Trẻ em mỗi độ tuổi đều có nhu cầu nuôi dạy khác nhau phù hợp với sự phát triển. Vậy trẻ 6 tháng tuổi cần chế độ chăm sóc như thế nào?

Đầu tiên, người lớn cần phải hiểu trẻ em nhất định phải được chăm sóc tốt từ bữa ăn đến giấc ngủ. Những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần phải được dạy cách giao tiếp và nhận thức phù hợp lứa tuổi. Đây là nền tảng để bé vừa khoẻ mạnh vừa thông minh. Trẻ 6 tháng tuổi được chăm sóc toàn diện sẽ phát triển tốt và tăng cường khả năng học hỏi sau này.

Quan sát sự phát triển của con

Trẻ 6 tháng tuổi phát triển bình thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

Về thể trạng

  • Cân nặng gấp đôi lúc chào đời;
  • Từ tháng thứ 6, mỗi tháng bé tăng khoảng 450g cân nặng và khoảng 1,27cm chiều cao;
  • Phát triển cả 5 giác quan.

Về hệ vận động

Bé 6 tháng tuổi đã có thể tự ngồi dậy một mình mà không cần ai giúp đỡ. Ban đầu, mẹ tự lấy tay để đỡ người dậy. Về sau, những bé khoẻ mạnh có thể tự dùng lực từ lưng mà không cần tay vẫn ngồi dậy được.

Độ tuổi này, bé cũng đã tự lật (lẫy) được. Đang nằm ngửa, bé có thể lật sấp lại một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, bé cũng biết bò. Vì bé 6 tháng tuổi rất thích chơi dưới sàn nên phụ huynh nên trải đệm lót khi chăm sóc bé. Như vậy, bé đỡ đau đầu gối, cùi chỏ hoặc dập mặt xuống nền.

Bé 6 tháng tuổi có thể tự bò mà không cần người lớn giúp đỡ

Về khả năng giao tiếp

Khi chăm sóc bé 6 tháng tuổi cần quan sát khả năng giao tiếp của bé. Việc này vô cùng quan trọng để xem trí tuệ của bé như thế nào, bé có mắc chứng tự kỷ hay không?

Thông thường, độ tuổi này bé thường xuyên mỉm cười và những tràng cười lớn mỗi khi thích thú. Những bé nhạy hơn còn có thể bập bẹ phát âm và phát ra âm thanh thể hiện sự mừng rỡ hoặc không hài lòng. Độ tuổi này, bé còn có thể phản xạ khi người khác gọi tên mình. Trẻ cũng có thể nói chuyện với cha mẹ, người thân bằng cách bắt chước giọng điệu.

Về khả năng nhận thức

Trẻ cũng có thể phân biệt được người quen với người lạ bằng cách ghi nhớ khuôn mặt và giọng nói. Những trẻ trong độ tuổi này thường rất tò mò, luôn muốn khám phá thế giới xung quanh. Bé sẽ cố gắng với tay đến những gì nhìn thấy. Tuy nhiên, vì không có khả năng phát hiện nguy hiểm nên bé dễ gặp rủi ro. Chẳng hạn như, cố với lấy các vật sắc nhọn, cố rướn người nhìn vào xô nước… Đặc biệt, nhiều trẻ thích đưa đồ chơi, đồ vật vào miệng hay bất kể thứ gì trong tay. Nhiều trường hợp trẻ nhặt được viên thuốc của người lớn rồi cho vào miệng ngậm rất nguy hiểm. Vì thế, để chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi tốt, phụ huynh cần để tất cả vật dụng nguy hiểm ra khỏi tầm tay của con. Tất cả đồ chơi cho bé, vật dụng gần gũi với bé nên được thường xuyên vệ sinh kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, khi cầm đồ vật trên tay, bé hay chuyền từ tay này sang tay khác. Bạn có thể dạy trẻ phân biệt trái – phải dựa vào phản xạ này của con.

Bé 6 tháng tuổi hay ngậm đồ trong miệng nên cần vệ sinh đồ chơi và tránh để vật nguy hiểm trong tầm với của bé

Giúp bé làm quen với ngôn ngữ

Để chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi phát triển toàn diện, bên cạnh dinh dưỡng, giấc ngủ, phụ huynh cần dạy trẻ giao tiếp. Đây là giai đoạn bé có năng lực học hỏi cao, hay lắng nghe và bắt chước ngữ điệu của người lớn. Do đó, bạn cần tận dụng thời điểm này để dạy bé tập nói.

Việc quan trọng nhất để chăm sóc và dạy trẻ 6 tuổi tập nói là cho bé làm quen với ngôn ngữ. Cả gia đình cần dành nhiều thời gian trò chuyện và tương tác với bé. Có thể bé không hiểu nhưng bạn vẫn phải nói với bé, chơi trò chơi, đọc truyện cho con nghe… Lưu ý, khi nói chuyện với trẻ cần nói chậm rãi, phát âm chuẩn và nói câu ngắn gọn. Như thế bé sẽ dễ dàng ghi nhớ từ ngữ bạn nói ra.

Những lúc bé tự chơi, người lớn nên mở bài hát thiếu nhi và truyện cổ tích cho con nghe. Lắng nghe ngôn ngữ lâu dần giúp bé cảm nhận và bắt chước được cách phát âm. Nếu bé có phản xạ tốt với ngôn ngữ, người lớn có thể gợi ý bé phát âm các từ đơn giản như “a”, “ba”, “bà”… Phụ huynh không nên đì hỏi quá cao vì bé 6 tháng vẫn còn rất nhỏ để học nói.

Phụ huynh cần thường xuyên trò chuyện để bé thẩm thấu ngôn ngữ

Chăm sóc bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi

Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ và sữa công thức. Việc cho bé ăn dặm nên được đảm bảo liều lượng vừa phải, có sự tư vấn của bác sĩ. Bởi, khả năng hấp thụ và tiêu hoá thức ăn dạng rắn của bé 6 tháng chưa tốt. Nếu bé có đường ruột yếu mà ăn dặm sớm sẽ để lại nhiều phản ứng như ôn oẹ, đầy hơi, tiêu chảy…

Trường hợp bé nhà bạn có thể ăn dặm, bạn nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Việc ăn uống khoa học không chỉ đảm bảo bé đủ chất mà còn hạn chế bị thừa chất. Nhiều bà mẹ vẫn không biết rằng, việc bé bị dư thừa một chất dinh dưỡng, chất khoáng hay vitamin nào đó còn nguy hại hơn việc bé thiếu chất.

Chính vì thế, để chăm sóc tốt cho trẻ 6 tháng tuổi, mẹ cần cho bé ăn xen kẽ các loại thực phẩm.Chất sắt, vitamin D, Omega – 3… là những chất đặc biệt quan trọng khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi.

Trên đây là những kinh nghiệm giúp phụ huynh chăm sóc trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Bạn không nên chú trọng việc cho con ăn đủ chất, ngủ đủ giấc mà quên cho bé giao tiếp, vui chơi… Chỉ khi được phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ, bé mới thông minh và phát triển tốt sau này.

Share.
Exit mobile version