Dạy trẻ theo phương pháp glenn doman là gì? Kinh nghiệm để dạy trẻ theo phương pháp glenn doman như thế nào để hiệu quả? Cùng tìm hiểu phương pháp dạy trẻ theo glenn doman thông qua bài viết dưới đây để có cái nhìn đúng đắn về phương pháp giáo dục này.

Phương pháp glenn doman là gì?

Glen Doman là phương pháp dạy con theo cách giáo dục sớm. Nhờ phương pháp này, trẻ phát triển trí thông minh tốt, kích thích tiềm năng của mỗi đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Phương pháp giáo dục này do giáo sư Glenn Doman phát minh ra cùng các cộng sự của ông nghiên cứu và phát triển. Vì vậy, phương pháp giáo dục trẻ này được đặt theo tên của vị giáo sư Glenn Doman.

Phương pháp glenn doman là gì?

#1 Vài điều về giáo sư Glenn Doman

Giáo sư Glenn Doman còn là người sáng lập ra Viện nghiên cứu về thành tựu tiềm năng con người và các phương pháp của ông giúp các bậc làm cha mẹ khám phá ra tiềm năng của con mình.

Theo quan điểm của giáo sư Glenn Doman, thời gian để nâng cao tiềm năng của một đứa trẻ trước khi lên 6 tuổi là rất quan trọng. Trong khoảng thời gian từ sơ sinh đến năm 6 tuổi của trẻ thì cha mẹ đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc phát triển trí tuệ của con cho con đường học tập sau này.

Vì theo ông, trong giai đoạn này não của trẻ sơ sinh quá mềm và dễ thích nghi. Chính vì vậy, việc học tập của bé cũng không cần quá cố gắng và nhiều áp lực. Cha mẹ chỉ cần kích thích tinh thần tích cực cho bé để củng cố các đường dẫn thần kinh, tạo nền móng cho nhận thức và tình cảm của bé.

#2 Bao nhiêu tuổi học theo phương pháp Glenn Doman?

Dạy trẻ theo phương pháp glenn doman áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Mô thức chung để thực hiện đó là mỗi từ, mỗi số được mẹ chuẩn bị sẵn trên tấm thẻ. Có thể là bìa các- tông hoặc mua từ nhà sách bán sẵn. Sau đó, bạn chỉ cần giới thiệu các tấm thẻ đó với con mỗi ngày, thực hiện nhiều lần trong một ngày.

Chương trình học của phương pháp Glenn Doman

#1 Đối với chương trình đọc

Dạy trẻ theo phương pháp glenn doman với chương trình đọc sẽ giúp trẻ biết nói sớm. Giáo sư Glenn Doman cho rằng, đối với chương trình này, các bậc cha mẹ nên cho con đọc càng sớm càng tốt, thậm chí là trẻ sơ sinh.

Chương trình đọc bằng phương pháp dạy trẻ theo phương pháp glenn doman bao gồm ba chủ đề, mỗi chủ đề gồm 5 từ. Ví dụ các chủ đề có thể là con vật và loài hoa. Như vậy bạn sẽ dạy con 10 từ trong hai nhóm chủ đề này.

Các chương trình học của phương pháp dạy trẻ theo phương pháp glenn doman

Mỗi lần giới thiệu các thẻ cho trẻ cần đợi ít nhất 15 giây rồi mới giới thiệu thẻ từ tiếp theo. Cứ như vậy, lần lượt giới thiệu hết 10 thẻ và lặp lại 3 lần trong một ngày.

Đến ngày thứ 5, mỗi chủ đề bạn sẽ loại bỏ 1 thẻ và thay vào đó là 1 từ mới tương ứng. Như vậy, đối với 2 chủ đề trên, mỗi ngày bạn sẽ loại ra 2 từ cũ và bỏ vào 2 thẻ từ mới.

Làm tương tự thao tác này cho đến khi bạn giới thiệu cho con mình tất cả những từ mới thuộc chủ đề đó. Dạy hết chủ đề này hãy chuyển sang chủ đề khác.

#2 Đối với chương trình toán

Bạn bắt đầu dạy trẻ bằng 5 số đầu tiên trong ngày đầu. Mỗi lần giới thiệu trẻ một số và cũng cần đợi ít nhất 15 giây rồi mới giới thiệu thẻ từ tiếp theo như đối với chương trình đọc. Thực hiện 3ngày/ lần. Vào ngày thứ hai, bạn giới thiệu 5 thẻ số khác tiếp theo.

Vào ngày thứ 5, bạn bỏ số 2 và thêm hai số khác. Tiếp tục giới thiệu cho con bạn cho đến khi đủ số từ 1 đến 100. Có một điểm bạn cần lưu ý đó chính là phải luôn xáo trộn thẻ mỗi lần trước khi giới thiệu thẻ số cho trẻ.

Cần lưu ý gì khi dạy trẻ theo glenn doman?

Không nên nôn nóng vì quá trình dạy trẻ theo phương pháp glenn doman không đem lại hiểu quả ngay mà cần có thời gian học lâu dài và kiên trì.

Cần tạo môi trường học hứng thú cho trẻ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Không bỏ buộc học ở nhà mà ở mọi nơi con bạn có thể tiếp thu. Đó có thể là không gian ở công viên hoặc bất cứ nơi nào con bạn thích. Khuyến khích trẻ đọc to và rõ những điều bé thấy.

Cần lưu ý gì khi dạy trẻ theo phương pháp glenn doman

Việc học đọc của trẻ nhanh hay chậm không chỉ dựa vào những con số, con chữ mà bạn cho trẻ học mà còn dựa vào mối quan hệ tình cảm của bạn với con. Hãy cùng con tham gia các trò chơi vận động, trò chơi xếp hình để tạo sự gần gũi, gia tăng tình cảm với con bạn. Hãy khéo léo thu hút trẻ bằng việc đưa thẻ từ, thẻ số như một trò chơi. Đừng để trẻ thấy việc học là bắt buộc và khiến trẻ cảm thấy áp lực.

Bạn nên cho trẻ bắt đầu học khi trẻ đang cảm thấy thoái và sẵn sàng. Khi trẻ muốn dừng, bạn không nên bắt ép bé tiếp tục học. Việc bắt ép trẻ học sẽ không mang lại hiệu quả. Ngược lại còn khiến trẻ cảm thấy sợ hãi với những lần học sau này.

Tác giả: Kynaforkids

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version