai hoa nở nhụy”. Cố gắng tránh cảm giác như mình đang có một thai kỳ dài nhất thế giới, cho dù vẫn chưa có gì xảy ra khi ngày dự sinh đã trôi qua.

Trên thực tế, có ít hơn 5 phần trăm phụ nữ mang thai thực sự sinh em bé vào đúng ngày dự sinh, phần lớn là sinh trước hoặc sau đó. Điều này là do thường có một số nhầm lẫn về ngày ngày thụ thai, hoặc nhầm lẫn khi tính toán.

Hay đơn giản là, một số em bé cần thời gian ở trong bụng mẹ lâu hơn một chút so với các em bé khác. Vì vậy, dù bây giờ bạn có thể chưa cảm thấy gì, hãy tin là bạn rồi cũng sẽ đi đến kết thúc trong khoảng tuần tới.

Đi ngủ cũng vẫn đau, và bạn có thể sẽ bị những cơn đau này đánh thức ngay trong đêm.

Đã ở thai nhi tuần 39, khi nào thì kết thúc?

thai nhi tuần 39, bạn có thể trao đổi với bác sĩ của mình về việc giục sinh. Để thực hiện được việc này thì thông thường, cần phải có một số điều kiện, bao gồm sức khỏe của bạn cũng như của em bé.

Một số bà bầu quá choáng ngợp với cảm xúc lúc thai 39 tuần tuổi, đến nỗi cần được giục sinh. Họ bị tràn ngập bởi những dự đoán, hồi hộp, và căng thẳng chờ đợi chuyển dạ. Trong trường hợp đó, để tốt nhất cho họ, cần phải kích thích chuyển dạ. Trong khi đó, một số người khác thì có thái độ bình tĩnh hơn để “chờ xem”. Về cơ bản, mỗi người có những phản ứng khác nhau theo cách riêng của mình.

Những thay đổi về mặt thể chất trong thai nhi tuần 39

  • thai nhi tuần 39, trong những đợt khám thai lúc này, bạn có thể được kiểm tra CTG (Cardiotocographs – đo tim thai và độ co thắt tử cung) vài lần, cũng như được siêu âm để đánh giá mức độ trưởng thành hay quá tháng của em bé. Bạn cũng có thể được kiểm tra lượng nước ối, kích thước của em bé, và vị trí của nhau thai. Thông thường, khi thai quá tháng thì nhau thai sẽ không làm việc hiệu quả nữa, do vậy, điều quan trọng là nó cần phải được theo dõi cẩn thận.
  • Bạn có thể được yêu cầu ghi lại những lần chuyển động của thai nhi mà bạn cảm nhận được trong thai nhi tuần 39. Nếu có sự thay đổi hoặc giảm đáng kể trong những chuyển động này thì bạn sẽ cần phải nhập viện.
  • Bạn có thể cảm thấy áp lực đè lên cổ tử cung, một cảm giác rất khó tả, có lẽ tương tự như khi làm pap smear (lấy mẫu tế bào cổ tử cung để xét nghiệm), đầu của em bé càng đè nặng lên cổ tử cung thì cảm giác này xuất hiện càng nhiều. Lúc này, cổ tử cung của bạn sẽ dần mỏng đi, sẵn sàng để bắt đầu giãn nở. Trong suốt quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của bạn sẽ cần phải giãn nở đến 10 cm để đầu và cơ thể em bé thoát ra bên ngoài.
  • Bạn có thể thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Đó là chất màu trắng, hơi lỏng, do các tế bào ở cổ tử cung sản xuất ra. Một số bà bầu có thể thấy ra chất nhầy, và dù đó không phải là dấu hiệu thực sự của chuyển dạ, nhưng nó cũng cho thấy là có gì đó đang diễn ra ở bên trong.

Những thay đổi về mặt cảm xúc trong tuần này

  • Khi thai nhi tuần 39, mỗi cơn đau đến và đi là một dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ, nghĩa là những gì bạn mong đợi cuối cùng cũng đã đến. Đi ngủ cũng vẫn đau, và bạn có thể sẽ bị những cơn đau này đánh thức ngay trong đêm. Việc cố gắng giữ được một thái độ bình tĩnh là rất khó khăn khi thai đã được 39 tuần tuổi. Dường như không thể làm được bất cứ điều gì, hay có được một kế hoạch cụ thể nào, và bạn sẽ cảm thấy như thể toàn bộ cuộc sống của mình chỉ xoay sự kiện lớn này.
  • Trong tuần này, bạn sẽ có những cảm xúc lẫn lộn: thất vọng, vui mừng, hồi hộp, bồn chồn, sợ hãi, khó chịu, mệt mỏi, và có thể nhiều hơn nữa. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và làm những công việc đơn giản, nhẹ nhàng, không tốn nhiều năng lượng.
  • Hãy đọc một quyển sách có nội dung kích thích trí tưởng tượng của bạn, hoặc xem một bộ phim. Như vậy sẽ giúp giết thời gian và đánh lạc hướng tâm trí bạn ra khỏi sự chờ đợi hồi hộp. Hãy đi thăm bạn bè, hoặc tốt hơn nữa là yêu cầu họ đến thăm mình. Làm cái gì đó buổi sáng và buổi chiều thì nghỉ, tách ra như vậy để không có vẻ như ngày đang kéo dài vô tận.
  • Hãy thử hình dung mình đang chuyển dạ. Hãy tưởng tượng mình mạnh mẽ và làm được bất cứ điều gì cần thiết để em bé chào đời suôn sẻ. Hãy tin tưởng vào bệnh viện, bác sĩ, và các nhân viên y tế. Và trên hết, bạn cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của sức khỏe và sự an toàn của bạn cũng như của em bé hơn bất kỳ mong muốn nào khác về việc chuyển dạ. Đây là ưu tiên hàng đầu.
  • Bạn có thể có những giấc mơ kỳ lạ, sống động về em bé trong tuần này. Bạn mơ thấy mình đã có em bé mà không nhận ra, hoặc mơ thấy giới tính của bé không như mình vẫn mong đợi. Bạn thức dậy, cảm thấy còn mệt mỏi hơn khi đi ngủ, trí tưởng tượng của bạn thực sự đã làm việc quá sức khi bạn mang thai quá hạn.

Sự phát triển của thai nhi tuần 39

  • thai nhi tuần 39, hầu hết các lông tơ và chất nhầy trên da của bé lúc này đã được tái hấp thu vào trong, cuối cùng sẽ đến dạ dày và ruột. Tất cả những thứ này, kết hợp với các chất dịch mật và tế bào da chết tạo ra phân su, một chất đặc quánh và có màu xanh đen, trong lần thải ra đầu tiên của bé.
  • Bạn có thể cảm thấy như thể đứa bé sắp bật ra khỏi bạn, đặc biệt là nếu bạn đã có con trước đó. Giá mà thực tế cũng đơn giản được như vậy. Em bé của bạn đã đủ ngày đủ tháng nhưng chưa thực sự sẵn sàng để chào đời.
  • Nếu được sinh ra trong tuần này, cơ thể bé đã phát triển hoàn chỉnh và rất sẵn sàng để hít thở, bú, tiêu hóa, loại thải, khóc, và biểu hiện những đòi hỏi cho các nhu cầu của mình.

Những gợi ý cần thiết

Cố gắng tránh cảm giác như mình đang có một thai kỳ dài nhất thế giới, cho dù vẫn chưa có gì xảy ra khi ngày dự sinh đã trôi qua.

Khi thai nhi tuần 39, nếu bạn thật sự muốn cố gắng để chuyển dạ tự nhiên, bạn có thể thử vài cách dưới đây. Mặc dù không thể bảo đảm chắc chắn là được, nhưng chúng cũng có thể giúp ích cho bạn.

  • Ăn một bữa món Thái với cà ri thật cay, hoặc cố gắng uống một ít dầu hải ly (dầu thầu dầu). Cả hai cách này đều nhằm làm cho ruột co thắt. Quan hệ tình dục cũng được cho là có ích, vì trong tinh dịch nam có chứa chất prostaglandin (hỗn hợp chất béo), có hoạt động tương tự như các kích thích tố nhân tạo có trong gel được sử dụng để giục sinh.
  • Nếu có đủ sức thì bạn nên đi bộ nhiều một chút. Đi sẽ giúp tăng áp lực từ đầu em bé lên cổ tử cung, như vậy sẽ giúp cổ tử cung dần mỏng đi và dễ giãn nở.
  • Thử kích thích đầu vú nếu bạn có thể chịu đựng được. Một số bà bầu thấy cách này rất hữu ích để giúp tử cung bắt đầu co thắt. Nếu bạn không muốn tự làm điều đó thì có thể nhờ ông xã giúp.
  • Không nên làm việc nặng trong tuần này. Sơn nhà, xây tường đá, hoặc bắt đầu sửa nhà – mọi thứ đều phải chờ vào lúc khác.

 

Thai nhi tuần 40, bạn sẽ được kiểm tra lại vài lần để xem ngày dự sinh đã tính có thực sự chính xác hay không, bằng cách xem lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối của bạn, cũng như các kết quả siêu âm đã có. Bạn cũng có thể được kiểm tra âm đạo để đánh giá xem cổ tử cung có sẵn sàng cho việc chuyển dạ hay chưa.

Nếu em bé đã xoay đầu xuống dưới và dồn áp lực lên cổ tử cung thì khi đó cổ tử cung sẽ bắt đầu mỏng dần để chuẩn bị giãn nở. Thậm chí, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ có thể sẽ cố mở rộng cổ tử cung của bạn một chút và lấy màng nhầy quanh đầu em bé. Việc này sẽ giúp giải phóng các chất prostaglandin từ cổ tử cung của bạn, những chất đóng vai trò quan trọng kích thích các cơn co thắt.

Đến thai nhi tuần 40 thì quan trọng nhất là bạn phải luôn được theo dõi hết sức cẩn thận. Thông thường, bạn sẽ được theo dõi các chỉ số sinh lý và kiểm tra các kết quả CTG (Cardiotocographs – đo tim thai và độ co thắt tử cung) thường xuyên. Nhau thai lúc này đã không còn có thể làm việc hiệu quả như mấy tuần trước nữa, nhưng điều quan trọng là nó vẫn có thể hỗ trợ em bé của bạn.

Bác sĩ sẽ cho bạn biết về các thủ thuật giục sinh, bao gồm ARM (làm vỡ ối nhân tạo), Gel Prostaglandin (cho gel vào âm đạo), và truyền Syntocinon (truyền chất tổng hợp vào cánh tay).

1. Những thay đổi về mặt thể chất

  • thai nhi tuần 40, bạn có thể sẽ bị sưng phù. Mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên, đi bộ hay đứng lâu một chút cũng thật khó khăn.
  • Bạn cũng có thể bị khó chịu ở khu vực âm hộ vì bị sưng. Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé có vẻ như đã xuống rất thấp và bạn có cảm nhận rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg (gồm em bé, nhau thai và nước ối) trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.
  • Bạn có thể phải đi tiêu thường xuyên hơn, do áp lực của em bé đè lên ruột dưới và trực tràng làm cho bạn không còn nhiều chỗ để tích lũy chất thải nữa. Nếu bạn đã bị táo bón cho đến tận lúc này, bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đầu em bé gây áp lực lên trực tràng. Bạn cũng sẽ cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường hơn, vì bàng quang cũng không còn nhiều chổ trống để chứa nữa.
  • Bạn có thể thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy có lẫn chút máu. Đó là do lúc này máu đang căng đầy ở cổ tử cung của bạn, và một ít rò rỉ ra bên ngoài. Tình trạng này khá phổ biến.

2. Những thay đổi về mặt cảm xúc khi thai nhi tuần 40

  • Vào thai nhi tuần 40, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm vì cuối cùng cũng đến lúc kết thúc. Khoảng 15% phụ nữ mang thai trải qua 39 tuần thai kỳ, và rất hiếm khi bác sĩ cho phép họ qua hết tuần thai thứ 40. Vì vậy hãy yên tâm rằng, trong tuần này bạn sẽ có em bé.
  • Bạn sẽ có thể rất mệt mỏi vì phải nghe mọi người hỏi lý do vì sao vẫn chưa sinh. Bạn chán ngấy khi phải giải thích và lặp đi lặp lại cùng một thông tin. Hãy hạn chế giao tiếp, chỉ nên ở nhà với ông xã bạn thôi. Cố gắng đơn giản hóa mọi việc cho tuần này.
  • Bạn có thể lo lắng về khả năng bị vỡ ối ở nơi công cộng. Nhiều bà bầu tưởng tượng ra đó là một lượng lớn chất lỏng, tương tự như một cơn sóng thần, khi bung ra thì có thể cuốn trôi tất cả mọi thứ và mọi người. Trên thực tế, điều này rất khó xảy ra. Chỉ có 15% ca mang thai bị vỡ ối trước khi tử cung bắt đầu co thắt. Để yên tâm hơn, bạn chỉ cần luôn chuẩn bị sẵn bên mình một số khăn và băng vệ sinh.
  • Nếu bạn bị ra nước ối nhưng chưa thật sự bắt đầu chuyển dạ thì việc chờ đợi có thể sẽ căng thẳng. Hầu hết các bệnh viện phụ sản đều có quy định sẽ cho giục sinh 24 giờ sau lần đầu tiên sản phụ bị ra nước ối, nhằm tránh các nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Một trong những chức năng của túi ối là làm một lá chắn vô trùng bảo vệ cho em bé bên trong tử cung của người mẹ.

3. Sự phát triển của thai nhi tuần 40

Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé có vẻ như đã xuống rất thấp và bạn có cảm nhận rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg (gồm em bé, nhau thai và nước ối) trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.
  • Những em bé ra đời quá tháng có thể bị khô và bong tróc da, do các chất nhầy bảo vệ da bé trước đây đã được tái hấp thu vào bên trong cơ thể và không còn bảo vệ da được nữa. Bạn hãy chuẩn bị sẵn một ít dầu ô-liu trong nhà để cho vào nước tắm bé cũng như để mát-xa cho bé.
  • Những em bé sinh già tháng cũng có xu hướng có móng tay dài, dễ tự làm xước mặt, do vậy bạn nên cho bé mang bao tay, và cần cắt móng tay cho bé thường xuyên. Tốt nhất nên cắt móng tay cho bé ngay sau khi tắm xong vì khi đó móng mềm mại dễ cắt. Hãy hỏi y tá hay nữ hộ sinh để được hướng dẫn cách tốt nhất để làm việc này.
  • Các em bé sinh già tháng thường có khuynh hướng háu ăn, vì khi còn trong bụng mẹ ở những tuần cuối thai kỳ, nhau thai đã không thể cung cấp các dưỡng chất cho bé một cách tốt nhất. Khi ra ngoài, bé đòi ăn thường hơn như thể là muốn bù đắp cho những gì đã bỏ lỡ. Cho bé bú mẹ sớm và thường xuyên ngay sau khi sinh sẽ giúp mẹ mau có sữa, đồng thời giúp tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con.

4. Những gợi ý cần thiết

  • Nếu bạn rất muốn sinh thường, hãy thử một bữa ăn với cà ri cay và nóng, một cuộc quan hệ tình dục nhiệt tình, hoặc thậm chí một chuyến đi bộ dài. Lúc này thì có lẽ bạn đã sẵn sàng thử bất cứ cách nào để giúp em bé nhanh đến với bạn.
  • Giữ liên lạc chặt chẽ với bác sĩ của bạn để luôn có được lời khuyên và sự hỗ trợ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về các thủ thuật giục sinh, bao gồm ARM (làm vỡ ối nhân tạo), Gel Prostaglandin (cho gel vào âm đạo), và truyền Syntocinon (truyền chất tổng hợp vào cánh tay).
  • Hãy tự chúc mừng chính mình vì đã vượt qua thai kỳ dài thành công.
Share.

Leave A Reply

Exit mobile version