Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tuổi thường không thể thông báo cho cha mẹ biết tình trạng của tai nên đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng.

Vậy phụ huynh cần làm gì để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh viêm tai giữa ở trẻ em?

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa

Khi trẻ bị bệnh, vùng tai giữa sẽ xuất dịch mủ gây đau, đỏ màng nhĩ và nóng sốt. Vì thế, phụ huynh cần quan sát những biểu hiện chi li ở cơ thể trẻ, xem trẻ có khó chịu (liên tục chọc tay vào vùng tai, kéo giật tai, quấy khóc…) hay không.

Trẻ hay quấy khóc, chọc tay vào tai có thể là do bị viêm tai giữa

Vì dịch mủ đọng lại, tạo áp lực lên màng nhĩ nên tai trẻ rất đau, dẫn đến không thể nằm nghiêng, đè một tai xuống dưới. Nhiều trẻ còn ăn ít và khó ngủ hơn so với trước đây.

Bên cạnh đó, thính lực của bé yêu cũng giảm rõ rệt khi mắc bệnh viêm tai giữa. Nếu con bạn không nghe được những âm thanh nhỏ, nói to hơn bình thường và hay bị mất tập trung – thì có thể bé đã bị bệnh.

Vì đây là bệnh liên quan đến đường hô hấp nên những bé bị viêm tai giữa nặng sẽ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm chí là buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt.

Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?

Trong 4 năm đầu đời, trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa rất cao vì hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện khiến sự nhiễm trùng từ ngoại cảnh dễ dàng xâm nhập trẻ. Đặc biệt, nếu sống trong môi trường có khói thuốc lá và đi nhà trẻ, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao. Theo khảo sát, bé trai có tỉ lệ mắc viêm tai giữa cao hơn bé gái, những bé có người thân mắc bệnh này cũng để lại hậu quả di truyền. Bên cạnh đó, thời tiết lạnh cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

Phòng bệnh viêm tai giữa bằng cách nào?

Để kịp thời phát hiện bệnh, mỗi ngày, cha mẹ cần dùng đèn pin soi vào tai trẻ để kịp thời phát hiện dịch mủ trong tai giữa. Khi người nhà nghi ngờ trẻ bị bệnh, cần đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phụ huynh nên đưa trẻ đi đến bác sĩ ngay nên nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa

Ngoài việc theo dõi, phụ huynh cần cho trẻ một môi trường trong lành, không khói thuốc lá, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều trẻ khác đang mắc bệnh đường hô hấp. Đặc biệt, cha mẹ cần cho trẻ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh viêm tai.

Những trẻ có sức đề kháng mạnh sẽ ít nguy cơ mắc bệnh và việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 24 tháng đầu đời là một cách truyền cho con sức mạnh chống lại nhiều bệnh tật như viêm tai giữa.

Share.
Exit mobile version