Quá trình hình thành thai nhi diễn ra thế nào nhỉ? Hẳn nhiều chị em cũng thấy thắc mắc về điều này. Trước khi bé yêu của chúng ta chào đời, trong cơ thể người mẹ đã diễn ra quá trình dài: Từ thụ tinh, thụ thai và hơn 9 tháng thai kỳ, sinh nở. Vậy quá trình này diễn ra như thế nào trong suốt giai đoạn mang thai đó? Cùng xem một vài khám phá nho nhỏ dưới đây bạn nhé!

Quá trình hình thành thai nhi từ khi tinh trùng gặp trứng

Thụ tinh

Tinh trùng gặp trứng là cuộc hành trình không dễ dàng gì. Độ axit trong âm đạo và mạng lưới chất nhầy ở cổ tử cung phụ nữ có thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng vào tử cung. Vì vậy, chỉ những “tinh binh” khỏe mạnh nhất mới có thể bơi qua được chặng đường từ âm đạo vào đến cổ tử cung.

Quá trình hình thành thai nhi, tinh trùng gặp trứng là những tinh binh mạnh nhất

Vẫn chưa hết, những tinh trùng khỏe mạnh và may mắn sống sót này còn vượt thêm một chặng đường nữa. Đó là chặng đường từ cổ tử cung, qua tử cung đến ống dẫn trứng. Thời gian tinh trùng vào được ống dẫn trứng có thể nhanh có thể chậm (từ khoảng 45 phút đến 12 giờ). Nhưng nếu không tìm được trứng thì tối đa 72 giờ sau, tinh trùng đó sẽ chết. Số khác thì mắc kẹt hoặc chết trên đường đi tìm trứng. Vì vậy nên số lượng tinh trùng tìm gặp được trứng là rất ít, khoảng vài chục. Chúng đều là những tinh binh mạnh nhất.

Cuộc tranh giành cơ hội

Tới đây vẫn chưa xong. Khi đã vào tìm được trứng thì tất cả những tinh trùng cùng giành trứng, chiến tranh lại xảy ra. Các tinh trùng phải chiến đấu để có thể xâm nhập vào lớp vỏ bên ngoài của trứng. Sau đó tiến thẳng vào bên trong trứng. Lúc này nhiều tinh trùng khác cũng đang vây quanh tìm cơ hội xâm nhập vào.

Khi đã có một tinh trùng vào thành công, bên ngoài trứng ngay lập tức xuất hiện lớp vỏ bọc. Đây có thể xem là màn chắn bảo vệ. Màn chắn này ngăn chặn không cho một tinh trùng nào xâm nhập vào nữa. Đây là lúc kết thúc quá trình thụ tinh, bước vào giai đoạn bắt đầu thụ thai. Chúng ta tiếp tục bước vào một giai đoạn mới trong quá trình hình thành thai nhi.

Giai đoạn thụ thai và 3 tháng đầu thai kỳ

Trứng và tinh trùng kết hợp thành một tế bào mới. Tế bào mới này di chuyển đến ống dẫn trứng rồi đến tử cung. Nó bám chắc vào thành tử cung để làm tổ. Lúc này chúng ta gọi đó là phôi thai.

Từ 4 tuần tuổi, thai nhi lớn bằng một hạt mầm. Trong tháng đầu của quá trình hình thành thai nhi, bé dần phát triển về cấu trúc khuôn mặt. Cổ, tim và mạch máu của bé cũng đang phát triển.

Bé lớn dần lên trong 3 tháng đầu trong quá trình hình thành thai nhi

Cho đến khi thai nhi 8 tuần tuổi, thì bé đã có kích thước bằng quả nho Mỹ. Lúc này cơ thể bé cũng phát triển đầy đủ hơn. Bé có mí mắt, tai và mũi. Tay chân bé cũng dài ra, nhìn rõ hơn hẳn so với trước. Tuần thứ 12 bé đã lớn bằng một quả mận. Mẹ cũng bắt đầu có thể nhận diện được giới tính của con. Lưu ý nữa là 3 tháng đầu mang thai rất mệt nên phải quan tâm chăm sóc sức khỏe bà bầu.

3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng giữa trong quá trình hình thành thai nhi

Tuần thứ 16 thì bé đã lớn bằng 1 quả bơ. Bé lúc này đã nhạy cảm với âm thanh rồi đấy. Đến tuần 20 thì con đã biết ngáp và mút ngón tay, trên mặt bắt đầu có nhiều biểu cảm khác nhau.

Mẹ sẽ bắt đầu thấy bé đạp từ tuần thai 24. Trước đó bé cũng có thể đã chuyển động và đạp nhưng còn nhẹ. Ba tháng giữa trong quá trình hình thành thai nhi thì con đã có lông mày, lông mi, tóc rồi mẹ nhé. Bé có thể phản hồi với âm thanh, mẹ có thể trò chuyện với con được rồi đấy.

Ba tháng cuối thai kỳ

Vào tuần thai thứ 28 thì bé đã có thể nặng hơn 1kg rồi đấy. Đến tuần thai thứ 32, bé vẫn phát triển đều về bộ phận trong cơ thể, vóc dáng… Bà bầu phải chú ý chăm sóc dinh dưỡng để có sức khỏe tốt.

Bé sẽ quay đầu hướng xuống xương chậu vào khoảng tuần thai 36. Lúc này, sau quá trình hình thành thai nhi rất dài thì mẹ sắp được gặp bé rồi. Thường thì mẹ sẽ được dự sinh vào khoảng tuần thai thứ 38 đến 40 đấy. Hãy chuẩn bị đón em bé chào đời thật tốt mẹ nhé.

Kyna For Kids

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version