Thực tế khảo sát cho thấy, trong khoảng 1000 mẹ bầu thì có 4-10 người có biểu hiện mang thai ngoài tử cung và trong những người từng bị mang thai ngoài tử cung có 15% người tái phát. Đây là con số không nhỏ và việc thai ngoài tử cung để lại nhiều hậu quả khôn lường, thậm chí vô sinh và tử vong.

Thông thường, trứng được thụ tinh sẽ di chuyển đến lòng tử cung để làm tổ. Nhưng trường hợp thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh không thể tiếp cận lòng tử cung mà 95% lại đi lạc sang nơi khác như vòi tử cung (vòi trứng – chiếm tỉ lệ), buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng.

Thai ngoài tử cung là do trứng không thể di chuyển đến lòng tử cung

Vì lòng tử cung là nơi lý tưởng và duy nhất để trứng đã thụ tinh làm tổ, cung cấp các chất dinh dưỡng cho trứng phát triển nên hiện tượng này đồng nghĩa với việc thai sẽ chết, chưa kể rất nguy hiểm đến tính mạng của bà bầu.

Vậy làm sao để phát hiện thai ngoài tử cung sớm nhất?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu phải lưu tâm đặc biệt đến sự phát triển của thai nhi những phản ứng khác lạ của cơ thể để kịp thời phát hiện những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

Chảy máu âm đạo

Thông thường, phụ nữ mang thai khỏe mạnh sẽ không ra máu nên nếu bạn đang mang bầu mà ra máu, phải đi khám ngay. Máu âm đạo trong giai đoạn này có thể là dấu hiệu cho thấy phôi thai cấy vào thành tử cung.

Chuột rút cũng là một trong những biểu hiện mang thai ngoài tử cung

Có rất nhiều mẹ bầu bị chuột rút nhưng không nên vì thế mà bỏ qua biểu hiện này, đặc biệt khi đi kèm các dấu hiệu như đau bụng âm ỉ, chảy máu âm đạo… Nếu cùng lúc gặp phải những biểu hiện này, bạn phải ngay lập tức đến bác sĩ để kịp thời kiểm tra có bị mang thai ngoài tử cung hay không.

Bà bầu bị đau bụng và chuột rút cùng lúc có thể là biểu hiện mang thai ngoài tử cung

Lượng hCG trong máu giảm là biểu hiện mang thai ngoài tử cung

Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên khám thai, xét nghiệm máu để phát hiện sớm những dị tật thai nhi. Bác sĩ có thể phát hiện mức hCG giảm dần, tăng rất chậm hoặc đứng yên để quyết định bạn có cần phải xét nghiệm thai ngài tử cung hay không.

Để hạn chế khả năng mắc phái thai ngoài tử cung, phụ nữ nên khám phụ khoa trước khi thụ thai. Các bệnh phụ khoa như khối u phần phụ, viêm nhiễm vòi trứng, dị dạng bẩm sinh vòi trứng… có thể trực tiếp gây thai ngoài tử cung vì trứng đã thụ tinh không thể di chuyển vào lòng tử cung được. Ngoài ra, mẹ bầu cần tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc. Qua thực tế kiểm chứng, rất nhiều trường hợp thai ngoài tử cung, sẩy thai là do khói thuốc lá.

Share.
Exit mobile version