Cho dù học tập, làm việc hay chỉ là chơi thể thao, con người cũng đều phải tập trung cao độ để tận dụng toàn bộ trí lực nhằm đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, một số trẻ em lại không thể chú ý trong thời gian dài và rất dễ bị sao nhãng. Đó là lúc phụ huynh cần sử dụng các phương pháp dạy trẻ kém tập trung:

Không nên áp đặt tâm lý bản thân vào tâm lý của bé:

Vấn đề khó khăn nhất trong việc sử dụng các phương pháp dạy trẻ kém tập trung đó là tĩnh kiên nhẫn. Dẫu yêu con rất nhiều nhưng giữa bộn bề công việc và áp lực trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có những lúc cha mẹ rất nản lòng hoặc bực bội khi con chậm tiến bộ.

Do đó, phụ huynh nên thông cảm với con, không nên áp đặt tâm lý của mình vào vị trí của con để ép buộc trẻ phải hoàn thành những mục tiêu khó nhằn một cách áp lực. Không khí càng căng thẳng sẽ càng phản tác dụng đối với tất cả mọi người, chứ không riêng gì các bé kém tập trung.

Ngồi tương tác cùng trẻ:

Những chuyên gia về trẻ kém tập trung đã nghiên cứu và chỉ ra: đa phần trẻ em sẽ ngồi chơi lâu hơn nếu cho người chơi cùng và sẽ rất mau chán nếu chỉ chơi một mình. Đó là tâm lí rất tự nhiên vì các bé sẽ thấy an toàn hơn nếu được ở gần những người thân trong gia đình.

Trong khi đó, phương pháp dạy trẻ kém tập trung cốt yếu là để giúp bé rèn khả năng tập trung trong thời gian dài mà không bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài. Do đó, phụ huynh nên dành nhiều thời gian cùng ngồi chơi với trẻ, nếu không dạy trẻ học thì cũng nên chơi các trò chơi đơn giản, vui nhộn nhằm thu hút sự chú ý của bé trong thời gian dài.

Cha mẹ tương tác với con giúp con tập trung tốt hơn

Tạo không gian yên tĩnh, hạn chế các tác động bên ngoài

Để giúp bé hạn chế bị chi phối bởi các tác nhân bên ngoài, phụ huynh nên áp dụng phương pháp dạy trẻ kém tập trung bằng cách giảm tiếng ồn và sắp xếp góc học tập của bé thật gọn gàng, ngăn nắp.

Tiếng ồn sẽ giúp bé không đột nhiên bị ngắt quãng khỏi sự tập trung học tập, giúp bé tập trung lâu hơn. Góc học tập gọn gàng sẽ không làm bé bị phân tâm khi vô tình đưa mắt vào những gì thú vị hơn cuốn sách, quyển tập.

Đối với trẻ có khả năng tập trung tốt, các bé vẫn thường thích trưng bày các món đồ chơi yêu thích lên bàn học. Tuy nhiên, những bé kém tập trung thì không nên như vậy. Những món đồ bắt mắt quá sẽ khiến bé không còn thiết tha gì với việc học mà sẽ lập tức với tay lấy đồ chơi.

Đặt ra mục tiêu cụ thể giúp trẻ tập trung hơn khi học

Những mục tiêu cụ thể, chia nhỏ lộ trình học tập sẽ giúp bé có thể hình dung rõ hơn những gì mình cần làm và những gì mình cần đạt được. Việc hình dung rõ nét giúp bé dễ dàng tập trung hơn vì không bị chi phối bởi nhiều thứ mơ hồ bên ngoài việc học.

Phương pháp dạy trẻ kém tập trung không thể thiếu “tuyệt chiêu” đặt mục tiêu rõ ràng theo lộ trình ngắn để bé dù chưa thể tập trung lâu dài thì vẫn có thể từng bước đạt được mục tiêu. Khi đạt mục tiêu có nghĩa là bé tiến bộ hơn trong học tập, được người lớn khen ngợi sẽ giúp bé hứng thú học tập hơn. Từ đó, con yêu của bạn có thể tập trung tốt hơn cho việc học. Đến một lúc nào đó, con bạn hoàn thành tốt mục tiêu, phụ huynh nên tăng độ khó bằng cách khuyến khích trẻ tập trung trong thời gian lâu hơn hoặc đặt yêu cầu cao hơn.

Chẳng hạn như, bạn ra 3 đề toán rồi yêu cầu bé giải xong trong 15 phút. Bé cần phải tập trung cao độ trong suốt 15 phút đó mới có thể giải xong – đó là điều kiện. Như vậy, con yêu của bạn có thể rèn luyện khả năng tập trung lâu hơn.

Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu và đánh giá kết quả cũng cần mang tính tương đối. Bạn không đặt nặng vấn đề rồi la rầy bé khi bé không hoàn thành yêu cầu đề ra. Tâm lý ép buộc sẽ càng khiến con yêu chán nản chứ không phải là phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả.

Đặt mục tiêu cụ thể, chia nhỏ quá trình giúp trẻ kém tập trung chú ý tốt hơn

Phân bổ chơi và học hợp lí

Vấn đề áp dụng các phương pháp dạy trẻ kém tập trung không thể hiệu quả trong ngày một ngày hai. Do đó, phụ huynh càng hết sức kiên nhẫn. Đối với những trẻ chậm tiến bộ, vẫn chưa thể tập trung lâu sau khi được cha mẹ tích cực dạy dỗ, bạn nên cho bé xen kẽ chơi và học. Sau một thời gian ngắn tập trung học, vài phút thư giãn, chơi đùa sẽ rất tốt cho các bé kém tập trung, giúp các em lấy lại tinh thần và niềm vui trong việc học.

Quan sát bé thật kĩ để tìm ra nguyên nhân

Việc bé kém tập trung hoặc đột nhiên có thể tập trung rất tốt trong thời gian dài đều có nguyên nhân của nó. Và nhiệm vụ của các bậc phụ huynh là quan sát thật kĩ bé yêu để tìm những điểm chung trong những trường hợp như vậy. Việc làm này giúp cha mẹ biết được nguyên nhân khiến con mình tập trung kém/tốt để tăng cường tạo những điều kiện giúp bé rèn luyện năng lực tập trung.

Nếu phụ huynh không thể tự mình tìm ra lời giải và khắc phục điểm yếu của bé thì những gì cha mẹ quan sát thấy và mô tả lại cho các giáo viên, chuyên gia, bác sĩ cũng là thông tin rất bổ ích để các bên phối hợp hỗ trợ trẻ tập trung hơn.

Tập trung là kĩ năng hết sức quan trọng mà trước mắt là học tập. Những trẻ lơ là, kém tập trung, không để tâm vào bài giảng sẽ không bao giờ đạt được kết quả tốt. Dần dà, khả năng tập trung của bé sẽ khiếm khuyết và con đường học tập, làm việc sẽ thêm khó khăn. Do vậy, phụ huynh càng phải lưu tâm và nhẫn nại khi áp dụng các phương pháp dạy trẻ kém tập trung trong quá trình nuôi dạy con.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version