Khi bé được sinh ra thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Khoa học cũng đã chứng mình ra rất nhiều lợi ích từ sữa mẹ mang thai cho trẻ: tăng khả năng miễn dịch, giúp bé tiêu hóa dễ dàng, hạn chế bệnh tật,.. Chính vì những điều này mà rất nhiều mẹ đã vắt sữa ra để dự trữ cho trẻ nhưng phải làm thế nào để bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra vẫn còn đầy đủ dinh dưỡng cho bé? Bài viết sau sẽ gợi ý cho các mẹ những bí quyết bảo quản sữa mẹ đúng cách nhất.

Bảo quản sữa mẹ là điều cần thiết để bù đắp lúc mẹ thiếu sữa hoặc vắng nhà

1. Cách bảo quản sữa mẹ trong bình thủy tinh hoặc nhựa cứng

Các mẹ vắt sữa xong cần lưu ý đến việc đựng sữa sao cho bảo quản sữa mẹ được tốt nhất. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bình thủy tinh, bình nhựa cứng có nắp đậy hoặc túi đựng sữa chuyên dụng là những sự lựa chọn tối ưu để bảo quản sữa mẹ.

Sau khi đựng, các mẹ nhớ ghi lại chính xác ngày, giờ vắt sữa vào bình/túi để biết sử dụng phần nào trước, phần nào sau, tránh tình trạng sữa mẹ để quá lâu sẽ giảm bớt chất lượng dinh dưỡng.

Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh phải được rót vào bình tiệt trùng, đậy kín

Để hạn chế tình trạng sữa bị tràn trong khi bảo quản, các mẹ không nên đổ đầy bình/túi. Dung tích lý tưởng cho một lần đựng là 60 – 120 ml, vừa đủ cho bé bú, không quá dư thừa.

Xem thêm: Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ

2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Trong tủ lạnh không phải vị trí nào cũng có nhiệt độ như nhau, vì thế mẹ phải để sữa ở nơi đủ lạnh, ổn định để tránh tình trạng sữa hỏng vì nhiệt độ. Cụ thể, các mẹ để sữa sâu trong lòng tủ, tuyệt đối không để sữa ở cửa tủ.
Khi đặt ở ngăn mát, mẹ bỉm sữa nên chọn nhiệt độ 4 độ C và trữ trong tối đa 4 ngày. Nếu nhiệt độ chỉ từ 19 – 26 độ C thì chỉ dùng trong 4 giờ là tối đa.
Mẹ nào muốn trữ sữa dài ngày thì có thể để sữa ở ngăn mát vài tiếng rồi chuyển lên ngăn đá. Khi rã đông, cũng phải mang xuống ngăn mát trước để tan hết đá rồi mới mang ra ngoài hẳn.

Cho bé uống sữa sau bảo quản

Sữa sau khi bảo quản trong tủ lạnh cần sơ chế qua mới có thể cho trẻ uống, chứ không nên uống trực tiếp. Có rất nhiều cách để sơ chế như hấp cách thủy và đặt bình/túi sữa vào tô nước nóng rồi lắc đều. Các mẹ áp dụng cách này giúp sữa giữ được phần lớn chất dinh dưỡng và hạn chế tình trạng làm nhiễm trùng sữa.

Một số cách rã đông sữa sai cách rất nguy hại mà các mẹ cần tránh. Đó là: để sữa bớt lạnh bằng nhiệt độ phòng (nhiệt độ phòng 25 – 35 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển nhanh và mạnh); hâm sữa trong lò vi sóng (nhiệt độ cao của lò vi sóng làm biến đổi chất dinh dưỡng quý giá trong sữa mẹ); sữa dùng thừa sau khi bảo quản 1 lần phải đổ bỏ, không được bảo quản lần 2; không được trộn sữa sau bảo quản chung với sữa mới vắt.

Bảo quản sữa mẹ khá phức tạp và yêu cầu các mẹ phải thật tỉ mỉ. Thời gian không được quá mức quy định, nhiệt độ đảm bảo trong ngưỡng cho phép, bình đựng tiệt trùng và có nắp đậy là những yếu tố luôn phải tuân thủ để việc bảo quản sữa có ý nghĩa thực sự. Đặc biệt, khi lấy sữa sau rã đông, các mẹ phải rót một ít ra thìa và nếm thử, nếu có dấu hiệu bị hỏng thì phải bỏ ngay.

Share.
Exit mobile version