Khi lên 7 tuổi, trẻ đã bắt đầu biết mình thích ăn món gì và không thích ăn món gì. Điều này dễ dẫn đến tình trạng bé ăn uống không khoa học, thiếu chất. Từ đó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Việc xây dựng 1 thực đơn cho trẻ 7 tuổi khoa học là một việc làm hết sức cần thiết ngay lúc này. Vì vậy, hãy cùng Kyna for Kids tìm hiểu ngay những nội dung hữu ích dưới đây để giúp con yêu phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Tại sao cần lên thực đơn cho trẻ 7 tuổi phù hợp
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vào giai đoạn trẻ lên 7 tuổi, trẻ cần rất nhiều năng lượng để hỗ trợ các hoạt động của cơ thể. Dinh dưỡng cho trẻ 7 tuổi không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn cung cấp nguồn năng lượng cho trẻ có thể học tập tốt và vui chơi khoẻ mạnh.
Nếu các bậc phụ huynh không kiểm soát, cho con cái mình ăn uống thật hợp lý, rất có thể dẫn đến tình trạng béo phì hoặc gầy yếu. Thậm chí, trẻ còn mắc một số bệnh nếu không được ăn uống hợp lý. Đây cũng là giai đoạn tiền dậy thì, cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để bé có thể có điều kiện gia tăng chiều cao. Trung bình, mỗi năm chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm từ 5 – 7 cm. Vì vậy, nếu không có một chế độ ăn uống hợp lý, trẻ sẽ không phát huy được tối đa tiềm năng phát triển chiều cao.
Trong thực đơn cho trẻ 7 tuổi nên có những loại hạt gì?
Ngũ cốc nguyên chất
Ngũ cốc là loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng giúp con bạn phát triển khoẻ mạnh. Bạn có thể bổ sung các loại ngũ cốc khác ngoài cơm như lúa mạch, lúa mì,… để giúp cung cấp nguôn năng lượng cho con đỡ nhàm chán với cơm. Đây cũng là những loại ngũ cốc chứa rất nhiều vitamin B, folate, chất xơ,… tốt cho trẻ.
Các loại hạt
Những loại hạt chứa chất béo lành tính như hạt lạc, hạt điều, hạt vừng,… đều là những loại hạt chứa chất béo lành mạnh và cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Đây cũng là những những loại hạt vô cùng có lợi cho sự hoạt động và phát triển của hệ tim mạch. Bạn nên bổ sung các loại hạt này vào mỗi bữa sáng cho trẻ. Nhờ đó, trẻ sẽ có nguồn năng lượng dồi dào cho cả ngày dài hoạt động nhờ lượng chất béo và dinh dưỡng có trong các loại hạt này.
Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn có thể cho bé ăn các loại hạt óc chó, hạnh nhân, macca,… Những loại hạt này không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mà còn ngăn ngừa được bệnh tật, đào thải các chất độc hại có trong cơ thể trẻ. Một số loại hạt trên còn rất giàu omega 3, nhất là quả óc chó. Omega 3 có tác dụng rất hiệu quả cho sự phát triển trí não của bé, giúp trẻ trở nên thông minh hơn và nhanh nhẹn hơn. Đồng thời cũng sẽ giúp trẻ phòng tránh được các bệnh xương khớp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, trầm cảm hoặc ung thư.
Các loại đậu
Với các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen,… thường chứa một hàm lượng sắt rất lớn. Vì vậy nó sẽ chứa 1 lượng chất sắt lớn giúp cải thiện chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em. Ngoài ra, trong đậu còn chứa rất nhiều protein, canxi, magie, kẽm, kali, vitamin B6, axit alpha,… Những chất này rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ 7 tuổi.
Xây dựng thực đơn cho trẻ 7 tuổi bổ dưỡng với 4 món ăn sau
Cá chép hấp gừng
Một trong những món ăn nên có trong thực đơn cho trẻ 7 tuổi đó là món cá chép hấp gừng. Đây là 1 món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho bé, giúp bé ăn ngon miệng và dễ dàng tăng cân.
Nguyên liệu
- Cá chép 300g.
- Gừng 20g.
- Dầu ăn và gia vị.
Cách làm
- Cá chép sau khi mổ bụng, làm sạch, ướp dầu ăn và gia vị cho vừa ăn.
- Đem cá chép đi hấp cách thuỷ với gừng.
- Sau khi cá chín có thể cho bé ăn cả nước lẫn thịt cá.
Cháo tim với mướp
Với món cháo tim heo với mướp, bạn cần cho trẻ ăn lúc cháo còn nóng. Đây là 1 trong những món cháo thơm ngon và dễ nấu.
Nguyên liệu:
- Tim heo 50g.
- Gạo nếp 50g.
- Mướp 50g.
- Gia vị, dầu ăn.
Cách làm:
- Tim heo đem rửa sạch và băm nhỏ, ướp gia vị vừa ăn.
- Xào chín tim heo với dầu ăn.
- Mướp gọt vỏ, cắt hạt lựu.
- Cho gaọ nếp vào nấu nhừ thành cháo.
- Khi cháo chín, cho tim heo và mướp vào đảo đều cho đến khi cháo sôi lại thì tắt bếp.
Cháo cá lóc cà rốt
Nguyên liệu:
- Nạc cá lóc 50g.
- Gạo tẻ 50g.
- Gạo nếp 50g.
- Cà rốt 30g.
- Dầu ăn, gia vị.
Cách làm:
- Cá lóc sau khi làm sạch thì luộc chín, gỡ lấy thịt và ướp dầu ăn, gia vị vừa miệng.
- Ninh gạo nếp và gạo tẻ nhừ thành cháo.
- Sau khi cháo chín cho cà rốt cắt hạt lựu vào, nấu thêm 5 phút.
- Đến khi cà rốt chín, cho phần thịt cá vào và quấy đều cho đến khi cháo sôi trở lại.
Cháo gà nấu bí đỏ đậu phộng
Nguyên liệu:
- Ức gà 40g.
- Đậu phộng 10g.
- Bí ngộ 50g.
- Gạo tẻ 20g.
Cách làm:
- Ức gà đem rửa sạch, luộc lấy nước, phần thịt gà đem băm nhuyễn.
- Đậu phộng ngâm cho mềm, bỏ vỏ, đập dập.
- Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu.
- Gạo vo sạch, đun với nước luộc gà và đậu phộng. Đến khi hạt gạo nở bung thì cho bí đỏ vào ninh nhừ cùng cháo. Thêm 1 muỗng dầu ăn rồi tắt bếp, cho phần thịt gà băm nhỏ vào là dùng được.