Trẻ bị béo phì là nỗi lo đối với rất nhiều bậc phụ huynh. Đặc biệt đối với trẻ 9 tuổi, trẻ vẫn cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển trí tuệ lẫn thể chất. Vậy làm sao để xây dựng thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi giảm cân hiệu quả và khoa học? Dưới đây là 1 số bí quyết giúp bạn có thể giúp con giảm cân nhanh mà vẫn đảm bảo sức khoẻ nhờ thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi từ Kyna for Kids.

Hiện nay, trẻ bị thừa cân, béo phì ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, nhất là ở những khu vực thành thị. Béo phì gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và thẩm mĩ của trẻ. Nhất là đối với trẻ em, nếu bị béo phì dễ khiến các em có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khi trưởng thành.

Tỉ lệ trẻ béo phì ở khu vực thành thị đang ngày càng tăng lên

Nhiều phụ huynh thấy con bị thừa cân, béo phì thường mong muốn tối giản hoá thực đơn dành cho bé với mong muốn con giảm được cân nhanh nhất. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn phản khoa học gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Để con giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ, bạn hãy cùng Kyna for Kids tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây.

Bổ sung đầy đủ vitamin trong thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi

Vitamin tan trong dầu

Đối với thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi, không thể thiếu những thực phẩm bổ sung vitamin tan trong chất béo. Đặc biệt nếu trẻ thiếu hụt vitamin D sẽ gây ra những hiện tượng như thừa cân, béo phì. Các biến đổi tim mạch sớm khi trưởng thành.

Bạn có thể bổ sung vitamin D cho trẻ 9 tuổi thừa cân, béo phì qua các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, trứng, nấm,…

Những thực phẩm chứa vitamin trong dầu

Bên cạnh đó, vitamin A cũng là một trong những loại vitamin tan trong dầu mà trẻ nằm trong nhóm béo phì, thừa cân cần bổ sung. Theo một số nghiên cứu ở Thuỵ Sĩ cho thấy, những trẻ bị thiếu hụt vitamin A đang tăng đáng kể trong nhóm thừa cân.

Vì vậy, trong thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi cần đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết. Thông thường, vitamin A thường chứa rất nhiều trong các loại rau quả xanh như rau dền, rau muống, rau mồng tơi,… Ngoài ra, chúng còn có nhiều trong các loại củ quả có màu vàng đậm như cà rốt, bí đỏ,… Đặc biệt, vitamin A còn có trong nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa, gan,…

Không chỉ vitamin A hay D, vitamin E cũng là chất chống oxy hoá quan trọng. Vì vậy nó cần được bổ sung ở những trẻ thừa cân, béo phì. Các bà mẹ có thể dễ dàng bổ sung vitamin E qua các loại thực phẩm, trái cây, hạt, đậu,… Dầu thực vật và ngũ cốc cũng chứa rất nhiều vitamin E lành tính cho con bạn.

Vitamin tan trong nước

Ở trẻ bị béo phì, thừa cân, sự thiếu hụt vitamin tan trong nước là Folate và vitamin B12 diễn ra rất phổ biến.  Vậy nên, trong thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi cần đảm bảo đầy đủ từ 1.8mcg/ngày.

Chú trọng đến khẩu phần ăn sạch và khoa học mới có thể giúp trẻ giảm cân

Nguồn cung cấp vitamin B12 rất phong phú. Vitamin B12 có nhiều trong các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa, hải sản, ngủ cốc,… Một số sản phẩm lên men dinh dưỡng hoặc các thực phẩm làm từ đậu nành cũng giúp tăng cường vitamin B12 cho trẻ béo phì. Còn đối với folacid, bạn có thể tìm đến những loại viên nén được bán rất nhiều trên thị trường.

Khoáng chất và các nguyên tố vi lượng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngay cả những đối tượng thừa cân hay béo phì cũng đều có hiện tượng thiếu sắt. Đối với trẻ từ 9 tuổi, trung bình mỗi ngày cần khoảng 10mg sắt. Chính bởi vì sắt đóng vai trò quan trọng việc hỗ trợ nhiều chức năng của trẻ. Đồng thời, duy trì hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Vậy nên, nếu bạn chỉ chú trọng thực đơn giúp trẻ giảm cân mà “quên mất” không bổ sung thực phẩm giàu sắt rất có thể khiến cơ thể trẻ ngày 1 suy yếu.

Không nên cắt khẩu phần ăn của trẻ một cách đột ngột để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng

Ngoài nhu cầu về sắt, kẽm cũng là 1 nguyên tố vi lượng cần thiết. Kẽm giúp cơ và xương phát triển. Thiếu kẽm, trẻ sẽ bị suy giảm miễn dịch, rối loạn thần kinh. Những trẻ béo phì thường nằm trong nhóm trẻ bị thiếu hụt nguyên tố này. Như vậy, để đảm bảo trẻ phát triển khoẻ mạnh, trong thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi nhất định phải chứa kẽm.

Gợi ý thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi

Thứ Hai

  • Bữa sáng: 100g bánh ướt, 50g chả lụa, giá luộc và 100gram bưởi.
  • Bữa trưa: nửa chén cơm, 1 chén canh tôm tươi nấu bí xanh, 1 trái cam.
  • Bữa tối:  100g bún, 50g thịt luộc và 100g bưởi.

Thứ Ba

  • Bữa sáng: Bún riêu cua(100g bún), 1 trái táo.
  • Bữa trưa: nửa chén cơm, 70g cá thu, nửa trái dứa.
  • Bữa tối:nửa chén cơm, 1 chén canh thịt nạc nấu cà rốt và củ cải trắng, 1 quả táo.

Thứ Tư

  • Bữa sáng: 100g bánh mì, 30g thịt heo chà bông, 1 miếng thanh long.
  • Bữa trưa: nửa chén cơm, 50g ức gà, 1 chén bắp cải luộc, 1 trái quýt.
  • Bữa tối: nửa chén cơm, 50g cá basa, canh mướp đắng, 1 miếng thanh long.

Thứ Năm

  • Bữa sáng: 1 bánh giò, 2 quả quýt.
  • Bữa trưa: nửa chén cơm, 50g cá lóc nấu canh chua, 3 trái mận.
  • Bữa tối: 100g đậu hũ, 50g thịt heo nấu bông cải, 2 trái quýt.

Thứ Sáu

  • Bữa sáng: 1 gói cháo ăn liền, 30g thịt heo chà bông, 200ml sữa tách béo.
  • Bữa trưa: Nửa chén cơm, 100g nấm rơm rim nước tương, cải ngọt luộc, 1 miếng thơm.
  • Bữa tối: 100g bún, 100g tôm hấp, rau sống, 1 trái ổi.

Thứ Bảy

  • Bữa sáng: Phở gà(100g bánh phở), 30g thịt gà và 1 hũ sữa chua.
  • Bữa trưa: Nửa chén cơm, 70g cá sốt cà, 2 trái quýt hoặc 1 ly nước cam.
  • Bữa tối: Nửa chén cơm, 50g thịt nạc nấu hẹ, 3 trái mận.

Chủ Nhật

  • Bữa sáng: Bánh canh thịt(100g bánh canh), 30g thịt nạc, 1 ly nước cam.
  • Bữa trưa: Nửa chén cơm, 50g thịt bò xào trộn xà lách, 200g dưa hấu.
  • Bữa tối: 100g bún, 30g tôm khô nấu bầu, 1 quả táo.

Trên đây là một số gợi ý về thực đơn cho trẻ béo phì 9 tuổi trong 1 tuần. Hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version