Bé học toán lớp 3 yêu cầu khả năng tư duy , quan sát cao hơn, liên hệ thực tế nhiều hơn nên khiến không ít bé “lắc đầu bỏ chạy” và nhiều ông bố bà mẹ ngán ngẩm với việc tìm ra cách để hướng dẫn con hiệu quả. Thấu hiểu, dạy con phương pháp tích cực, khuyến khích đúng mực chính là chìa khoá vàng cho cả phụ huynh và bé.

Chương trình học toán lớp 3 thường mang tính trọng yếu do đây là giai đoạn kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học, tiếp thu kiến thức mới cao hơn để chuẩn bị cho những năm cuối cấp và các cấp học sau này. Để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn, học tốt hơn toán lớp 3, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

Học cách hiểu con và tạo môi trường học tốt cho con

Trong chương trình toán lớp 3, bé phải học cách đếm, cách đọc và viết các số có 4, 5 chữ số (lên đến 10000 – 1000000); thực hiện các phép tính và so sánh chúng; bài toán có lời văn (toán đố), các bài toán liên quan đến hình học, ngày tháng năm; làm quen với các số liệu thống kê cũng như học cách thành lập bảng thống kê. Thế nên, bạn đừng vội la mắng, trách bé nếu bé học toán lớp 3 tỏ ra chán nản, học vẹt. Hãy cố tìm hiểu tâm lý của bé để tìm ra cách dạy bé học toán lớp 3 phù hợp nhất.

Đừng ép bé học toán lớp 3 lúc bé đang thích thú hay bị thu hút với một vật khác mà hãy tạo ra một thời gian biểu giúp bé phân định giờ học và giờ chơi và hình thành thói quen thực hiện chúng đúng giờ. Tạo cho bé một không gian học tập thoải mái,  môi trường tốt (tắt tivi hay các thiết bị có thể khiến bé xao nhãng, nếu có phòng hãy để bé học trong phòng và ngồi ngay ngắn ở bàn học). Đây là bước đầu tiên để rèn cho bé thói quen học đúng lúc, đúng nơi và rèn sự tập trung.

Không gian thoải mái giúp bé học toán lớp 3 hiệu quả

Học cùng con là phương pháp để bé học toán lớp 3 một cách dễ dàng

Mỗi ngày, bạn hãy dành ra ít nhất 30 phút đến 1 giờ để cùng bé học toán lớp 3. Bạn nên kiểm tra tập vở và kiến thức trong ngày bé đã được học, bằng cách yêu cầu bé kể lại hoặc thành lập sơ đồ, vẽ lại bằng ảnh. Chính những hình ảnh đó sẽ nói lên bé có thật sự hiểu và nhớ bài không và hiểu bài được bao nhiêu. Sau đó, bạn hãy tập cho bé thói quen đặt câu hỏi với những điều đã học (cả kiến thức bé đã hiểu và chưa hiểu), đây là cách bạn dạy bé luyện tập tri giác và khả năng hệ thống kiến thức.

Trước khi cho bé làm bài tập toán lớp 3, bạn hãy cho bé đọc thuộc lại bài vừa học và cả những bài trước đó. Bạn nên thường xuyên yêu cầu bé học thuộc lòng các bản phép tính nhân chia, cộng trừ từ 1 đến 9. Đối với các quy tắc phép tính, bạn cũng nên hướng dẫn và giúp con ghi nhớ:

Đối với các phép tính cộng trừ hoặc nhân chia thì thực hiện lần lượt từ trái sang phải.

Đối với phép tính kết hợp cả cộng trừ nhân chia thì thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.

Đối với phép tính có () thì thực tiện phép tính trong ngoặc trước.

Bạn có thể cho bé chép ra tập, gạch chân từ khoá (từ trái sang phải, nhân chia trước – cộng trừ sau) và cho bé để bên cạnh khi làm bài, lúc bé đã thuần thục thì yêu cầu bé cất đi.

Giúp bé thoát khỏi lối mòn, học vẹt

Các bé ở bậc tiểu học thường có xu hướng học máy móc và thụ động, nên bạn cần dạy con cách tư duy quan sát, nhận biết để từ đó bé biết cách vận dung hiệu quả. Bạn nên giúp con tìm cách phân biệt các dạng toán, liên kết các dữ liệu đã có để từ đó bé tìm ra những đặc thù riêng của từng dạng bài và có thể tìm ra cách giải chúng. Bạn có thể nói với bé: “Hãy cho mẹ biết con sẽ làm gì với bài toán này?” để biết ý định của bé sau đó mới hướng dẫn, tránh việc định hướng bé ngay từ đầu sẽ khiến bé dần quen với việc chờ đợi hướng dẫn, không tự chủ, tự tin với ý kiến của mình.

Buông tay để con tự học

Sau khi đã hướng dẫn, bạn hãy cho bé một không gian riêng để bé tự giải bài và đề ra quy định thời gian hoàn thành, yêu cầu về chất lượng (bé hãy tính ra nháp để có kết quả đúng và vở phải sạch đẹp). Bạn chỉ quay lại khi hết thời gian để kiểm tra lại bài cho bé, nếu bé sai hãy hướng dẫn cho bé thêm lần nữa. Ở lần giảng này, hãy cố dùng lời lẽ ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dùng quá nhiều lý thuyết, bạn có thể tóm tắt lại bài toán bằng hình ảnh, sơ đồ giúp bé dễ hình dung và liên tưởng.

Xem Thêm  : 7 nguyên tắc dạy con ba mẹ nên học hỏi

Đừng vội cho con đáp số mà hãy kiên nhẫn chờ bé tự giải quyết khó khăn của mình. Khi kiểm tra bài, bạn cũng đừng chủ quan bỏ qua những chi tiết nhỏ như cách trình bày, đơn vị, lỗi chính tả, lời giải. Rèn cho bé tính cẩn thận chưa bao giờ là dư thừa. Bạn cũng nên hạn chế sửa bài bé bằng bút đỏ hay viết chồng lên chữ của bé vì điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý bé chưa kể sẽ khiến bé bị chói mắt, khó nhìn thấy lỗi sai.

Động viên, khuyến khích bé

Một lời động viên luôn mang lại kết quả tích cực hơn hàng trăm lời dọa nạt, la mắng. Khi bé hoàn thành tốt bài tập bạn hãy dành cho con những lời khen ngợi, động viên để bé tiếp tục duy trì thành tích. Lúc bé làm sai, bạn cũng nên dùng lời lẽ từ tốn để khuyến khích giúp bé cảm thấy việc học toán được thoải mái, tránh để bé bị tổn thương tự ti và có xu hướng sợ học toán.

Phụ huynh khuyến khích giúp bé học toán lớp 3 hào hứng hơn

Ngoài ra, bạn có thể cho bé vừa học toán lớp 3 vừa chơi đùa như dùng các trang web, các ứng dụng trên điện thoại hoặc các phương pháp học toán tư duy cho trẻ để kích thích hứng thú cho bé.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version