Tình trạng mất tập trung đối với trẻ nhỏ không phải là điều hiếm gặp. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như đặc điểm sinh học, tính cách, môi trường, cách giáo dục hoặc não bộ có khiếm khuyết. Đó là những vấn đề hoàn toàn khác nhau ở trẻ mà cha mẹ cần phải có cách ứng xử phù hợp đối với từng trường hợp khi dạy trẻ tập trung.
Một trong những vấn đề hiện nay đối với trẻ mà các bà mẹ đang quan tâm là trẻ thường xuyên bị mất tập trung, dễ bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài. Trong bộ não của mỗi trẻ nhỏ đều tồn tại một trung khu điều khiển sự tập trung và chăm chỉ của trẻ.
Trạng thái mất tập trung ở bé có thể vì nhiều lí do khác nhau nên phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân. Chỉ có như thế mới tìm ra giải pháp. Ngược lại, nếu phụ huynh chỉ khăng khăng xử lí biểu hiện mà không tìm nguyên nhân cốt lõi thì sẽ không thể thành công, thậm chí phản tác dụng,
Bài viết dưới đây, sẽ gợi ý cho các bậc cha mẹ khi áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp để dạy trẻ thông minh sớm tập trung:
Tạo cho trẻ sự hứng thú
Thường khi vui chơi hay xem một chương trình nào đó trẻ đều rất tập trung, điều này cho thấy trẻ chỉ thật sự tập trung vào những gì mà chúng yêu thích. Vì thế bạn nên tìm ra sự yêu thích của trẻ trong các hoạt động đặt ra cho trẻ, bạn cũng có thể thêm các yêu tố mới để trẻ cảm thấy hào hứng và yêu thích.
Giống như khi trẻ xem phim hoạt hình, trẻ thường chú ý vào những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh, có nhiều màu sắc. Trẻ rất chăm chú, rất tập trung vào nhân vậy đó. Hãy là một bà mẹ thông minh để hướng con tập trung theo mục tiêu mà bạn đặt ra.
Bồi dưỡng sự tập trung cho trẻ
Giáo dục giải trí: Khi trẻ ở tuổi mầm non các bậc phụ huynh nên dạy trẻ tập trung thông qua truyện tranh, các bộ phim hoạt hình về cuộc sống, dạy cho các con cách thể hiện cảm xúc, không che dấu cảm xúc. Điều quan trọng nhất là tạo được hứng thú cho trẻ, vì ở độ tuổi này trẻ rất tò mò và muốn khám phá.
Kéo dài thời gian tập trung: sau mỗi lần dạy trẻ tập trung, bạn có thể kéo dài thời gian tập trung của trẻ dài thêm một vài phút sao cho khoảng thời gian ấy phù hợp với khả năng của trẻ.
Tạo môi trường xung quanh: Cha mẹ phải tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh để dạy trẻ tập trung, tránh đi lại hay bật tivi quá lớn. Nếu có thể cha mẹ nên tắt mọi thiết bị âm thanh khi con học bài, hãy làm gương cho trẻ. Khích lệ trẻ, phân tích cho trẻ thấy nếu trẻ tập trung thì việc mà trẻ làm sẽ rất hiệu quả.
Chú ý đến sức khỏe của trẻ
Cha mẹ phải quan tâm đến việc ăn, ngủ của trẻ. Khi không được ăn no, ngủ không đủ giấc trong đêm trước đó, trẻ sẽ dễ mất tập trung. Ngoài ra cũng cần cho trẻ vận động, tập thể dục hay tham gia chơi một môn thể thao nào đó. Việc này giúp máu luân chuyển đều khắp cơ thể, làm gia tăng hoạt động trí não, tăng độ nhạy bén của trẻ.
Hãy cảm thông với trẻ khi dạy trẻ tập trung, vì khi dạy trẻ kém tập trung bạn rất dễ mất kiên nhẫn, hãy cảm thông với trẻ, đừng vội la mắng trẻ. Thật tình trẻ cũng muốn tập trung như các anh chị, bạn bè xung quanh, nhưng trẻ khó có thể tập trung được. Hãy nhẹ nhàng khuyến khích động viên trẻ, để tiếp thêm động lực cho trẻ tập trung vào việc học.
Ngồi cùng với trẻ cũng là một cách dạy trẻ tập trung. Những cuộc khảo sát thực tế trên diện rộng tại Hoa Kỳ cho thấy, một đứa trẻ có thể ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Khi đó, con yêu của bạn có thể tập trung vui chơi và chơi lâu hơn vì bé cảm thấy an toàn và vui vẻ khi có cha mẹ ở bên cạnh.
Thời gian học và chơi phải xen kẽ với nhau
Hãy để cho trẻ tự chọn việc chơi trước, sau hay giữa giờ học. Con yêu của bạn có thể thư giãn trong lúc chơi để tinh thần thoải mái, sẵn sàng cho những giây phút tập trung tiếp theo. Phụ huynh nên cho bé chơi trong một khoảng thời gian vừa đủ, sau đó nhắc nhở bé quay trở lại bàn học cho công việc chính.
Hành động này cũng giống như bạn cho bé quyền tự chủ thời gian biểu. Thay vì bạn có trách nhiệm trong việc bé tập trung thì hãy là người giúp đỡ bé tăng khả năng tập trung. Vì bé tự giác tập trung còn có ý nghĩa về tính tự lập. Đặc biệt, tập trung tự nguyện thì tâm lí sẽ thoải mái hơn nên hiệu quả học tập cũng tăng cao.
Để quan sát và nhận biết bé có thực sự tập trung hay không, bạn có thể nhờ thêm giáo viên. Vì trẻ trải qua 5 – 8 tiếng ở trường mỗi ngày. Bạn có thể nhờ cô giáo tìm hiểu xem liệu bé có tập trung và mức độ tập trung thế nào khi học trong lớp. Có sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường sẽ giúp việc rèn thói quen tập trung cho bé dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trong môi trường hiện đại nhiều thiết bị điện tử, trò chơi online và phụ huynh bận rộn, việc dạy trẻ tập trung có phần khó khăn hơn. Do đó, cha mẹ dành nhiều thời gian và tâm huyết dạy trẻ tập trung và hình thành thói quen này. Đây là thói quen và kỹ năng sống thiết yếu, quyết định khả năng thành công của con yêu sau này.