Làm thế nào để dưỡng thai tốt trong 3 tháng đầu mang thai? Mẹ cần chú ý các vấn đề như dinh dưỡng khi mang thai, quan hệ vợ chồng, lịch khám thai quan trọng cần biết… như thế nào? Cùng tham khảo những kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu dưới đây để hiểu rõ hơn mẹ nhé. 

Kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu mẹ cần biết:

Về dinh dưỡng

Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để bà bầu chăm sóc tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu tiên này nhé!

– Bổ sung axit folic: việc này rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ trong 3 tháng đầu khi mang thai. Vì nhu cầu về axit folic của bà bầu trong giai đoạn này là 400mcg axit folic mỗi ngày và khó lòng có thể nhận đủ lượng axit folic từ thức ăn. Vì vậy hãy đảm bảo mình đáp ứng đủ axit folic cho nhu cầu của cơ thể và sự phát triển của thai nhi bằng cách bổ sung axit folic đều đặn hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sỹ. Khi có bầu, đa phần chị em thấy lo lắng ngay sau phút vui mừng.

– Nên ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng để cả mẹ và thai nhi được khỏe mạnh. Với những bà bầu bị nôn nhiều, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

Tránh xa 1 số loại thực phẩm

– Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không tốt cho sức khỏe bà bầu

– Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…

– Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường.

– Tránh ăn mặn

– Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.

– Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu.

– Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…

– Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.

– Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng.

– Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

Các thời điểm siêu âm thai quan trọng

Hãy đến gặp bác sĩ và siêu âm để xác nhận thai kì của bạn đang phát triển hoàn toàn bình thường.

Đi siêu âm thai nhi theo những mốc quan trọng:

– 6 tuần: Hoạt động tim thai thấy được qua siêu âm ở tuần thứ 6 thai kỳ. Hãy đến gặp bác sĩ và siêu âm để xác nhận thai kì của bạn đang phát triển hoàn toàn bình thường.

– 12 tuần: Đây là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm như: bệnh down, dị dạng tứ chi, thoái vị cơ hoành…

Chảy máu âm đạo – Dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ

Mẹ bầu có thể phát hiện thấy một vài đốm máu nhỏ ở quần chíp, đó là hiện tượng bình thường trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều hoặc ra liên tục trong 2 giờ liền thì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Trong trường hợp này, máu thường có màu đỏ tươi.

Nếu bị đau bụng và chảy máu âm đạo kèm chuột rút cần đến bác sỹ ngay. “Nếu mẹ bầu bị chảy máu và đau bụng kèm hiện tượng chuột rút – đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai . Trong trường hợp chảy máu âm đạo kèm đau bụng dưới dữ dội có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Tất cả những trường hợp này đều vô cùng nguy hiểm”.

Khi phát hiện những triệu chứng trên, mẹ bầu cần gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đến thẳng bệnh viện. Bác sĩ sẽ làm siêu âm, xét nghiệm để phát hiện nguyên nhân và hướng khắc phục.

Quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu mang thai

Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và có nhiều tranh cãi. Đa phần, chị em mang thai trong 3 tháng đầu vẫn có thể quan hệ bình thường nhưng phải quan hệ nhẹ nhàng và ít hơn khi chưa có thai. Bạn có thể quan hệ theo nhu cầu của vợ chồng nếu cảm thấy không có vấn đề về sức khỏe của mẹ cũng như của bé. Về tư thế quan hệ, các mẹ bầu nên “ở trên” hoặc học hỏi một vài tư thế khác để không tác động đến thai nhi.

Tuy nhiên, với những bà bầu có tiền sử sảy thai, sinh non, tử cung ngả trước… thì nên hạn chế tối đa, thậm chí, ngừng hẳn việc quan hệ tình dục để đảm bảo sự phát triển cho thai nhi. Vì 3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng nhất cho thai nhi phát triển, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy thai nên các mẹ bầu cần vừa “yêu” vừa nghe ngóng để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Một số lưu ý chung trong kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu

  • Mẹ cần kiểm tra, khám thai trong 3 tháng đầu: Sau khi thử que thử thai để đo nồng độ HCG qua nước tiểu, que thử thai lên 2 vạch, khi này mẹ hãy đi siêu âm để xem con yêu đã vào tử cung chưa nhé. Việc khám tổng quan sức khoẻ của mẹ cũng rất cần thiết, hãy đi khám theo lịch của bác sĩ sẽ giúp mẹ yên tâm hơn.
  • Đây là thời gian cần được bảo vệ tốt nhất: 3 tháng đầu em bé còn rất nhỏ và mong manh, mẹ nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, tránh chạy nhảy để ngăn ngừa tình trạng sảy thai, động thai hay doạ sảy nhé.
Kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu: Mẹ nên cân bằng chế độ dinh dưỡng, không mang vác nặng, tập thể dục đều
  • Là thời gian thai nhi tăng trưởng mạnh mẽ: Từ tuần thứ 9, bé đã là một thai nhi hoàn chỉnh, hết tháng thứ 3 em bé đã có đủ các cơ quan, bộ phận, tim bé đã đập và em bé lúc này đã có kích cỡ bằng một quả táo tây.
  • Cơ thể mẹ thay đổi: Theo kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu của nhiều mẹ, đây là giai đoạn mẹ cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn, chán ăn, hay đói, thèm ăn vặt, mệt mỏi, cảm xúc dễ thay đổi, dị ứng mùi thức ăn, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi tiểu liên tục, vòng eo to hơn. Tuy nhiên đây là những thay đổi bình thường vì cơ thể mẹ đang phản ứng lại những hormon được sản sinh ra khi mẹ mang thai.
  • Điều mẹ cần làm: Lên ý tưởng cho một chế độ ăn hoàn chỉnh, cân bằng chế độ dinh dưỡng, không mang vác nặng, giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh thức khuya. Tuyệt đối không dùng rượu, bia, thuốc lá.

Với những kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu  đã cung cấp ở trên, hi vọng các bà mẹ tương lai sẽ có thêm kiến thức chăm sóc cho thai kỳ của mình khoẻ mạnh hơn.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu ? Đối với bà bầu thì dinh dưỡng trong 3 tháng đầu giai đoạn mang thai là rất quan trọng, vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Hãy cùng với các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ dinh dưỡng bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai nhé.

Mới mang thai có lẽ là giai đoạn khó khăn nhất khi mẹ bầu phải đối mặt với những thay đổi về nội tiết, với những cơn nghén liên miên và buồn ngủ thường xuyên. Hầu hết mẹ bầu trong giai đoạn này đều chán ăn, mệt mỏi nên vấn đề dinh dưỡng không được chú trọng.

Bà bầu nên tránh ăn gì trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu có thể coi là thời gian nguy hiểm nhất với thai kỳ. Lúc này thai nhi chưa hoàn toàn làm tổ chắc chắn, cơ thể người mẹ cũng chưa thích nghi với việc có mặt của bé. Chính vì vậy các bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bé phát triển tốt, ngược lại, một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé như khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh, thậm chí thai lưu, sảy thai… Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu:

  • Thực phẩm tái sống
  • Thực phẩm nhiễm độc
  • Thực phẩm chưa tiệt trùng
  • Thực phẩm đóng gói sẵn
  • Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Bà bầu cũng lưu ý, một số thực phẩm có thể gây sảy thai như: rau răm, rau sam, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm… Những thực phẩm này bà bầu nên kiêng tuyệt đối trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu tránh ốm nghén

Để thoát khỏi những cơn ốm nghén hành hạ nên chia thành các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu là thời điểm hầu hết các bà bầu bị “hành hạ” bởi cơn ốm nghén. Nếu để tình trạng ốm nghén kéo dài sẽ khiến việc tăng cường cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể trở nên khó khăn. Vì vậy, để hạn chế tình trạng ốm nghén trong thời gian này, bà bầu có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Nên chia thành các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
  • Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, sả… và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
  • Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu ? Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…

Tóm lại, 3 tháng đầu mang thai những thực phẩm tốt cho bà bầu, tất cả các loại vitamin, khoáng chất đều quan trọng đối với bà bầu nhưng đa phần các chất như sắt, canxi, acid folic, protein đóng vai trò quan trọng nhất và thường bổ sung các chất này nhiều hơn. Bà bầu lưu ý về hàm lượng bổ sung các chất trên theo đúng tiêu chuẩn, tránh thừa chất vì có thể gây biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác cho thai nhi tìm hiểu thêm quá trình phát triển của thai nhi.

Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu là giai đoạn mang thai

Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu là giai đoạn mang thai quan trọng vì lúc này thai nhi bước đầu hình thành. Vì vậy mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển tốt nhất. Xem ngay những thông tin hữu ích cho mẹ nhé.

Quả Việt Quốc

Quả việt quất có hàm lượng các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất lớn đặc biệt là omega 3 nên loại quả này không thể thiếu trong danh sách những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu ? Bà bầu thường xuyên bổ sung việt quất trong thực đơn hàng ngày sẽ kích thích sự phát triển não bộ thai nhi, tăng cường trí nhớ hiệu quả vì thế bé sinh ra sẽ thông minh. Không chỉ vậy ăn quả việt quất còn nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và rất tốt cho hệ tiêu hóa của các thai phụ.

Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu ? Bí Ngô

Bí ngô là lựa chọn thích hợp khi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu ? Trong quả bí ngô có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao như các nhóm vitamin A, C, E; các khoáng chất như magie, kẽm, chất xơ, selen, axit folic, chất xơ, beta – carotene,…vì vậy đây là loại thực phẩm rất tốt cho sự phát triển trí não của bào thai đồng thời giúp mẹ bầu tránh phải nguy cơ bị trầm cảm hoặc tình trạng mệt mỏi kéo dài khi mang thai.

Rau Bina

Rau Bina với nguồn axit folic dồi dào, cùng với sắt và vitamin B phong phú sẽ thúc đẩy sự hoàn thiện các noron thần kinh của thai nhi, kích thích não bộ.

Trong tất cả các loại rau xanh thì rau bina được xem là lành tính nhất với hàm lượng các chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ thai nhi rất lớn. Với nguồn axit folic dồi dào, cùng với sắt và vitamin B phong phú sẽ thúc đẩy sự hoàn thiện các noron thần kinh của thai nhi, kích thích não bộ phát triển từ đó giúp mẹ bầu sinh con thông minh hơn.

Quả Táo

Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu ? Táo được biết đến là nguồn cung cấp vitamin C vô cùng dồi dào, đây là hợp chất chống oxy hóa cực tốt và cơ thể rất dễ hấp thụ nên đóng góp tích cực vào việc phòng chống các bệnh ung thư khi mang thai.

Ngoài ra một hợp chất quan trọng khác trong quả táo phải kể đến đó là vitamin B giúp cải thiện các mao mạch máu não của thai nhi từ đó nhanh chóng kiện toàn bộ não của bào thai, bên cạnh đó còn phòng tránh tình trạng suy nhược thần kinh. Do đó các bà bầu nên ăn táo hàng ngày để thai nhi phát triển tốt đặc biệt là trí thông minh.

Nghệ Tây

Đây là một loại gia vị có giá thành không hề rẻ nhưng công dụng mà chúng mang lại đối với sức khỏe bà bầu và trí thông minh của thai nhi là không thể phủ nhận được. Bà bầu nên ăn gì 3 tháng đầu ? Các mẹ bầu hãy trộn sữa với nghệ tây để làm giảm tình trạng đau bụng thận hoặc đau dạ dày đồng thời kích thích sự phát triển xương khớp của trẻ và giúp bé thông minh hơn.

Trứng

Trong quả trứng có chất choline – rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, hỗ trợ tăng cường trí nhớ vì thế trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu nên ăn trứng đều đặn từ 3 – 4 quả/tuần sẽ giúp đứa trẻ sinh ra rất thông minh với chỉ số IQ vượt trội. Mẹ bầu có thể ăn trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng chim cút đảm bảo nguồn cung sạch và an toàn, chế biến chín kĩ, tuyệt đối không ăn trứng sống hoặc trứng lòng đào.

Ngoài những thực phẩm kể trên, để thai nhi khỏe mạnh và thông minh mẹ bầu nên tích cực bổ sung thêm các thực phẩm như cá thu, cá hồi, hạt sen, quả hồ đào…

Trên đây chính là một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu trả lời cho câu hỏi “bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu để con thông minh”. Các mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ và hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình hoàn thiện trí não của trẻ.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

3 tháng đầu được xem là giai đoạn mang thai quan trọng nhất. Lúc này, do thai nhi chưa thực sự làm tổ chắc chắn nên cần phải hết sức cẩn trọng. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cũng phải được đặc biệt chú ý để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện nhất.

Dinh dưỡng bà bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu

Axit folic

Công dụng: Axit folic hay còn gọi là vitamin B9. Đậy là một loại dưỡng chất rất quan trọng với cơ thể con người, giúp tổng hợp ADN và là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai nhi. Thiếu axit folic dễ gây khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ, khiến thai vô sọ, thoát vị não – màng não, hở đốt sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch…

Thực phẩm giàu axit folic: Những thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh (màu xanh càng đậm càng tốt như rau dền, củ cải, bông cải…), đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi… là những thực phẩm rất dồi dào axit folic mà bà bầu nên bổ sung hàng ngày.

Hàm lượng cần bổ sung: Hiện nay Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 400 mcg acid folic mỗi ngày nhằm giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ. Ngoài ra, tùy tình trạng sức khỏe của bà bầu mà bác sĩ có thể kê toa uống viên thuốc bổ sung hoặc bổ sung trực tiếp thông qua các thực phẩm hàng ngày. Thông thường bà bầu cần khoảng 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày.

Những thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh,… rất dồi dào acid folic.

Sắt

Công dụng: Sắt rất cần thiết cho quá trình vận chuyển ôxy và vi chất dinh dưỡng đến bào thai, hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt không chỉ khiến bà bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao… mà còn là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh…

Thực phẩm giàu sắt: Sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể, do đó bà bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…

Hàm lượng cần bổ sung: Theo các chuyên gia, để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bà bầu nên chú ý bổ sung khoảng 40-60mg sắt mỗi ngày.

Dinh dưỡng/ngày  Phụ nữ bình thường  Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Tổng kcal/ngày 2200 2550
Chất đạm 77g 87- 92g
Chất béo 32-35g 40-45g
Axit folic 200mcg 600mcg
Sắt 30-60 40-62mg
Canxi 700mg 1000mg
Magie 205mg 205mg
Photpho 700mg 700mg
Kẽm 8-10mg 15mg
I-ốt 150µ 200µ
Vitamin A 500mcg  800mcg
Vitamin D 10mcg 5mcg (200IU)
Vitamin E 12mg 12mg
Vitamin K 51mcg 51mcg
Vitamin C 70mg 80mg
Vitamin B1 1,2mg 1,4mg
Vitamin B2 1,1mg 1,4mg
Vitamin B3 14mg 18mg
Vitamin B6 1,3mg 1,9mg
Vitamin B9 400mg 600mcg
Vitamin B12 2,4mcg 2,6mcg

Bảng: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu (Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Canxi

Công dụng: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, làm chắc thêm hệ thống xương cho mẹ, đồng thời xây dựng hệ thống xương vững chắc cho thai nhi. Thiếu canxi, cơ thể người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, chuột rút… nặng hơn nữa là biểu xuất hiện các cơn co giật, biểu hiện của sự tụt canxi huyết. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp, lùn,…

Thực phẩm giàu canxi: Canxi có nhiều trong các loại hải sản như cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, dê sữa bột hay từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt,…

Hàm lượng cần bổ sung: Thông thường, trong 3 tháng đầu của thai kì, nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể bà bầu là 800 – 1000mg và tăng dần vào các quý tiếp theo, cụ thể là quý 2 cần 1000 mg canxi và 3 tháng cuối đến khi cho con bú, lượng canxi cần cho cơ thể các bà mẹ lên tới 1500 mg.

Protein

Protein có nhiều trong: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch,…

Công dụng: Protein có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể, vận chuyển ô-xy trong máu, đồng thời tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn dịch, giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ.

Thực phẩm giàu protein: Chất đạm có nhiều trong: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch,…

Hàm lượng cần bổ sung: Bà bầu cần bổ sung hàm lượng protein khoảng 1g protein cho mỗi kg trọng lượng, tức khoảng 90g protein mỗi ngày.

Vitamin và khoáng chất

Công dụng: Các loại vitamin và khoáng chất trong rau xanh và trái cây góp phần không nhỏ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn giúp mẹ loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, sạm da, rạn da,… trong quá trình mang thai.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Một số loại rau xanh và trái cây mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho,…

Hàm lượng cần bổ sung: Bà bầu cần phải tăng cường thêm rau, khoai, củ, trái cây tươi với số lượng tối thiểu là 300gr mỗi ngày

Lưu ý: Bà bầu không cần bổ sung thêm năng lượng nhiều ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, chỉ cung cấp thêm từ 200 – 300 calo mỗi ngày và chỉ cần tăng thêm 1 – 2,5kg là tốt cho sức khỏe bà bầu và bé bởi thai nhi lúc này vẫn còn quá nhỏ nên mẹ bầu chưa cần phải tăng nhiều cân.

Bà bầu nên tránh ăn gì trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu có thể coi là thời gian nguy hiểm nhất với thai kỳ. Lúc này em bé chưa hoàn toàn làm tổ chắc chắn, cơ thể người mẹ cũng chưa thích nghi với việc có mặt của bé. Chính vì vậy các bà bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bé phát triển tốt, ngược lại, một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đúng cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé như khiếm khuyết, dị tật bẩm sinh, thậm chí thai lưu, sảy thai,… Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu:

  • Thực phẩm tái sống
  • Thực phẩm nhiễm độc
  • Thực phẩm chưa tiệt trùng
  • Thực phẩm đóng gói sẵn
  • Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Bà bầu cũng lưu ý, một số thực phẩm có thể gây sảy thai như: rau răm, rau sam, rau ngót, dứa, nhãn, đu đủ xanh, khoai tây mầm… Những thực phẩm này bà bầu nên kiêng tuyệt đối trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Bà bầu ăn gì tránh ốm nghén trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu là thời điểm hầu hết các bà bầu bị “hành hạ” bởi cơn ốm nghén. Nếu để tình trạng ốm nghén kéo dài sẽ khiến việc tăng cường cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể trở nên khó khăn. Vì vậy, để hạn chế tình trạng ốm nghén trong thời gian này, bà bầu có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Nên chia thành các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
  • Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả,…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, sả,… và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào,…
  • Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng,…

Tóm lại, 3 tháng đầu mang thai, tất cả các loại vitamin, khoáng chất đều quan trọng đối với bà bầu nhưng đa phần các chất như sắt, canxi, acid folic, protein đóng vai trò quan trọng nhất và thường bổ sung các chất này nhiều hơn. Bà bầu lưu ý về hàm lượng bổ sung các chất trên theo đúng tiêu chuẩn, tránh thừa chất vì có thể gây biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác cho thai nhi.

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tránh con bị dị tật?

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì ? Sức khỏe dinh dưỡng cho bà bầu có quan hệ mật thiết đến quá trình phát triển của thai nhi đặc biệt là trong giai đoạn đầu mang thai. Vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn gì để thai nhi tránh bị dị tật?

Dị tật thai nhi là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng cao. Chế độ ăn uống cân bằng, khoa học của người mẹ trong thời kì đầu bào thai phát triển có thể giúp phòng tránh một số dị tật cho thai nhi.

Thực phẩm giàu axit folic

Mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 400-600 mcg axit folic thông qua chế độ ăn và bổ sung viên uống tổng hợp.

Thiếu axit folic (hay còn gọi là folate – vitamin B9) sẽ gây ra các khuyết tật về ống thần kinh ở thai nhi ngay giai đoạn mang thai như: khuyết não khiến thai ngừng phát triển vì không có não, tật nứt đốt sống khiến các dây thần kinh bị tổn thương, liệt chi dưới. Do vậy, trong 3 tháng đầu thai kì cung cấp đủ lượng folate cần thiết cho cơ thể sẽ ngăn ngừa được dị tật ở ống thần kinh.

Hàng ngày, bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì ? mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 400-600 mcg axit folic thông qua chế độ ăn và bổ sung viên uống tổng hợp.

Các loại thực phẩm giàu vitamin B9 bao gồm: các loại đậu (đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng), măng tây, nước cam, rau nhiều lá…

Ngoài axit folic, vitamin B12 cũng có vai trò ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Những người thiếu hụt vitamin B12 thường đang mắc các bệnh tiêu hóa nên khả năng hấp thụ vitamin này bị giảm đi đáng kể.

Thai phụ cần bổ sung 2,4 mcg- 2,6 mcg vitamin B12 mỗi ngày bằng cách uống sữa, ăn thịt gia cầm, trứng các loại.

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì ? Thực phẩm giàu vitamin B2, B3

Bệnh tim bẩm sinh là một trong những dị tật gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ, do vậy 3 tháng đầu ăn gì để thai nhi tránh bị dị tật có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Chị em bầu bí có chế độ ăn thiếu vitamin B2 và vitamin B3 có nguy cơ cao khiến bé yêu trong bụng mẹ mắc các bệnh về tim mạch. Vitamin B2 tập trung nhiều trong các loại rau xanh nhiều lá, gan động vật. Còn thịt gà, cá, ngũ cốc, hạnh nhân, quả óc chó lại chứa nhiều vitamin B3.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì ? Canxi có vai trò quan trọng cho sự hình thành, phát triển xương của thai nhi ngay từ thời kì đầu mang thai, tránh hiện tượng còi xương, thấp bé nhẹ cân ở trẻ sau này.

Mẹ bầu thiếu canxi dễ đau lưng, mệt mỏi, tăng huyết áp. Hàm lượng canxi cần thiết cho phụ nữ mang thai là 1000 mg canxi mỗi ngày. Canxi có trong sữa, các sản phẩm từ sữa, hải sản.

Bổ sung DHA từ thực phẩm

DHA là một loại omega-3 axit béo có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, thần kinh thị giác và đóng vai trò quan trọng đến việc tăng cường trí thông minh của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Thiếu DHA trẻ chậm phát triển, nhẹ cân, dễ bị tự kỉ, trầm cảm.

Các loại cá nói chung, đặc biệt là cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá mòi… chứa nhiều DHA nhưng chứa thủy ngân do đánh bắt ở vùng biển sâu, vì vậy bà bầu chỉ nên bổ sung 200 mg cá biển/tuần.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Bạn cần tránh xa rượu bia, trà đặc, cà phê, đặc biệt là rượu mạnh.

Nhiều mẹ bầu sớm đối mặt với tình trạng táo bón ngay từ tam cá nguyệt thứ nhất. Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra nhiều hormone progesteron để đảm bảo sự phát triển của thai. Bên cạnh đó việc bổ sung vitamin, khoáng chất như sắt, canxi làm giảm nhu động ruột khiến quá trình tiêu hóa khó khăn, việc đi tiêu trở thành “cực hình” với mẹ bầu.

Trung bình, thai phụ cần tiêu thụ 28-30 gram chất xơ /ngày; khi bị táo bón cần tăng 300 gram/ngày. Chị em cần uống nhiều nước, ăn rau củ quả, trái cây tươi thường xuyên.

Tránh xa rượu và các loại đồ uống kích thích

Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì ? Nước lọc, nước ép trái cây mới là đồ uống thích hợp với phụ nữ mang thai. Bạn cần tránh xa rượu bia, trà đặc, cà phê, đặc biệt là rượu mạnh. Khi bà mẹ mang thai sử dụng rượu, chất cồn sẽ truyền qua nhau thai đến thai nhi, tình trạng này kéo dài khiến trẻ sớm mắc hội chứng ngộ độc rượu. Những đứa trẻ này khi sinh ra thường nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ.

Share.
Exit mobile version