Để con yêu dần quen với thế giới đầy mới lạ của con số, phép tính khi bé học toán lớp 1, cha mẹ hãy chuẩn bị cho bé tâm thế vững vàng thông qua từng bước như làm quen, nhận dạng, tính bằng hình ảnh cùng với việc thường xuyên thay đổi phương pháp dạy, nơi học phù hợp.
Khi bé bắt đầu vào lớp 1 và học toán cũng là lúc cha mẹ cũng đau đầu trong việc tìm kiếm phương pháp để dạy bé học cách tính toán. Làm sao để bé nhận biết và tính nhanh các phép toán? Làm sao để bé không “ghét bỏ” mà chịu gắn bó trong việc làm quen với người bạn mới này? Câu trả lời nằm ở các bước đơn giản sau:
Làm quen với con số và hình học là sự khởi đầu cho bé học toán lớp 1
Trước khi dạy bé học toán lớp 1, cha mẹ hãy cho bé có thời gian “đến gần và thích nghi” với những con số mà bé sắp phải học. Đừng cố ép bé phải tính thật nhanh ngay cả khi bé còn chưa nhận thức được ý nghĩa của những con số ấy. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi bạn bắt đầu dạy bé tập đếm, bắt đầu từ các ngón tay, ngón chân rồi đến số lượng đồ vật có trong nhà thông qua việc đếm số cánh cửa có trong nhà, số bát đĩa, số thành viên trong gia đình,…Dần dần bé sẽ quen với việc quan sát và tập đếm các con số ở xung quanh. Sau đó bạn có thể dạy bé nhận dạng các con số bằng cách dùng tranh ảnh hoặc cắt giấy tạo thành con số. Việc này sẽ giúp bé phân biệt và hiểu được thứ tự, ý nghĩa lớn bé của con số để giúp bé dễ dàng cộng trừ hơn.
Ngoài việc dạy bé học toán lớp 1 bằng chữ số, bạn cũng đừng quên dạy bé nhận dạng hình học. Bạn có thể mua những bộ đồ chơi gỗ đã được tạo nhiều hình để hỗ trợ hoặc sử dụng giấy các-tông cắt thành hình vuông, tam giác,…rồi tô màu bắt mắt để thu hút sự chú ý của bé.
Vào bài bằng thực tế sinh động
Sau khi bé nhận biết và viết được các chữ số, đừng vội ép bé ngồi vào bàn, mở sách ra và yêu cầu bé tính toán vào vở. Thực tiễn luôn là ví dụ minh hoạ dễ hiểu mà không gây nhàm chán. Nếu muốn bé làm toán cộng, bạn hãy dùng các viên kẹo, trái cây, bút viết rồi sắp chúng trên bàn, để lần lượt số đồ vật mà bạn muốn lên bàn, dần dần thêm vào rồi yêu cầu bé đếm. Hoặc khi làm toán trừ, bạn sẽ làm ngược lại, dùng bàn tay che mất đi. Thông qua ví dụ thực tế, các hình ảnh và phép tính cộng trừ sẽ dần đi vào ý thức, giúp bé nhớ lâu và có thể dễ dàng lien tưởng dù không còn cái kẹo, quả táo nào ở trước mắt.
Dạy bé ngồi vào bàn và tập trung
Sau khi bé lớp 1 đã quen với các phép tính toán qua đồ vật, lúc này bạn có thể dùng giấy viết để dạy bé đặt các phép tính rồi tính. Thời điểm này, quan trọng là bạn sẽ rèn cho bé khả năng tập trung, cách sắp các phép tính, các dấu cộng trừ, lớn bé sao cho thẳng hàng, ngay ngắn và đúng chỗ. Hãy cổ vũ bé bằng các món quà nhỏ như kẹo bánh, tăng dần giờ học tại bàn để bé quen, khi vào lớp bé sẽ dễ tập trung lắng nghe thầy cô hơn. Đừng quên hướng dẫn bé cách ngồi học đúng tư thế, sẽ giúp bé tránh cong vẹo cột sống, và khi ngồi đúng, bé không bị mỏi nên sẽ chịu ngồi học lâu hơn.
Linh hoạt cách dạy và địa điểm
Không phải lúc nào học cũng phải ở bàn học, bạn có thể dạy bé ở những nơi như công viên, siêu thị, nhà sách. Bạn có thể yêu cầu bé như: “Con hãy lấy cho mẹ (ba) hai hộp sữa, lấy cho bà một hộp, vậy chúng ta cần tính tiền bao nhiêu hộp sữa?”,… Ngoài ra, bạn có thể dạy bé học toán lớp 1 bằng cách mua các bộ đồ chơi hỗ trợ hay dùng các trang web và phần mềm trên điện thoại để cùng bé họ toán, chắc chắn con bạn sẽ hào hứng hơn.
Một điều lưu ý cho các bậc phụ huynh, toán lớp 1 đối với chúng ta chỉ là những phép tính đơn giản nhưng đối với bé đó là cả thế giới mới đầy lạ lẫm. Vì thế hãy kiên nhẫn, lắng nghe bé và đồng hành cùng bé qua từng giai đoạn khi bé đã sẵn sàng. Ép buộc, la mắng chỉ là đòn ngược khiến con trẻ sợ hãi và chán nản việc học hơn
Bạn có biết về phần mềm học toán lớp 1
Hiện tại trên thì trường Việt Nam có rất nhiều phần mềm học toán lớp 1 để cho phụ huynh lựa chọn, có rất nhiều phần mềm miễn phí và có phí, tuy nhiên thì theo kinh nghiệm bạn nên chọn những phần mềm có phí cho trẻ. Vì sao? các phần mềm có phí sẽ được đầu tư bày bản theo đúng giáo trình để chạy cho trẻ một cách hợp lý nhất, để trẻ có thể tiếp thu tốt nhất.
Toán lớp 1 nâng cao
Trẻ đang ở độ tuổi lớp 1 thường rất hay phát huy hết khả năng của mình, nếu bạn có thể tự tin vào sự thông mình của con mình thì bạn có thể cho trẻ thử một số bài tập toán lớp 1 nâng cao. Bạn có thể xem thêm ở phía dưới.
Bài 1: Số?
……+ 26 = 46 98 – ….. = 38 6 + …. = 17
78 – …. = 70 …. – 71 = 12 …..+ 37 = 67
90 – …. = 70 76 – … = 0 54 – …. = 54
Bài 2: Tính
86 – 36 = ….
86 – 56 = ….
50 + 34 = ….
97 – 47 =…..
97 – 50 = ….
50 + 47 = …….
68 – 38 = …..
34 + 30 = ….
60 – 40 = …..
60 + 40 = ….
100 – 40 = ….
100 – 60 = ….
Bài 3: Tính
40 + 30 + 8 = …..
50 + 40 + 7 = ….
70 – 30 + 2 = ….
90 – 50 + 4 = …
97 – 7 – 40 = …
97 – 40 – 7 = …
Bài 4: < > =
40 + 5 …… 49 – 7
………………………………………………
79 – 28 …… 65 – 14
……………………………………………..
34 + 25 ….. 43 + 15
………………………………………………..
79 – 24 ….. 97 – 42
……………………………………………….
Bài 5: Lớp học có 20 học sinh nam và 16 học sinh nữ. Hỏi lớp có tất cả bao nhiêu học sinh?
Bài giải
………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 6: Viết số:
Bảy mươi ba: ………….
Ba mươi bảy: ………….
Chín mươi lăm: ……….
Năm mươi chín: ………
Sáu mươi tư: ………….
Năm mươi mốt: ………
Bài 7: Đặt tính rồi tính
17 – 6 ……… ……… ……… |
10 + 6 ……… ……… ……… |
18 – 8 ……… ……… ……… |
17 – 3 ……… ……… ……… |
12 + 5 ……… ……… ……… |
14 + 4 ……… ……… ……… |
2 + 13 ……… ……… ……… |
15 – 4 ……… ……… ……… |
Bài 8: Tính
18 cm – 8cm + 7 cm =………….
15 cm + 4 cm – 9 cm = …………
12 cm + 6 cm – 6 cm = …………
16 cm – 2 cm – 4 cm = …………
19 cm – 5 cm + 3 cm =………….
10 cm + 7 cm – 5 cm = …………
14 cm – 4 cm + 4 cm = …………
11 cm + 8 cm – 4 cm = …………
Bài 9: An có 12 viên bi, Lan có 7 viên bi. Hỏi cả hai bạn có tất cả bao nhiêu viên bi?
Bài 10: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Bài 11: Đặt tính rồi tính:
50 + 30
60 + 10
20 + 70
40 + 40
Bài 12: Tính:
30cm + 40cm =………….
50cm + 10cm = …………
20cm + 50cm =………….
60cm + 30cm = …………