Phụ nữ mang thai nhưng mắc bệnh tiểu đường rất cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa hạn chế được những biến chứng của bệnh tiểu đường. Vì vậy, dưới đây hãy cùng tìm hiểu những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường cùng Kyna for Kids nhé.

Vì sao phải chú ý khi lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường

Đường là một trong những thành phần cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi ở trong cơ thể, hormone insulin sẽ kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời, nó chuyển đổi đường trở thành nhiên liệu. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, tác dụng của insulin giảm. Từ đó dẫn đến cơ thể cần phải làm việc nhiều hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu của thai phụ. Điều này dẫn đến tình trạng nồng độ đường trong máu của người mẹ luôn ở mức cao. Từ đó dẫn đến những vấn đề tiêu cực cho cả mẹ và bé. Khi bị tiểu đường, phụ nữ mang thai phải đối mặt với những nguy hiểm sau:

  • Khó sinh: đường trong máu của mẹ sẽ truyền sang máu của bé. Việc này dẫn đến tuyến tụy của bé hoạt động thường xuyên để sản xuất insulin và phát triển phần thân trên khá nhanh. Kết quả là thai nhi phát triển vai rộng, dễ dẫn đến tình trạng khó sinh. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể bị gãy xương hoặc tổn thương não trong quá trình sinh.
  • Béo phì: Khi thai phụ bị tiểu đường, thai nhi nguy cơ thừa cân cao gấp 3.5 lần so với những thai nhi khác.
  • Bệnh hô hấp: Người mẹ bị tiểu đường trong thai kì gây nên nguy cơ về bệnh hô hâos sau khi sinh. Ngoài ra, bé cũng rất dễ bị vàng da.
  • Nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: thai chết lưu, sinh non, tiền sản giật,…

Dinh dưỡng trong bữa ăn của thực đơn cho bà bầu tiểu đường

Chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng đối với tất cả thai phụ, không chỉ riêng thai phụ bị tiểu đường. Đối với những bà bầu bị tiểu đường, cần có chế độ ăn vừa đủ năng lượng vừa cân đối dinh dưỡng, giảm lượng đường trong máu.

Dù cần kiêng cữ nhưng bà bầu tiểu đường cũng cần ăn đủ nhóm thực phẩm như gạo và ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa, rau xanh, trái cây, thịt cá, trứng,…

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường cần được xây dựng đủ dinh dưỡng nhưng phải hợp lý

Vậy nhưng, chất đường bột cần đường cắt giảm 50% tổng năng lượng. Bạn cũng cần chọn những loại thực phẩm có chất đường bột chuyển hoá chậm, nhiều chất xơ như gạo lứt, gạo mầm hay ngũ cốc. Cần hạn chế tối đa ăn các loại xôi nếp, ngũ cốc đã tinh chế( bột năng, bột bắp,..).

Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên ăn đồ ngọt chứa nhiều đường. Tốt nhất, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa mỗi ngày gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng lượng đường huyết tăng vọt chỉ sau 1 bữa ăn thịnh soạn.

Chú ý về carbohydrate trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường

Có 2 loại carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Một là carbohydrate phức tạp( tinh bột), hai là carbohydrate đơn giản( hay còn gọi là đường).

Nhiều người cho rằng, carbohydrate đơn giản có tác động xấu, còn carbohydrate phức tạp có tác dụng tốt đối với bà bầu bị tiểu đường. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Bởi vì carbohydrate đơn giản cũng có nhiều trong mật ong, hoa quả và sữa. Nếu phụ nữ mang thai bổ sung hoa quả tươi và sữa ít đường lành mạnh trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường hàng ngày thì đây đều là những thực phẩm rất tốt cho thai phụ và cả thai nhi.

Yến mạch chứa nhiều carbohydrate phức tạp tốt cho bà bầu tiểu đường

Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia, ít nhất bạn cần ăn 1 nửa năng lượng trong khẩu phần ăn đến từ carbohydrate tinh bột. Có thể kể đến như gạo, bánh mì, mì ống, khoai tây, ngũ cốc.

Quan tâm đến chỉ số đường huyết(GI) của thực phẩm

Chỉ số đường huyết của thực phẩm hay còn gọi là GI. GI chỉ lượng đường glucose từ thực phẩm đó ngấm vào máu ở mức độ nào sau khi ăn. Trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường cần lựa chọn những thực phẩm có lượng GI thấp. Những thực phẩm có GI thấp là những thực phẩm giàu chất xơ. Chúng giúp bạn dễ dàng quản lý  và kiểm soát bệnh đái tháo đường.

Thực phẩm có GI thấp giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu

Tuy nhiên, có điều bạn cần lưu ý rằng, chọn thực phẩm chỉ số GI thấp không có nghĩa là bạn tránh hoàn toàn những loại thực phẩm có GI cao.

Với những loại thực phẩm có GI cao, bạn có thể trộn với các loại thực phẩm có GI thấp để làm giảm tốc độ của glucose vào trong máu. Bạn có thể tham khảo 1 số thực phẩm có GI thấp và GI cao dưới đây để bổ sung vào thực đơn cho bà bầu tiểu đường:

  • Thực phẩm có GI thấp: mì ống từ lúa mì, cam, lê, táo, đào, đậu, đỗ, ngô, cháo.
  • Thực phẩm có GI cao: bánh bột ngô, gạo trắng, bánh mì, khoai tây nướng.

Khẩu phần ăn hợp lý và khoa học

Bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn hết sức quan trọng. Một bữa sáng “lý tưởng” cho bà bầu bị tiểu đường là 1 bữa sáng đầy đủ các chất dinh dưỡng đến từ các nhóm tinh bột, đạm, chất béo và vitamin.

Bữa sáng cho bà bầu tiểu đường cần đầy đủ tất cả các nhóm chất dinh dưỡng

Hãy chọn nạp những loại tinh bột chưa qua chế biến như ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, đậu. Bạn cũng đừng quên sữa là nguồn cung cấp chất đạm, vitamin và khoáng chất tốt nhất. Một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn và thai nhi.

Bữa trưa và bữa tối

Bữa trưa và bữa tối bạn nên phân phối thức ăn sao cho có sự cân bằng giữa năng lượng và chất dinh dưỡng. Lời khuyên đơn giản mà Kyna for Kids muốn dành cho bạn để giúp bạn không lo ăn thừa dinh dưỡng đó là áp dụng nguyên tắc “chiếc đĩa”. Dành một góc tư đĩa cho thức ăn cung cấp chất đạm. Góc tư còn lại cho tinh bột và nửa đĩa còn lại cho rau xanh và trái cây. Sau mỗi bữa ăn có thể bổ sung thêm 1 hộp sữa chua để cung cấp canxi và dễ tiêu hoá hơn.

Các bữa phụ

Bữa phụ là bữa ăn chia nhỏ giúp bà bầu có đủ năng lượng hoạt động cả ngày. Bạn chỉ cần chuẩn bị những bữa phụ đơn giản thay vì thịnh soạn như bữa chính. Một hũ sữa chua trái cây hay một chén salad cá hồi là 1 trong những món ăn giúp bữa phụ của bạn hoàn chỉnh, vừa đủ dinh dưỡng, vừa không lo lượng đường huyết tăng cao.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version