Trẻ nhỏ nào cũng cần ăn dặm, bắt đầu từ bột hoặc cháo nhuyễn. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ chưa biết cách nấu cháo ăn dặm cho bé đúng khoa học.

Hôm nay, Kyna For Kids mách bạn 5 sai lầm có thể bạn đang mắc phải khi nấu cháo ăn dặm cho yêu và cách khắc phục nhé!

Sai lầm 1: Bỏ dầu ăn vô cháo khiến bé dễ tiêu chảy

Nhiều người vẫn nghĩ đồ dầu mỡ ăn nhiều dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Trẻ em lại càng không nên ăn dầu mỡ vì đường ruột yếu. Điều này không sai nhưng nếu không cho bé ăn dầu ăn trong cách nấu cháo ăn dặm cho bé thì quả là lầm to. Ngược lại, dầu ăn lại chứa rất nhiều năng lượng cho bé hoạt động hăng say. Không những thế, dầu ăn giúp trẻ nhỏ hấp thu chất dinh dưỡng của những thực phẩm khác tốt hơn.

Dầu ăn chứa nhiều axit cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ

Lượng dầu ăn lí tưởng nhất cho trẻ nhỏ là cứ mỗi chén cháo lại rưới 1 muỗng nhỏ dầu ăn lên trên. Lưu ý nên chọn dầu ăn dành riêng cho trẻ em để tránh các vấn đề về tiêu hoá. Bên cạnh đó, bạn nên chọn cả dầu động vật và dầu thực vật xen kẽ nhau trong các bữa ăn mỗi ngày. Chẳng hạn như sáng ăn dầu động vật thì trưa và chiều ăn dầu thực vật.

Mỗi loại dầu ăn đều có ý nghĩa riêng. Dầu thực vật chứa axit béo chưa no, không chứa cholesteron và có nhiều vitamin A, D. Tuy nhiên, dầu thực vật lại chứa rất ít hoặc không chứa axit arachidonic rất cần thiết cho cơ thể mà axit này lại có nhiều trong dầu động vật.

Sai lầm 2: Nấu 1 nồi cháo cho nguyên ngày

Hầu hết các bà mẹ đều nấu một nồi cháo cho con ăn cả ngày để tiết kiệm thời gian, chứ không nấu từng bữa một. Việc này tuy rất tiện lợi nhưng lại có hại. Chất dinh dưỡng trong cháo sẽ tiêu hao trong quá trình bảo quản. Do đó, cháo nấu từ sáng sớm để đến chiều sẽ bị giảm dưỡng chất đi rất nhiều.

Nghiêm trọng hơn, cháo sẽ sinh sôi nhiều vi khuẩn gây hại sau 2 tiếng ở nhiệt độ thường hoặc 3 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản cháo trong tủ lạnh, vi khuẩn ít hoạt động nhưng sau đó mang ra ngoài sẽ hoạt động trở lại, do đó rất nguy hại cho đường ruột của bé. Nhiều phụ huynh cho rằng, cứ để tủ lạnh để tránh ôi thiu rồi hâm sôi lại sẽ chết hết vi khuẩn. Đó là quan niệm không đúng đắn. Vì có nhiều loại vi khuẩn rất khó tiêu diệt. Mặt khác, nếu hâm cháo lên nhiều lần thì mất dinh dưỡng.

Một món cháo ăn cả ngày cũng vô tình khiến bé yêu chán ăn. Chính vì thế, cách nấu cháo ăn dặm thông thái nhất là nấu từng bữa cho bé.

Sai lầm 3: Xay nhuyễn cháo khi trẻ đã bắt đầu mọc răng

Nhiều phụ huynh cho con ăn đồ quá loãng, quá nhuyễn khi bé đã mọc răng vì sợ con hóc, nôn oẹ, khó tiêu. Sự lo lắng này rất dễ hiểu nhưng lại không phù hợp với sự phát triển của bé.

Không nên cho bé ăn cháo xay quá nhuyễn khi đã mọc răng

Khi bé đã mọc răng, bạn nên cho trẻ ăn từ nhuyễn đến sệt, đặc, hạt nhỏ…. Trong cách nấu cháo ăn dặm cho bé. Nếu trẻ nôn ói khi chưa quen thì cứ để trẻ ói, từ từ sẽ thích nghi được. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cho bé ăn bún, phở, miến, nui… cắt vụn, nấu mềm nhừ để thay thế cháo cho đỡ ngán. Độ nhừ tùy tuổi, mức độ mọc răng và sở thích của bé.

Sai lầm 4: Cho thêm ngũ cốc vào cháo ăn dặm

Không ít gia đình hiện nay hay cho thêm ngũ cốc vào trong cách nấu cháo ăn dặm cho bé. Bởi, họ cho rằng, ngũ cốc rất bổ dưỡng, giàu năng lượng và tốt cho sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của con yêu. Thực ra, ngũ cốc dù nhiều dưỡng chất nhưng lại khó tiêu, không phù hợp với trẻ quá nhỏ.

Tốt nhất, bạn nên thay bằng thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây thay vì chọn dưỡng chất trong ngũ cốc.

Sai lầm 5: Nêm quá nhiều gia vị

Dù được sử dụng trong nấu ăn nhưng gia vị cũng là hoá chất nên ít nhiều không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ đang ăn dặm. Trong đó, muối ăn cần hạn chế vì ăn nhiều muối có hại cho thận và dạ dày của bé. Nếu cần nêm muối, bạn chỉ nên dùng muối iod. Vì iod là một khoáng chất rất tốt cho trí não của trẻ em, đồng thời giảm nguy cơ mắc chứng bướu cổ.

Nêm quá nhiều gia vị khiến món ăn quá đậm và con yêu sẽ không thể nhận ra vị ngon của chính thực phẩm. Từ đó, bé không phân biệt được món này với món kia mà sẽ bị ngán vì cách nêm, khẩu vị của mẹ lúc nào cũng vậy.

Trên đây là 5 sai lầm thường gặp trong cách nấu cháo ăn dặm cho bé, mẹ bỉm sữa nào mắc phải thì cần nhanh chóng điều chỉnh. Có như vậy, con yêu của bạn mới phát triển tốt, cao lớn, khoẻ mạnh và thông minh. Bên cạnh 5 sai lầm này là nhiều điều các mẹ dễ bỏ qua. Chẳng hạn như, việc cho con ăn dặm nên chia ra làm nhiều bữa và mỗi bữa không nên ăn quá no. Bầu không khí lúc ăn dặm phải thật thoải mái, vui vẻ thì trẻ mới hấp thu tốt các dưỡng chất vào cơ thể.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version