Lên 7 tuổi, trẻ bắt đầu có sự trưởng thành trong suy nghĩ, tiến bộ hơn hẳn so với khi trẻ mới bước vào lớp 1. Môi trường học đường, ý thức kỷ luật đã tác động vào tâm lý trẻ 7 tuổi giúp bé bắt đầu hình thành tính kỷ luật và ý thức cá nhân.

Tâm lý trẻ 7 tuổi thường có những biểu hiện gì?

Tính kỷ luật cao hơn

Sau năm đầu tiên của bậc tiểu học, khi đã quen với nề nếp sinh hoạt kỷ luật theo giờ giấc ở trường, lớp trẻ đã trưởng thành hơn, chững chạc hơn. Theo tâm lý trẻ 7 tuổi thông thường, bé bắt đầu hình thành tính kỷ luật và ý thức cá nhân. Trẻ đã có thể tự lên kế hoạch cụ thể cho mình vào mỗi ngày khi ở lớp và ngay cả lúc ở nhà. Khi đã có kế hoạch cho bản thân, trẻ đặc biệt chú trọng tới việc phải hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và không muốn bị trách mắng.

Bước vào độ tuổi này, tâm lý trẻ 7 tuổi đã biết tự mình phải hoàn thành các bài tập, các nhiệm vụ ở trường, lớp cũng như khi về nhà theo đúng thời gian biểu của mình. Trẻ đã có ý thức trong việc hàng ngày phải thức dậy sớm, ăn sáng và đến trường đúng giờ để không vi phạm vào nội quy của trường, lớp. Biết tự soạn tập vở, dụng cụ học tập, quần áo… đầy đủ trước khi đi ngủ và đi ngủ đúng giờ.

Trẻ 7 tuổi thường biết tự giác học bài

Biết hoà đồng hơn

Khác với thời gian trước đây, trẻ không còn coi mình là “cái rốn của vũ trụ” nữa, trẻ đã biết hòa mình để trở thành một thành viên của tập thể, biết nhường nhịn, chia sẻ và chấp nhận sự thua cuộc.

Tâm lý trẻ 7 tuổi thích chơi với nhiều bạn bè, dễ kết bạn và thích tranh luận với các bạn. Trẻ dễ giận nhưng cũng dễ làm lành. Trẻ thích chơi các trò chơi vận động ngoài trời với các bạn, nhưng vẫn giữ thói quen chơi trong nhà một mình. Khi chơi một mình, trẻ có thể mê mải hàng giờ chỉ với một trò chơi. Lúc này một số trẻ muốn tách dần khỏi cha mẹ, không muốn đi chơi cùng cha mẹ như khi còn nhỏ.

Trẻ 7 tuổi thường biết cách vui chơi hoà đồng với bạn bè

7 tuổi, trẻ đã có thể nhớ mọi việc lâu hơn, đã biết suy diễn về vấn đề mà trẻ quan tâm. Đôi khi trẻ còn vặn vẹo đặt ra những câu hỏi khá hóc búa và ngộ nghĩnh khiến cho cha mẹ khó mà tìm ra câu trả lời cho trẻ.

Tâm lý trẻ 7 tuổi là bước ngoặt lớn hình thành nhiều thói quen và tính cách ở trẻ. Trẻ bắt đầu tìm được sự cân bằng giữa cá tính cá nhân với tập thể, thông qua các trò chơi có tổ chức. Giai đoạn này trẻ đã bắt đầu tự lập nhưng vẫn rất ngây thơ, dễ thương. Tuy nhiên, trẻ có thể phạm phải những lỗi lầm do bắt chước hoặc nghe theo lời xúi dục của người khác như: nói dối, ăn cắp vặt, đánh nhau, quậy phá…

Để hiểu con hơn, bố mẹ nên tham gia các khoá học nuôi dạy con và dành thời gian bên con nhiều hơn.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version