Bệnh chàm ở trẻ em là vấn đề rất nhiều cha mẹ có con nhỏ quan tâm. Vậy bệnh chàm là gì? Nguyên nhân nào khiến trẻ bị bệnh chàm và điều trị ra sao? Ba mẹ tham khảo một vài thông tin cơ bản về căn bệnh ở trẻ em này nhé.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là một bệnh thường gặp ở trẻ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là một dạng viêm da ở trẻ em, khiến da bị đỏ, khô hoặc có những mảng mụn nước. Thường sẽ gây ngứa cho trẻ. Trẻ nhỏ mới sinh cho đến trước 5 tuổi dễ mắc phải bệnh này. Tùy theo cơ địa của từng trẻ mà bệnh sẽ nặng hay nhẹ, hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Biểu hiện của bệnh chàm ở trẻ có thể dễ thấy như: Những mảng đỏ, cả mụn nước xuất hiện trên da. Thường thấy ở vùng mặt, hai bên má, tai. Đặc biệt những mảng này có thể gây dị ứng, nhiễm trùng.

Ngoài ra thì các vết chàm này cũng có thể xuất hiện ở da đầu, các vị trí như cổ, nách, bẹn… Tuy nhiên các mảng tổn thương do chàm gây ra thường sẽ không để lại sẹo gì, sau khi bé đã được điều trị khỏi.

Bệnh chàm ở trẻ em dễ bộc phát nhất ở hai bên má

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh chàm. Phổ biến như:

  • Do cơ địa của trẻ: Một số trẻ bình thường cơ địa đã có sẵn. Bình thường thì bệnh không biểu hiện, nhưng khi gặp yếu tố thuận lợi thì sẽ phát chàm. Thường thì khi bé đã bị phát bệnh, bệnh sẽ dễ tái đi tái lại trong nhiều năm. Có nhiều bé sau này lớn lên mới hết hẳn.
  • Yếu tố thời tiết, môi trường: Trời lạnh kéo dài cũng có thể khiến trẻ dễ phát bệnh chàm. Nhất là với những bé tầm 3-4 tháng tuổi. Bệnh chàm tuổi này còn hay gọi là chàm sữa. Ngoài ra quần áo, khăn màn, chăn nệm… có thể gây dị ứng cho bé làm phát bệnh.
  • Do thức ăn: Nếu trẻ có đề kháng yếu, mà chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, cân bằng. Ví dụ như ăn uống thiếu hụt vitamin, dư thừa chất đảm, trẻ cũng dễ phát bệnh. Hoặc bé có thể dị ứng do ăn các thức ăn lạ, không hợp cơ địa như cá biển, tôm cua… khiến bệnh bộc lộ
  • Do di truyền: Bệnh chàm cũng là bệnh có tính di truyền. Nếu cha mẹ hoặc bà con họ hàng của bé từng mắc bệnh thì trẻ cũng dễ mắc bênh này.

Cách điều trị bệnh chàm ở trẻ em

Đối với bệnh này, khi trẻ đã bộc lộ bệnh, ba mẹ cần giữ vệ sinh cho bé thật sạch. Nhất là với các vết chạm ở vùng mặt. Do trẻ có thể bị ngứa ngáy, khó chịu, nên hãy hạn chế cho bé sờ tay lên má, cào, gãi… Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm cho bé.

Bệnh chàm ở trẻ em cần được điều trị đúng cách để tránh lây lan cho bé

Ba mẹ cũng cho bé khám và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đừng quá nôn nóng muốn con mau hết bệnh mà dùng các loại thuốc chứa corticoid. Bởi nó có thể dễ làm bệnh của bé bùng phát trở lại và nặng hơn.

Một số trẻ có cơ địa chàm (ví dụ như ba mẹ mắc bệnh chàm…); khi trẻ ăn dặm, có thể hạn chế dùng các thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ. Ví dụ như đồ biển, thức ăn lên men, đậu phộng… cũng dễ làm bệnh bộc lộ.

Bệnh chàm có lây không? Bệnh chàm không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên nếu mẹ không giữ vệ sinh cho bé, điều trị đúng cách, thì bệnh rất dễ lan rộng trên cơ thể bé. Mẹ lưu ý trị bệnh cho bé đúng cách nhé.

Kyna.vn

 

 

 

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version