Trẻ 1 tuổi cần rất nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu phát triển của não bộ và thể chất, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm lớn. Do đó, thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân cần được cân đối kỹ lưỡng.

Để nuôi dạy con vừa thông minh vừa có thể chất tốt, các mẹ hãy tham khảo các thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân với thành phần dinh dưỡng hợp lý. Các nguyên liệu trong món ăn đã được chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu nhằm kích thích sự thèm ăn, giúp các bé yêu mau lên cân, có được cân nặng chuẩn, cơ thể khỏe mạnh, thông minh và lanh lợi.

>> Tìm hiểu thêm : Gợi Ý Một Số Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu

Đầy đủ dưỡng chất

Các mẹ phải có kiến thức về thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân để tự mình sáng tạo, chế biến nhiều món ăn dựa trên các nguyên liệu được khuyến khích. Mỗi bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm:

Chất bột: gạo, nếp hoặc các hạt họ đậu…

Chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu hũ…

Chất béo: dầu ăn, mỡ động vật, phô mai… Chất béo phải được cung cấp thật đầy đủ để trẻ hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K.

Chất xơ: các loại rau xanh, hoa quả… Trẻ ăn nhiều rau xanh chứa nhiều chất xơ, vi chất dinh dưỡng giúp phát triển thể chất, ngăn ngừa táo bón, hấp thu tốt các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm…

Một gợi ý cho thực đơn hàng ngày của bé 1 tuổi chậm tăng cân

Trong đó, chỉ tiêu năng lượng hàng ngày của bé gồm 100 – 150g gạo, 100 – 120g chất đạm, 50 – 100g rau xanh, 30 – 140g dầu hoặc mỡ.

Ngoài các bữa ăn chính, phải cho bé uống đủ từ 600 – 800 sữa/ngày (sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành..). Khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ cần lưu ý đảm bảo cho trẻ ăn 3 bữa chính/ngày (cháo, súp, nui).

10 lưu ý khi sáng tạo thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân

  1. Để bé yêu có thể phát triển toàn diện, bắt kịp các bạn cùng độ tuổi về chiều cao và cân nặng, các mẹ cần chú ý đến thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân nhằm đảm bảo cho trẻ hấp thu đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu.
  2. Ăn thực phẩm theo mùa, mùa nào thức nấy, phải đảm bảo tươi ngon, hợp vệ sinh.
  3. Tạo không khí vui tươi khi cho trẻ ăn, tuyệt đối không la hét, quát mắng, đánh đập trẻ nếu trẻ không hợp tác lúc ăn.

    Tâm lý thoải mái khi ăn giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn và không sợ bị ép ăn

  4. Mẹ không nên cho bé ăn hoài một món khoái khẩu mà phải kết hợp đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, thường xuyên sáng tạo những món ăn lạ miệng để góp phần kích thích sự thèm ăn của trẻ.
  5. Khi lên thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân, các mẹ chú ý các bé chỉ có thể ăn được các thức ăn mềm. Khi chế biến, mẹ phải băm nhỏ chứ đừng xay nhuyễn, hãy để bé tập nhai. Như vậy sẽ giúp kích thích các tuyến vị giác, giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ hơn và hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  6. Khi nấu, chú ý không nấu thức ăn quá đặc khiến trẻ khó nhai nuốt, dễ tạo tâm lý khó chịu cho trẻ khi đến giờ ăn, cũng không nấu quá loãng vì thực chất lượng dinh dưỡng không được bao nhiêu.
  7. Các món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân không nên cho quá nhiều muối, hạn chế bột ngọt và đường.
  8. Các mẹ phải chú ý khâu chế biến phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh, không chế biến quá sớm, không để thức ăn của trẻ quá lâu rồi mới cho ăn, tránh các vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn của trẻ.
  9. Các mẹ cũng đừng nên tập cho trẻ thói quen ăn vặt, dễ khiến trẻ đầy bụng (no hơi), khi đến bữa ăn chính, trẻ sẽ không muốn ăn, như vậy mẹ sẽ rất mệt mỏi và bé cũng rất khó chịu khi bị ép ăn. Điều này sẽ khiến cho tình trạng chậm tăng cân của bé ngày càng trầm trọng.
  10. Nếu bé vòi vĩnh, muốn ăn vặt, mẹ hãy bổ sung vào thực đơn ăn vặt của bé những món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao như: Sữa chua, bánh Flan, trái cây…

Tổng hợp một số thực đơn mẫu cho ba mẹ tham khảo

Mẫu thực đơn 1

Theo các chuyên gia dinh dưỡng mẹ cần chú ý các điều sau:

– Cho bé ăn 3 bữa chính 1 ngày.

– Tăng cường chất đạm như thịt, cá, trứng, tôm, cua.

– Bổ sung đủ lượng chất béo cần thiết.

– Cho bé ăn nhiều rau, củ, quả.

– Cho bé uống khoảng 600 – 800ml sữa/ngày (sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai…).

Mẫu thực đơn 2

Cháo thịt bò khoai tây cà rốt

Nguyên liệu:

Một chén cháo trắng nấu nhừ, cà rốt băm nhuyễn, thịt bò băm nhuyễn, 1 thìa canh dầu, 1/3 chén nước.

Cách làm:

– Cho cà rốt và thịt bò vào nồi trộn cùng 1/3 chén nước.

– Thêm cháo vào nồi đun sôi, cho dầu ăn vào quấy đều.

– Nêm nếm cho vừa miệng.

Mẩu thực đơn 3

Cháo tôm, rau mồng tơi

Nguyên liệu: Tôm, rau mồng tơi, hành, dầu ăn.

Cách làm:

– Mẹ lột vỏ tôm, bỏ gân đen ở sống lưng. Sau đó băm nhỏ tôm cùng hành lá. Ướp tôm với gia vị vừa miệng.

– Mồng tơi băm nhỏ.

– Cho gạo vào nấu thành cháo chín nhừ.

– Thêm phần tôm băm nhuyễn vào nấu chín.

– Thêm rau mồng tơi băm nhỏ. Nêm nếm vừa ăn.

Mẫu thực đơn 4

Cháo yến mạch cà rốt

Nguyên liệu: 30g yến mạch, 20g cà rốt, 20g thịt nạc dăm, vài cọng hành lá

Cách làm:

– Mẹ ngâm yến mạch trong nước sạch 5 phút.

– Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ. Thịt băm nhỏ.

– Luộc chín cà rốt với một ít nước.

– Cho thịt bằm vào nồi cà rốt vừa luộc, quấy đều.

– Bắc nồi lên bếp đun lửa to. Nước sôi cho yến mạch vào nấu đến khi cháo chín.

– Cho thêm hành lá thái nhỏ vào nồi.

Mẫu thực đơn 5

Cháo hạt sen

Nguyên liệu: 20gr bột gạo, 20gr hạt sen, 20gr thịt lợn, 1 thìa dầu ăn trẻ em, 250ml nước.

Cách làm:

– Hạt sen ngâm, rửa sạch, luộc chín, xay nhuyễn.

– Thịt heo xay nhuyễn rồi nấu chín với 250ml nước.

– Cho hạt sen vào nồi thịt nấu lửa nhỏ.

– Cho bột gạo vào quấy đều cho cháo mịn.

– Cháo chín cho dầu ăn, tắt bếp.

Để giúp trẻ có một sự phát triển hoàn hảo, hãy áp dụng một cách thật khoa học, có biến tấu thực đơn cho bé 1 tuổi chậm tăng cân, vì đây chính là tiền đề giúp cho bé yêu của bạn có một trí lực hoàn hảo trong một cơ thể khỏe mạnh trong tương lai. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tìm hiểu thêm về thực đơn cho bé 2 tuổi vì bé sẽ lớn rất nhanh.

Share.
Exit mobile version