Bệnh suyễn ở trẻ em là gì ?

Bệnh suyễn là bệnh viêm mãn tính ở đường thở. Tình trạng viêm sẽ làm đường thở nhạy cảm với những chất kích thích khác nhau. Khi đường thở (chủ yếu là phế quản) tiếp xúc với các chất này sẽ bị co thắt, phù nề, chứa đầy chất nhầy dẫn đến tắc nghẽn, khiến bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở .

Bệnh suyễn ở trẻ em

Bệnh suyễn ở trẻ em không phải là loại bệnh thường gặp ở trẻ em mà nó có tính chất di truyền và hoàn toàn không lây lan hay truyền nhiễm.

Triệu chứng bệnh suyễn ở trẻ em

  • Ho dai dẳng: Khác bệnh thông thường, ho do suyễn có thể tự khỏi nhưng cũng có thể nặng thêm trong các điều kiện nhất định như ho nặng hơn vào ban đêm, trong giấc ngủ hoặc trước khi rạng sáng. Đôi khi ho dẫn đến ói mửa
  • Thở khò khè
  • Thở gắng sức
  • Nặng ngực ở trẻ lớn. Ở trẻ nhỏ, đôi khi biểu hiện là những cơn ho giống như ho gà, nhưng lúc hít vào không thấy ồn, thỉnh thoảng lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suyễn ở trẻ em

Đến nay, vẫn chưa thể xác định được hết các nguyên nhân gây ra bệnh suyễn ở trẻ em

Theo các chuyên gia, thì có rất nhiều tác nhân gây bệnh suyễn hoặc gây nguy cơ cao của bệnh suyễn ở trẻ em. Trong đó có thể kể đến các yếu tố:

  • Di truyền
  • Thời tiết, môi trường sống (khói, bụi, lông động vật…)
  • Vi sinh vật (một số virus viêm đường hô hấp, nấm mốc)
  • Chế độ dinh dưỡng ( tôm, cua, ốc, đồ ăn có chất bảo quản)
  • Và các tác nhân khác như vận động quá sức

Cách chữa bệnh suyễn ở trẻ em

Theo ý kiến từ bác sỹ chuyên khoa, bệnh suyễn không thể chữa dứt hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được, giúp trẻ có một cuộc sống gần như bình thường.

Một số trường hợp trẻ bị mắc bệnh suyễn tự khỏi trong một thời gian dài nhưng trẻ có thể tái phát bất cứ lúc nào

Trẻ mắc bệnh cần được điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, uống thuốc đúng liều lượng và tái khám đúng hẹn.

Trường hợp bệnh suyễn ở trẻ em do di truyền thì không có biện pháp ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đồng thời, không thể kết luận được khả năng mắc bệnh của trẻ cho tới khi những triệu chứng nhất định xảy ra như thở khò khè, ho liên tục.

Cách phòng chống bệnh suyễn ở trẻ em

Để kiểm soát các yếu tố khởi phát và làm nặng cơn hen cần lưu ý:

  • Hạn chế cho trẻ ở máy lạnh khi thay đổi thời tiết.
  • Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng ( khói, bụi, lông thú…) Giặt thú bông, áo gối bằng nước nóng mỗi tuần. Không nuôi chó, mèo trong nhà. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ , xịt thuốc diệt côn trùng thường xuyên.
  • Không để trẻ hít phải khói thuốc lá
  • Khi cho trẻ ra đường cần chú ý đeo khẩu trang cho trẻ
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị cảm cúm, chủng ngừa cúm, phế cầu…

Trong lộ trình điều trị bệnh suyễn ở trẻ em, bé sẽ luôn được theo dõi để giảm hoặc nâng bậc:

  • Giảm bậc nếu khống chế được ổn định trong 3 tháng
  • Nếu điều trị như trên sau 1 tháng không khống chế được thì xem xét nâng bậc và thay đổi chỉ định điều trị
Share.
Exit mobile version