Trẻ em thường rất ham chơi, hiếu động, yêu thích những hoạt động ngoài trời, vui nhộn nên việc yêu cầu bé ngồi học chữ nghiêm túc rất khó khăn. Đối với những bé hay nghịch, phụ huynh cần nhiều “chiêu độc” trong phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc.

Điều cốt lõi trong phương pháp này là lược bỏ những yếu tố học thuật, sư phạm và để lại bầu không khí thoải mái, học mà chơi cho bé yêu chuẩn bị vào lớp 1. Tất cả những hoạt động dạy mặt chữ, tập đánh vần… đều phải lồng ghép trò chơi, đồ chơi vào và tăng tính tương tác giữa phụ huynh và trẻ nhỏ.

Cho bé làm quen mặt chữ bằng thẻ chữ cái ngộ nghĩnh

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc cần bắt đầu từ việc cho bé nhớ mặt chữ cái. Thay vì dạy chữ viết trên giấy, bảng, phụ huynh có thể mua hoặc tự làm các thẻ chữ cái màu sắc sinh động để bé hào hứng hơn. Bên cạnh đó, người lớn không nên cho bé nhìn và nhớ mặt chữ một cách nhàm chán như học nằm lòng. Phương pháp hợp lý hơn ở đây là tạo các trò chơi sử dụng các thẻ chữ cái này khi tương tác, đố vui với bé.

Thẻ chữ cái nhiều màu sắc giúp bé hứng thú khi tập đọc hơn là chữ viết trên giấy, bảng

Chẳng hạn như, bạn xếp tất cả thẻ chữ cái ra mặt phẳng rồi ra câu đố: chữ cái nào nhìn giống quả trứng gà? chữ cái nào giống cây kim? chữ cái nào giống chiếc nón lá?… Cách so sánh giàu tính hình tượng và ra các câu đó kích thích trí tưởng tượng này sẽ giúp bé vừa tập trung vừa nhớ mặt chữ tốt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể mua cho bé các loại bánh quy, viên kẹo hình chữ cái để bé vừa ăn vừa ôn bài. Chung quy, bạn càng tạo nhiều hoạt động tương tác xoay quanh các chữ cái thì bé càng nhớ mặt chữ lâu hơn.

Giúp bé ghi nhớ một số chữ đơn giản

Sau khi bé ghi nhớ hết mặt chữ, phụ huynh nên cho bé tập đọc vài chữ đơn giản như “ba”, “mẹ”, “con”, “gà”, “chó”, “cà”… Phương pháp dạy này giúp trẻ lớp 1 tập đọc dễ dàng hơn vì không bị bỡ ngỡ với cách đọc bằng đánh vần. Không những thế, việc cho bé nhớ chữ còn giúp kích thích bé cảm thấy vui thích vì có thể đọc được vài chữ. Nhớ chữ nhiều ký tự cũng giúp bé mường tượng được vần và thanh khi nhận ra sự giống nhau của các chữ cùng vần, cùng thanh. Ví dụ như: “ba” – “bà” – “cà” – “cá”, “mẹ” – “me” – “nhẹ” – “xé”…

Phụ huynh nên cho bé nhớ những chữ đơn giản trước khi học quy tắc ghép vần

Bên cạnh sự nhận biết thanh, vần, phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc này giúp bé phát huy trí tưởng tượng đối với mỗi từ vựng và luyện nhớ cách nhận dạng mặt chữ với cách phát âm. Mỗi chữ đều có nghĩa nên phản xạ tự nhiên của bé là tưởng tượng ra nghĩa, hình ảnh và bất kỳ điều gì liên quan đến chữ đó.

Học đánh vần bằng cách ghép từng kí tự

Một chữ của tiếng Việt đều có 3 phần: phụ âm (gồm phụ âm đầu và phụ âm đuôi), vần và thanh. Nhiều trường hợp không có phụ âm hoặc thanh.

Trẻ đã được học các chữ cái, trong các chữ cái này chứa những chữ để làm phụ âm và vần. Phụ huynh cần chia các chữ này ra làm 2 nhóm: vần (gồm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y) và các chữ còn lại là phụ âm. Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc đơn giản nhất có thể dạy trẻ ghi nhớ những chữ cái ở nhóm vần trên. Vì chỉ có 12 chữ cái thuộc nhóm vần nên trẻ sẽ nhớ dễ hơn và dùng cách loại trừ để nhớ những chữ phụ âm.

Để bé nhớ vần, phụ huynh nên dạy một chuỗi các từ có cùng một vần để bé tự nhận ra cách phát âm của vần đó. Chẳng hạn như, bạn dạy: “mèo”, “leo trèo”, “kẹo” để bé thấy có sự giống nhau. Sau đó, bạn gợi ý và dẫn dắt để bé học vần “eo”. Sau khi học được vần “eo”, bạn khuyến khích bé tìm thêm những từ có vần này, càng nhiều càng tốt. Lặp lại thao tác này nhiều lần cho các vần được học, giúp bé nhớ lâu mặt chữ và cách phát âm vần.

Học vần xong, bạn cho bé học ghép vần, ghép phụ âm với vần để tạo thành tiếng. Đây là thao tác đòi hỏi sự kiên trì của phụ huynh vì bé cần tập trung cao độ để học ghép thuần thục. Chính vì lẽ đó, khi học được một chữ, bạn nên cho bé ôn đi ôn lại để nhớ kỹ. Chẳng hạn như, đặt nhiều câu có chữ đó. Đây là phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc được nhiều phụ huynh dạy tại nhà cho bé mẫu giáo và khi trẻ vào tiểu học vẫn áp dụng cách này.

Trẻ cần phân biệt được phụ âm và vần trước khi học đánh vần

Tuy nhiên, vì trẻ em vốn rất chóng chán nên mỗi buổi học, cha mẹ phải tạo không gian thật vui vẻ, năng động, mới mẻ để bé chú ý hơn. Bạn có thể hát vài câu hát chứ những chữ, vần vừa mới học để minh hoạ à dạy trẻ hát theo. Việc hát hay đọc thơ sẽ thú vị hơn đọc và phát âm thông thường.

Nếu bé có dấu hiệu giảm tập trung, bạn có thể cho trẻ giải lao hoặc chọn địa điểm học mới. Thay vì ngồi trong nhà, trên bàn học thì có thể ra sân, công viên… Mỗi lần dạy chỉ từ 2 – 3 vần để bé nhớ kỹ, không bị lẫn lộn. Học xong vần nào, phụ huynh nên tận dụng mọi cơ hội để ôn lại. Gặp chữ đó ở trên ti-vi, tờ báo, bao bì sản phẩm, bảng hiệu, bảng tên đường… đều nên chỉ cho bé nhìn và ôn lại.

Bên cạnh không gian học mà chơi thật mới mẻ, phụ huynh cũng cần giữ thái độ vui vẻ, thoải mái nếu con chậm hiểu, nhớ sai, đọc không chuẩn. Bất kỳ hành vi bực dọc nào cũng sẽ khiến trẻ đâm ra sợ sệt việc học đánh vần và mọi công sức sau này sẽ không có tác dụng nữa. Trẻ có thể học trong nỗi ám ảnh hoặc miễn cưỡng.

Trên đây là những phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc mà nhiều phụ huynh vận dụng thành công, được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Kyna For Kids hi vọng bạn sẽ dạy con tập đọc hiệu quả!

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version