Ngoài học ở trường, cha mẹ cũng có thể cùng bé “tập gym” mà không cần tốn nhiều thời gian hay tiền bạc với 80 bài toán thông minh.

Để bé phát triển toàn diện, cha mẹ nên học và chơi cùng con. Ngoài việc kiểm tra bài vở, kiến thức và hướng dẫn con giải toán ở trường, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp bé học toán tư duy tốt hơn ngay tại nhà thông qua việc cùng con giải 80 bài toán thông minh.

Hiểu rõ toán thông minh là gì?

Đa số các bậc cha mẹ khi nghe đến “toán thông minh” đều hình dung đến những điều cao siêu, nếu giải được con sẽ trở thành “thần đồng” nên thường bắt ép bé giải được càng nhiều càng tốt. Nhưng sự thật toán thông minh là một dạng toán khơi gợi sự tò mò, kích thích khả năng tư duy logic hay trí nhớ cho bé bằng những ví dụ thực tế, sinh động, từ đó thúc đẩy bé có niềm vui, say mê với toán học. Đó chính là mục tiêu mà 80 bài toán thông minh muốn mang lại.

80 bài toán thông minh giúp trẻ phát triển tư duy nhờ những ví dụ sinh động

Lưu ý khi cùng bé giải toán thông minh

Như đã nói, giải hết 80 bài toán thông minh không có nghĩa là bé sẽ trở nên “thông tuệ”, vì con đường học vấn luôn bất tận và thành công luôn được hợp thành từ rất nhiều yếu tố khác nhau nên bạn hãy xem việc cùng bé giải toán thông minh là một trò chơi trí tuệ, không thúc ép bé mà hãy tạo cho bé không khí học tập thoải mái.

Một lưu ý thứ hai là 80 bài toán thông minh tích hợp kiến thức đa dạng gồm cả ba cấp phổ thông nên bạn cần phân loại dạng theo: tư duy logic, liên tưởng, số học,…và các bài cần phù hợp với lứa tuổi của bé. Dưới đây là một số bài toán trong tổng hợp 80 bài toán thông minh:

Giải 80 bài toán thông minh trong tâm lý thoải mái giúp bé thoả sức tư duy sáng tạo

Bài toán: Ba nhà thông thái

Có ba nhà triết gia Hy Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời trở nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia.

Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và phá lên cười. Ai cũng yên trí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình thì cười họ. Thế nhưng trong khoảnh khắc, một triết gia không cười nữa vì ông ta suy đoán ra trên trán ông ta cũng bị nhọ. Vậy nhà thông thái đó suy luận thế nào?

Bài toán này thuộc dạng tư duy liên tưởng, bạn có thể khuyến khích bé nói ra suy nghĩ của mình trước rồi mới đưa ra gợi ý và hướng dẫn bé tìm lời giải.

Bài toán: Có bao nhiêu chàng trai?

Đây là bài toán điển hình trong 80 bài toán thông minh:

Trong lớp, mọi học sinh nam đều tham gia vào những nhóm sở thích: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông. Qua tìm hiểu thấy rằng có: 7 em tham gia bóng đá, 6 em bóng chuyền, 5 cầu lông, 4 em vừa bóng đá vừa bóng chuyền, 3 em vừa bóng đá vừa cầu lông, 2 em vừa bóng chuyền, vừa cầu lông, 1 em tham gia cả ba nhóm. Hỏi trong lớp có bao nhiêu bạn nam.

Với dạng câu hỏi tư duy logic kết hợp số học thế này, bạn có thể tranh thủ dạy bé học tính toán bằng phương pháp Finger Math để bé có thêm bài tập thực hành

Bài toán: Gặp gỡ làm quen

Một nhà văn có 20 người thân quen (11 nam và 9 nữ) và thường mời họ đến nhà mình chơi. Trong mỗi dịp đều mời người nữ và 2 người nam. Hỏi nhà văn cần bao nhiêu lần mời để 20 người đều có cơ hội gặp gỡ làm quen tại nhà của nhà văn này?

Cũng như bài toán “Có bao nhiêu chàng trai” trong số 80 bài toán thông minh, bài toán này cũng thiên về tư duy số học, vì thế đây cũng là cơ hội để bé thực hành Finger Math.

Bài toán: Nói tiên tri

Một dạng khác trong 80 bài toán thông mình là dạng tư duy logic và phân tích.

Trước đây ở một nước Á đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: Thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người tới thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin. Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:

– Ai ngồi cạnh ngài?

– Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời.

Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:

– Ngài là thần gì?

– Ta là thần Mưu Mẹo.

Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:

– Ai ngồi cạnh ngài?

– Đó là thần Lừa Dối – thần bên phải trả lời.

Người triết gia kêu lên:

– Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.

Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?

Với dạng toán này, bé sẽ học được cách đánh giá, phân tích, tìm ra mối liên hệ chung giữa các dữ kiện.

Trên đây là một số ví dụ điển hình về các dạng toán trong tổng số 80 bài toán thôngminh. Ở bước đầu, bạn không nên quá chú trọng vào kết quả mà hãy cố rèn cho bé thói quen kiên trì, tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là hãy luôn khuyến khích, khen ngợi đúng lúc để bé có niềm vui trong học tập. Ngoài cách cùng bé giải toán thông minh, bạn có thể tìm hiểu ở Kyna for kids để tìm ra phương pháp học toán tích cực cho bé.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version