Bệnh thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra do siêu vi variceiia zoster, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp.

Khi một người bị bệnh thủy đậu ho hay hắt hơi, vô số vi rút sẽ được phát tán vào không khí và nếu chẳng may hít phải trẻ sẽ có nhiều khả năng bị mắc bệnh.

Bệnh thủy đậu là gì?

Một số ít trường hợp, bệnh cũng có thể iây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ bóng nước trên cơ thể người bệnh thủy đậu.

Người bệnh thủy đậu có thể truyền bệnh cho người khác từ khoảng 5 ngày trước khi bắt đầu xuất hiện bóng nước đầu tiên, và còn có thể tiếp tục gieo rắc mầm bệnh cho đến khi tất cả mụn nước đã đóng thành vảy.

Trong đa số trường hợp, bệnh thủy đậu thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng một số ít sẽ diễn biến nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu:

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau, bạn cần đưa trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

  • Trẻ sốt nhẹ, đau họng, nhức đầu.
  • Nổi ban màu hồng có kích thước vài milimét, sau đó nhanh chóng chuyển thành bóng nước, lúc đầu chứa dịch trong sau 24 giờ thì hóa đục.
  • Bóng nước gây ngứa dữ dội.
  • Bóng nước xuất hiện ở thân mình, sau đó tiến đến vùng đầu mặt, tay chân.
  • Bóng nước xuất hiện ở niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục.
  • Sau khoảng 5 ngày, những bóng nước này vỡ ra và đóng mài.

Bạn có thể tìm thấy trên một vùng da những bóng nước ở nhiều giai đoạn khác nhau: cái chứa dịch trong, cái chứa dịch đục, cái đóng mài, cái bong vẩy nằm xen kẽ.

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu thường diễn tiến nhẹ nhưng một số ít trường hợp nếu không chữa trị kịp thời hoặc chăm sóc không tốt bệnh có thể gây ra những hậu quả như:

  • Để lại những sẹo rỗ trên da.
  • Viêm mô tế bào do nhiễm thêm vi trùng.
  • Viêm phổi.
  • Viêm não.

Bệnh thủy đậu có lây lan không?

Bệnh rất truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa từ người bị thuỷ đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm (ví dụ, khi một người bị nhiễm trái rạ hắt hơi nhảy mũi hoặc ho).

Bệnh cũng có thể iây ian qua sự tiếp xúc đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.

Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi ưếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh thuỷ đậu có thể iây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi iên).

Những người nào có hệ miễn dịch bị suy yếu mà bị trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn thuỷ đậu của họ đóng vảy.

Khoảng 90% những người nào chưa từng bị thuỷ đậu trong gia đình thì sẽ bị nếu tiếp xúc với một nguời thân bị nhiễm bệnh.

Biến chứng của bệnh thủy đậu:

Mặc dù đây ià một bệnh iành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước ian tràn, tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng rất quan trọng.

Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… ià các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để iại di chứng sau này.

Đặc biệt, thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, siêu vi thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, có thể ià 10, 20, hay 30 năm sau. khi có điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể kém hay có yếu tố gì khác, thì siêu vi này sẽ tái hoạt động trở iại và gây ra san thương của bệnh Zona, có người còn gọi ià giời leo.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ

rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt ià viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh… Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị iây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, viên đường hô hấp..

Bạn có thể làm gì?

– Cho trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát.

– Dùng thuốc hạ sốt nhưng iưu ý tuyệt đối không dùng Aspirine.

– Cho trẻ ngâm trong bồn nước ấm 1- 3 iần mỗi ngày, iau nhẹ người bằng vải mềm, chú ý không iàm vỡ bóng nước.

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân để phòng ngừa nhiễm thêm vi trùng.

– Cắt ngắn móng tay cho trẻ, dạy trẻ không được gãi, trẻ nhỏ nên được đeo găng tay để không tự iàm vỡ bóng nước.

– Cách ly trẻ bệnh khoảng 5-7 ngày để tránh lây lan.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu như thế nào?

 

Bệnh thủy đậu có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắcxin. Sau khi têm vắcxin, trẻ sẽ có được miễn dịch suốt đời.

Đối tượng có thể tiêm ngừa bệnh thủy đậu là trẻ từ 12 tháng tuổi trở iên và chưa từng mắc bệnh thủy đậu.

Bệnh bạch hầu là gì? nguyên nhân và cách điều trị ở trẻ

Nguồn Ebook : Triệu chứng và điều trị bênh ở trẻ em

Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế chuẩn đoán của bạn sĩ

Bạn có thể mua sách để ủng hộ tác giả và NXB

Share.
Exit mobile version