Nguyên tắc chuẩn bị thức ăn cho bé suy dinh dưỡng 

1.Tăng cường chất dinh dưỡng

Đới với trẻ nhỏ thì thức ăn luôn cần đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, thức ăn cho bé suy dinh dưỡng nên được tăng cường chất, càng đa dạng càng tốt. Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ lựa chọn kết cấu thức ăn phù hợp.

Khi chế biến cần chú ý cắt nhuyễn, nấu mềm và nêm nếm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên cắt nhỏ.

2. Thêm dầu mỡ vào món ăn của bé

Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm và dầu mỡ cũng là dung môi giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D. Vậy nên, mẹ nên thêm một muỗng canh dầu hoặc mỡ vào 1 chén bột hoặc cơm của bé 

3. Nấu cháo đặc cho bé

Nếu mẹ nấu loãng thì chỉ là nhiều nước nhưng năng lượng sẽ thấp.

Mẹ cũng nên lưu ý: nấu đặc quá sẽ khiến trẻ khó ăn. Vậy nên mẹ hãy nấu đặc vừa phải và chú ý chuẩn bị mùi vị hấp dẫn cho món ăn để bé dễ ăn hơn. 

5. Không ép trẻ ăn

Mẹ không nên ép bé khi bé đã chán vì sẽ khiến trẻ sợ ăn, nôn trớ, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn.

Thức ăn cho bé suy dinh dưỡng cấp độ 1 và độ 2

Trẻ dưới 6 tháng

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng thì sữa mẹ là tốt nhất với trẻ. Mẹ nên chú ý chăm sóc dinh dưỡng để có đủ sữa và chất lượng sữa tốt để nuôi con. Nếu mẹ không đủ sữa mà phải dùng các loại sữa ngoài thì phải có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ từ 6 – 12 tháng

Ngoài việc cho bé bú thì mẹ có thể cho trẻ ăn dặm thêm nước cháo xay trộn sữa. Nếu bé không thích ăn cháo trộn sữa thì mẹ dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm  và cho bé uống tầm 500ml/ngày, đồng thời cho bé ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày

Với trẻ từ 13 – 36 tháng, mẹ có thể tham khảo thời gian biểu cho bé ăn như  sau 

Trẻ từ 13 – 24 tháng

6h: cho bé uống sữa 

9h: Cháo thịt 

12h: Sữa: 

14h: Trái cây : chuối tiêu, đu đủ …

17h: Cháo ( cá , tôm , trứng..)

Trẻ 25 – 36 tháng

7h: Sữa 

11h: Cơm nát + thịt  + canh rau.

14h: Cháo 

17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau

20h: Bột dinh dưỡng hoặc súp 

Thức ăn cho bé suy dinh dưỡng : các món cháo

Cháo tim lợn

Món cháo này chứa nhiều vitamin, chất đạm vì vậy cháo tim lợn rất bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho trẻ em và người mới ốm dậy

Để chế biến cháo tim lợn, mẹ cần chuẩn bị: 100G tim lợn, hạt cau, 50g gạo nếp cùng các gia vị.

Tim lợn tươi mẹ rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm muối gia vị, rồi xào chín với hành phi. Hạt cau giã nhỏ, lọc lấy 300ml nước. Cho gạo nếp vào nước hạt cau ninh nhừ. Khi cháo gần chín thì cho tim lợn vào, đảo đều, đậy nắp đun nhỏ lửa cho tới khi cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn khi cháo còn nóng ấm, ăn ngày 2 lần vào lúc đói.

Cháo tôm

Tôm chứa nhiều protein và các axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thu. Ngoài ra, tôm còn chứa một lượng lớn canxi và photpho, kẽm tốt cho xương của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vậy, món cháo tôm là món ăn dặm lý tưởng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé còi xương.

Để chế biến cháo tôm, mẹ giã nhỏ 150g thịt tôm và trộn với 50g bột gạo, bột gia vị . Sau đó cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín cho bột ngọt quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.

Cháo cóc

Để nấu cháo thịt cóc, mẹ cần chuẩn bị 5g thịt mình và đùi cóc nướng vàng, tán thành bột; 20g bột củ mài, 50g bột gạo tẻ, 20g một gạo nếp, muối vừa đủ.

Khi nấu, mẹ cho bột gạo tẻ, gạo nếp và bột củ mài vào nồi quấy với lượng nước vừa đủ tới khi cháo chín thì cho thêm bột thịt cóc và một chút muối, đun đến khi cháo sôi lại là được.

Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.

Cháo chim cút

Để nấu cháo chim cút mẹ cần chuẩn bị 1 con chim cút đã làm sạch (bỏ nội tạng, đầu và chân), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Khi chế biến, mẹ dùng bột vỏ quýt, gạo nếp, gạo tẻ nhét vào bụng chim cút, cho nước xâm xấp nồi, đun sôi rồi ninh nhỏ lửa cho đến khi các nguyên liệu chín mềm thành cháo sệt. Cho trẻ ăn ngày 1 lần trong 5 đến 10 ngày liên tục.

 

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version