Bước sang tháng thứ 6, sự phát triển của trẻ thay đổi nên nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ cũng có sự thay đổi. Lúc này, sữa mẹ không còn đủ chất dinh dưỡng với bé. Vì vậy, bạn cần phải mau chóng đề ra một công thức ăn dặm khoa học, hợp lý đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, công thức ăn dặm cho bé cần được linh hoạt, thay đổi thường xuyên dựa trên những nguyên tắc và lưu ý nhất định.

Mẹ nên lưu ý gì trong thực đơn ăn dặm của con

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có công thức ăn dặm cho bé hợp lý, khoa học:

  • Nấu lượng bột vừa phải cho bé ăn 1 bữa. Không nên nấu bột một bữa ăn cả ngày cho bé.
  • Mọi công thức ăn dặm của bé nên bổ sung dầu ăn.
  • Áp dụng chế độ ăn loãng rồi đặc dần cho bé.
  • Không ép bé ăn, nhồi nhét bé khi bé không thích ăn.
  • Chỉ nên cho bé ăn trong 30 phút.

Cách tính tỉ lệ nấu cháo trong công thức ăn dặm cho bé khoa học từ chuyên gia

Trong công thức ăn dặm khoa học, cách nấu cháo cho bé dựa trên 1 số nguyên tắc sau giúp cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết. Với 1 chén bột hoặc cháo ăn dặm khoảng 200ml cần có thêm:

  • 2 muỗng chất đạm băm nhuyễn.
  • 2 muỗng rau củ băm nhuyễn.
  • 1 muỗng canh dầu ăn.

3 công thức ăn dặm cho bé  từ 6 tháng tuổi

Món cháo trứng gà nấu hạt sen

Cháo trứng gà hạt sen là món ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé nhà bạn

Nguyên liệu:

  • Hạt sen.
  • Trứng gà.
  • Cà rốt.
  • Dầu ăn.
  • Bột gạo tẻ.

Cách làm:

  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ và ninh nhừ cùng hạt sen.
  • Cho cà rốt và hạt sen ninh nhừ vào máy xay, xay nhỏ.
  • Đổ bột gạo vào nước hầm cà rốt, hạt sen, khuấy cho tan đều.
  • Tiếp đó, cho hỗn hợp đã xay vào nồi bột, đặt lên bếp lửa nhỏ vừa sau đó quấy đèu đến khi bột đặc dần lại.
  • Đập trứng gà ra chén và tách lấy lòng đỏ.
  • Sau đó cho lòng đỏ trứng gà vào nồi và khuấy đều cho đến khi cháo chín.
  • Tắt bếp và cho 1 đến 2 muỗng dầu ăn vào.

Món cháo gà nấu rau mồng tơi

Nguyên liệu:

  • Rau mồng tơi.
  • Gạo tẻ.
  • Thịt gà nạc.

Cách làm

  • Thịt gà làm sạch đem luộc chín.
  • Rau mùng tơi thái nhỏ, đem xay cùng thịt gà đã luộc.
  • Đổ bột gạo đã xay vào nước rau thịt đã xay, khuấy tan.
  • Đặt nồi lên bếp nấu cho đến khi cháo đặc lại.
  • Tắt bếp và cho dầu oliu hoặc dầu gấc vào.

Món cháo chim bồ câu, đậu Hà Lan và bắp

Đậu Hà Lan và bắp có thể kết hợp với nhau cho ra món ăn dặm vừa bổ dưỡng, vừa lạ miệng, dễ ăn với bé

Nguyên liệu

  • Thịt chim bồ câu.
  • Đậu Hà Lan.
  • Bắp ngọt.

Cách làm:

  • Chim bồ câu sau khi làm sạch, luộc chín cùng đậu và bắp.
  • Gỡ phần thịt của chim bồ câu băm nhỏ.
  • Bắp và đậu đem xay nhuyễn.
  • Dùng nước luộc bồ câu đem nấu cháo.
  • Khi cháo chín, cho tất cả những nguyên liệu đã xay nhỏ vào nấu đến khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp, cho dầu ăn vào.

Công thức ăn dặm chung cho các bé

Thức ăn đều được nấu chín, xay nhỏ

Đặc biệt là đối với những bé từ 6 -8 tháng tuổi, bạn cần xay nhuyễn thức ăn nếu không muốn làm bé hóc. Khi bé từ 10 tháng trở nên, bé có thể dùng thức ăn mềm như người lớn như cơm nhão, cháo đặc, ruột bánh mì, canh rau nấu nhừ,… Đây cũng là lúc bạn nên cho bé ăn những thực phẩm “cứng cáp” hơn một chút để kích thích nứu, răng của bé phát triển.

Cần xay nhuyễn thức ăn để tránh làm bé hóc, nghẹn

Phối hợp linh hoạt giữa các nhóm thức ăn

Cần có mức độ hợp lý, cân đối giữa các nhóm thức ăn. Bên cạnh việc bổ sung các nhóm thức ăn như tinh bột, khoai, gạo, mì,.. hay nhóm đạm như thịt, cá, trứng, cua, tôm,… thì cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất trong cùng bữa ăn.

Ngoài ra, không cho bé ăn lặp đi lặp lại 1 loại thức ăn vì dễ dẫn đến tình trạng thừa chất này, thiếu chất khác. Việc cho bé bổ sung vitamin, chất khoáng bằng nước ép là việc vô cùng hữu ích. Bởi vì rau củ quả qua quá trình chế biến đã tiêu hao một lượng lớn vitamin. Nếu bổ sung vitamin 1 cách trực tiếp bằng đường uống, bé sẽ hấp thụ được nhiều lượng vitamin cần thiết hơn. Tuy nhiên, cần tránh cho bé uống vào ban đêm.

Cho bé ăn đúng giờ

Đối với việc ăn dặm của bé, cần lập thời gian biểu khoa học và nghiêm túc tuân theo để hệ tiêu hoá của bé có thể hoạt động tốt. Ban đầu, bạn có thể cho bé ăn tới 6 bữa/ ngày với lượng thức ăn ít. Thời gian sau đó, bạn từ từ rút dần các bữa trong ngày và tăng lượng thức ăn mỗi bữa lên.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mỗi bữa ăn dặm của bé phải cách nhau ít nhất 2 tiếng để bé kịp tiêu hoá thức ăn.

Tạo hứng thú cho bé mỗi bữa ăn

Để tránh bé biếng ăn, lười ăn cần tạo hứng thú cho mỗi bữa ăn dặm của bé

Mỗi bữa ăn trở thành khoảnh khắc yêu thích của bé sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn, tránh được tình trạng biếng ăn, quấy khóc. Để làm được điều này, hãy chọn cho bé những chiếc yếm, tô, chén nhiều màu sắc. Đồng thời, thường xuyên kể chuyện, tương tác, làm trò vui nhộn cho bé để bé cảm thấy vui vẻ mỗi khi ăn. Tuy nhiên, cần tránh quá ồn ào khi cho bé ăn vì dễ gây phân tâm cho bé trong bữa ăn.

Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để xây dựng công thức ăn dặm cho con mình một cách khoa học.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version