Những khác biệt trong cách nuôi con kiểu Nhật và kiểu Việt đã dẫn tới những khác biệt lớn trong SỰ PHÁT TRIỂN của các em bé Việt Nam và các em bé Nhật Bản.

Mẹ Việt mắc rất nhiều sai lầm trong cách chăm sóc con nhưng không hề hay biết. Có những kinh nghiệm được mẹ cho là tốt với con như: cho bé ăn nước hầm xương, cho trẻ coi tivi trong khi ăn… Nhưng thực tế nó không tốt mà con gây hại cho bé.

  • Nếu như các mẹ Nhật nuôi con luôn cho con thưởng thức bữa ăn theo nhu cầu thì nhiều mẹ Việt thường đặt cho con tiêu chí “ăn càng nhiều càng tốt”.
Không nên ép con ăn
  • Nhiều trẻ em sơ sinh Việt Nam thường được quấn chặt tay chân trong lớp chăn vì hầu hết các mẹ, đặc biệt là các bà quan niệm sợ bé bị giật mình hoặc đưa tay cào xước mặt. Trong đó, trẻ em Nhật Bản và cả trẻ em nước ngoài nói chung lại được thoải mái vận động. Ngày nay, quan niệm quấn chặt các bé cũng đã thay đổi nhưng vẫn là số ít với các bà mẹ Việt.
  • Người Việt thường có thói quen ôm ấp các bé khi ngủ nhằm giúp bé ngủ ngoan hơn trong khi cách nuôi con của người Nhật là để các con tự ngủ một mình trong khi bé tỏ ra không thích. Nhiều người Việt phàn nàn con mình khó ngủ, ngủ lơ mơ nhưng họ không biết, chính thói quen ôm ấp con khi ngủ khiến đứa trẻ quen hơi mẹ và có thói quen dựa dẫm ngay từ nhỏ.
  • Nếu như nhiều bà mẹ Việt thường dùng cảm nhận trực quan trong việc phục vụ bé như pha nước tắm cho con, thậm chí là pha sữa thì các bà mẹ Nhật thường cẩn thận dùng thêm các thiết bị đo nhiệt.
  • Trong việc chế biến thức ăn, người Nhật thường dùng đến các dụng cụ đo lường chính xác từng ml khiến đồ ăn của con không khi nào bị quá nát hay quá khô nhưng nhiều mẹ Việt thường ước lượng bằng… ngón tay.
  • Dù đã khá mập mạp nhưng các bà mẹ Việt dường như không khi nào hài lòng, thường ép con ăn uống trong khi những đứa trẻ Nhật Bản được tự chọn đồ ăn cho mình. Các bà mẹ Nhật không bao giờ so sánh cân nặng của con với những đứa trẻ khác.
Đừng so sánh cân nặng
  • Nước xương ninh dường như là một thói quen khó bỏ của các bà mẹ Việt khi chế biến đồ ăn cho con, trong khi các bà mẹ Nhật thường dùng nước rau, củ luộc đơn giản.Ảnh: Kiến Thức.
  • Trong những tháng ăn dặm đầu tiên, mẹ Nhật đã chế biến từng loại thức ăn riêng biệt để bé dễ cảm nhận và thích nghi với mùi vị đặc trưng của từng loại thực phẩm cho trẻ, trong khi mẹ Việt thường có xu hướng trộn lẫn và nấu.
  • Bữa ăn của các bé người Việt thường có cốc nước lọc để bên nhưng tại Nhật, các bé không uống nước trong lúc ăn.
  • 12 tháng, trong khi các bé người Việt vẫn được mẹ cho ăn cháo trộn xay cùng nhiều loại thức ăn khác thì các bé Nhật đã được mẹ tập cho ăn cơm nát cùng rau củ luộc- tất cả đều được phân biệt rõ ràng.
  • Người Nhật thường cho con ăn theo nhu cầu, không cố gắng ép trẻ ăn nhiều theo mong muốn của người lớn.
  • Dụng cụ chế biến thức ăn cho con của các bà mẹ Nhật rất đa đạng và phải dùng tay nghiền nát là chính, trong khi, chiếc máy xay sinh tố này là cánh tay phải đắc lực và gần như duy nhất cho các bà mẹ Việt chăm con.
  • Trẻ em người Việt thường được cha mẹ bế trên tay khi ăn hoặc “dụ” bằng cách xem ti vi nhưng các bà mẹ Nhật không dùng phương pháp này. Đến giờ ăn, trẻ em Nhật thường được mẹ cho ngồi vào ghế và chỉ tập trung vào việc thưởng thức đồ ăn.
  • Trong lúc cho con ăn, các bà mẹ Việt thường bày đồ chơi, thậm chí làm “hề” để con vui vẻ dùng bữa. Ngược lại, theo phương pháp dạy con kiểu Nhật, các bà mẹ Nhật thường để con tự ăn khi đã cầm được thìa.

  • Đây là lý do khiến em bé người Việt tỏ ra không hứng thú với bữa ăn, trong khi các em bé người Nhật thường say mê khám phá đồ ăn đầy hứng thú.
  • Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đã được nhiều bà mẹ Việt Nam áp dụng thành công. ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, điểm khác biệt của ăn dặm kiểu Nhật là thời gian bắt đầu cho trẻ ăn thô sớm hơn so với phương pháp ăn dặm truyền thống.
  • Theo ThS Hải thực hiện được theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật rất tốt. Tuy nhiên, cần chú ý đến sự hợp tác và nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ không thích ăn thô, không thể cứ ép con theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật , bởi trẻ có thể bị bỏ đói dài dẫn tới suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này, các mẹ có thể xen kẽ 2 phương pháp trên.
Share.
Exit mobile version