Tư duy logic (hay còn gọi tư duy liên tưởng, tư duy nhân quả) tức là từ điều A có thể suy luận ra điều B, từ B có thể suy luận ra C…Theo nghiên cứu thông thường trẻ cần có được tư duy trừu tượng thì mới có thể phát triển được tư duy logic.

Bố mẹ có thể phát triển tư duy trừu tượng và tư duy logic cho bé ngay từ rất sớm thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí và học tập. Đối với giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi, bé hình thành nhận thức thông qua những trải nghiệm và học hỏi từ những sai sót. Do vậy, trong giai đoạn này, bé cần được tiếp xúc với những thử thách tư duy và học cách giải quyết chúng bằng sự tương tác trực tiếp của bản thân với sự vât, sự việc.

Tư duy logic quan trọng như thế nào?

Tại các nước trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản, tư duy logic nhận được sự quan tâm rất lớn của các bậc cha mẹ.

Ngay từ độ tuổi mầm non, các bé đã được bố mẹ quan tâm và đưa ra những phương pháp hoạt động nhằm mang đến được cho con trẻ tư duy logic tốt nhất.

Tư duy logic là một trong những yếu tố nền tảng cho việc phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Thế nhưng tại Việt Nam thì vấn đề phát triển tư duy logic thông qua toán tư duy, thông qua hoạt động thể thao, hay những tiếp xúc hằng ngày… vẫn chưa được bố mẹ chú trọng.

Bí quyết phát triển tư duy logic cho bé

Hãy yêu thương con để phát triển tư duy cảm xúc trước tiên

Giai đoạn từ trong bào thai cho đến khoảng 1 tuổi, tư duy chưa phát triển, thì trẻ em sống gần như bằng cảm xúc – mọi sự biểu lộ và cảm nhận đều thông qua các giác quan (mà giác quan đầu tiên tạo ra cảm xúc đó là xúc giác – sự ôm ấp, vuốt ve, bú mớm … sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thỏa mãn, hài lòng) và nếu thiếu điều này thì trẻ sẽ chậm phát triển về cảm xúc từ đó dẫn tới những hạn chế về mặt giao tiếp ( mà chậm nói là 1 biểu hiện rõ ràng nhất).

Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách giúp trẻ phát triển khả năng cảm xúc bằng những tác động cụ thể (từ việc ôm ấp, vuốt ve, cầm nắm cho đến những lời nói, ánh mắt thái độ vui vẻ, yêu thương … ) Khi trẻ đã được phát triển cảm xúc (hay còn gọi là trí thông minh cảm xúc) thì trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận các tác động để phát triển khả năng tư duy.

Hãy cùng con đọc sách thật nhiều

Đọc sách là một thói quen tốt không chỉ cho người lớn và với trẻ nhỏ sẽ có lợi ích gấp đôi, gấp ba lần. Khi đọc sách cho bé nghe, có thể bé không phản ứng lại nhưng đó là quá trình tích lũy rất nhiều kiến thức một cách tự nhiên.

Các trò chơi mang tính tư duy

Tham khảo một vài trò chơi rèn luyện tư duy tích cực hơn hoặc sử dụng những câu đố tư duy, trò chơi trí não. Vừa học vừa chơi sẽ giúp các bé có được cảm giác thoải mái, thích thú hơn.

Làm quen với toán tư duy ngay từ nhỏ

Với trẻ từ 2 tuổi, bạn có thể cho bé làm quen với các con số, hiểu được ý nghĩa của các con số. Khoảng 4 tuổi bé đã bắt đầu thử các phép toán cộng, trừ đơn giản. Bạn có thể cho bé học toán logic theo phương pháp toán soroban hoặc toán kiểu Nhật, Hoa Kỳ đều được.

Nếu bố mẹ không có điều kiện cho con học toán tư duy tại các trung tâm toán học thì có thể tham khảo các khóa đào tạo toán soroban trực tuyến tại kynaenglish.vn

Với chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại không thua kém khi bé đi học tại các trung tâm toán tư duy. Mặt khác với những bé tầm 4 tuổi, mỗi ngày cho bé học 1 bài ngắn (30 phút) tại Kyna là đã góp phần thúc đẩy não bộ phát triển thay vì khối lượng kiến thức quá nặng khi học trung tâm.

Chưa kể nếu bé học tại nhà, bố mẹ còn có thể cùng con nắm bắt và rèn luyện tư duy nhuần nhuyễn hơn. Việc bố mẹ đồng hành cùng con trong các buổi học góp phần lớn vào sự phát triển tư duy cảm xúc, tư duy logic… của trẻ.

Chúc bố mẹ thành công!

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version