Ăn dặm kiểu Nhật 15 tháng cho bé là giai đoạn đặc biệt. Lúc này bé đã trên 1 tuổi. Và đây cũng là giai đoạn bố mẹ sắp cán đích hành trình ăn dặm kiểu Nhật cho con (12 đến 18 tháng). Hãy xem những điểm đặc biệt gì cần lưu ý trong giai đoạn này mẹ nhé.

Ăn dặm kiểu Nhật 15 tháng, những điều cần biết

Ăn dặm kiểu Nhật 15 tháng là lúc bé gần bước vào giai đoạn hoàn thiện của quá trình ăn dặm. Thực đơn ăn dặm của bé giai đoạn này cần chuẩn bị kỹ, đa dạng thực phẩm. Mục tiêu là cung cấp đầy đủ và cân bằng chất dinh dưỡng cho bé.

Nguyên liệu khi chuẩn bị món ăn cho con: Ưu tiên thực phẩm tươi sống. Mẹ nên chọn nguyên liệu sạch sẽ và đảm bảo. Cho bé ăn thịt, cá cần nhớ lọc, róc hết xương một cách cẩn thận.

Chuẩn bị món ăn dặm kiểu Nhật 15 tháng cho bé cần hấp dẫn, ngon miệng, giúp bé hứng thú việc ăn

Lưu ý khi chế biến

  • Lượng muối, đường trong thức ăn của bé cũng cần hạn chế. Nên cho bé ăn nhạt thay vì ăn mặn hay quá ngọt. Thường chỉ nên cho khoảng 1/4 muỗng nhỏ muối mà thôi.
  • Về dầu ăn, bố mẹ nên sử dụng các loại dầu ăn thực vật. Ví dụ như dầu nành, dầu mè… Các loại dầu này sẽ tốt cho bé hơn các loại mỡ động vật, chất béo khác.
  • Thời gian này, bé đã có thể ăn cháo vỡ (nấu nguyên hạt) và cơm nát. Mẹ nhớ nấu mềm để bé nhai nuốt tốt.

Vài lỗi cần tránh khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật 15 tháng

Cần lưu ý khi nuôi dạy con 15 tháng: Hãy tránh phạm những lỗi mà rất nhiều mẹ cho bé ăn dặm thường mắc phải. Ví dụ như thúc ép bé ăn. Điều này biến bữa ăn của bé thành nỗi sợ hãi. Trong khi điều quan trọng nhất là bé cần vui vẻ và cảm nhận vị ngon của thức ăn.

Tránh những hành động khiến con mất tập trung khi ăn. Ví dụ như đùa giỡn quá mức, cho bé vừa ăn vừa xem ti vi. Cho bé ăn rong…

ăn dặm kiểu Nhật 15 tháng, giúp bé vui thích và ngon miệng là rất quan trọng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 15 tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần lưu ý: Lúc này bé đã ăn được cơm và có thể ăn 3 bữa chính như người lớn rồi. Mẹ nhớ bổ sung thêm các bữa phụ cho bé nhé. Thường là khoảng 2 đến 3 bữa phụ.

Các bữa ăn của bé cũng cần có đầy đủ chất: tinh bột, đạm, béo, xơ, vitamin. ăn dặm kiểu Nhật 15 tháng cần bổ sung nhiều lượng thức ăn trong ngày hơn. Cụ thể: Bữa chính của bé có thể vào lúc 7 giờ, 12 giờ và 18 giờ. Bữa chính này có thể gồm các món ví dụ như:

  • Sáng: cháo tôm, thịt, bánh mì nướng và súp rau;
  • Trưa: mì, trứng và salad;
  • Tối: cơm và thịt viên (hoặc cá) + canh rau củ.

Xem lẫn các bữa chính là các bữa phụ. Các bữa phụ có thể vào lúc 9 giờ, 15 giờ và 21 giờ.  Các bữa phụ có thể cho bé ăn: trái cây, bánh quy ăn dặm và sữa, sữa chua, tùy theo nhu cầu của bé. Những bữa ăn phụ này là cần thiết để đảm bảo đủ năng lượng cũng như dinh dưỡng cho bé.

Danh mục thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 15 tháng tuổi

1. Cá ngừ lưỡi kiếm chiên (10 phút)

  • Nguyên liệu: 50 g cá ngừ lưỡi kiếm, 20 g rau bina, dầu ăn, một ít bột phô mai, một ít muối.
  • Cách chế biến:
    • Cá ngừ lưỡi kiếm cắt miếng dài, mỏng, ướp muối. Rau bina luộc chín, cắt khúc 1 cm.
    • Cho dầu ăn vào chảo, chiên cá vàng hai mặt. Chỗ còn lại của chảo thì xào rau bina.
    • Vớt cá ra dĩa, rắc bột phô mai lên trên. Cho thêm rau bina lên dĩa. Có thể luộc rau bina rồi chia từng phần nhỏ, trữ đông, dùng dần.

2. Thịt và khoai tây viên bọc bột chiên (15 phút)

  • Nguyên liệu: 2 muỗng lớn hành tây, 30 g thịt xay, 1/2 củ khoai tây, một ít muối, một ít trứng, một ít bột cà mì
  • Cách chế biến:
    • (1) Khoai tây bọc nilon, quay trong lò vi sóng 2 phút, lật lại quay thêm 1 phút. Lột vỏ khi còn nóng, nghiền nhuyễn.
    • (2) Thịt bằm trộn với hành tây, xào qua, nêm vừa ăn.
    • Trộn đều (1) với (2), nặn thành viên, nhúng qua trứng, lăn qua bột cà mì, chiên vàng với dầu 170 độ C. Đối với người lớn, món này có thể nêm thêm muối và thêm sữa sẽ ngon hơn.

3. Thịt cua viên rán (15 phút)

  • Nguyên liệu: 30 g thịt cua, 1/2 củ khoai tây, 2 muỗng lớn hành tây, 1 muỗng lớn sữa tươi, một ít muối, dầu ăn, trứng, bột cà mì.
  • Cách chế biến:
    • (1) Thịt cua luộc (hoặc hấ) chín, xé tơi. Hành tây băm nhỏ, xào qua.
    • (2) Khoai tây bọc nilon, quay trong lò vi sóng 2 phút, lật lại quay thêm 1 phút. Lột vỏ khi còn nóng, nghiền nhuyễn
    • (3) Trộn (1) và (2) với muối và sữa tươi. Chia làm 4 phần, viên tròn, lăn qua trứng, lăn qua bột cà mì, chiên vàng 1 phút với dầu ở nhiệt độ 170 độ C. Dùng thịt càng cua sẽ dễ xé tơi hơn.

4. Hamburger đậu hũ và thịt băm (15 phút)

  • Nguyên liệu: 30 g đậu hũ, 20 g thịt băm, 1 muỗng lớn bột bánh mì, 1 muỗng lớn hành tây băm nhỏ, vài khoanh cà rốt dày 5 mm, 2 muỗng nhỏ đường, 40 ml nước, một ít bơ, muối, dầu ăn.
  • Cách chế biến:
    • (1) Cho đậu hũ, thịt băm, hành tây, bột bánh mì, muối vào tô, trộn đều. Chia làm hai phần, nặn thành miếng tròn.
    • (2) Cho dầu vào chảo, dầu sôi thì cho (1) vào chiên 2 phút.
    • (3) Cho cà rốt, bơ, đường, muối, nước vào nồi, nấu sôi lửa nhỏ khoảng 4 ~ 5 phút cho đến khi nước sền sệt, chan lên Cà rốt có thể tỉa hoa cho đẹp.

5. Cơm sốt kem cải thảo và thịt nguội (10 phút)

  • Nguyên liệu: 1 lát thịt nguội, 1/2 lá cải thảo (20 g), 1 gói white sauce (thực phẩm trẻ em, nước sốt màu trắng làm từ bơ, sữa), 80g cơm, muối, một ít bột gạo.
  • Cách chế biến:
    • (1) Cải thảo cắt làm 3 rồi xắt mỏng, thịt nguội cắt làm 4 rồi xắt mỏng.
    • (2) Cho 40 ml nước vào nồi nấu sôi, cho white sauce vào, trộn đều
    • (3) Cho (1) vào (2), nêm muối, nấu sôi 1~ 2 phút.
    • (4) Khuấy bột bột gạo cho vào để tạo độ sánh. Chan sốt lên cơm. Chọn loại thịt nguội ít muối và chất phụ gia.

Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc thôi cho bé uống sữa. Sang giai đoạn này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm. Cần chú ý ở giai đoạn này thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g)

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version