TRẺ BIẾNG ĂN – DO ĐÂU?

Trong 1 báo cáo rất sâu gần đây của Gs.Bs Taylor tại hội thảo dinh dưỡng nhi khoa Anh vào đầu tháng 2/2016, việc bé biếng ăn liên quan nhiều đến cách mẹ cho bé ăn dặm thứ tự giới thiệu thức ăn trong thực hành ăn dặm không đúng cách của cha mẹ. Việc bé biếng ăn này có thể bắt đầu với:

+Những dấu hiệu biếng ăn phát triển không rõ ràng, nhưng hành vi sẽ dần phát triển lâu dài về sau.
Hoặc

+Phát triển 1 vài dấu hiệu trong thời gian ngắn, sau đó bé có thể ăn trở lại, nhưng hành vi ăn sẽ thay đổi (VD chỉ ăn món bé thích), lúc này biếng ăn sẽ trở nên phức tạp khi bé sau 1 tuổi.

CHO BÉ ĂN DẶM NHƯ THẾ NÀO LÀ KHÔNG ĐÚNG, LÀM BÉ BIẾNG ĂN?

+ Từ 5.5 – 8 tháng: giới thiệu quá thường xuyên những thức ăn hay nước uống có vị ngọt cao. VD như nước ép trái cây, bánh ngọt, kẹo, chocolate, bánh ăn dặm (có nhiều vị). Đây là những món không nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé dưới 8 tháng tuổi.

+ Trong thời gian từ 5.5 – 12 tháng: cha mẹ (ông bà) thường có thói quen cho bé ăn thử 1 vài món ăn của gia đình. Đây là một sai lầm rất tai hại trong việc nuôi con. Cho dù chỉ cho bé cầm hay liếm thử, tất cả hành vi này đều có thể làm bé liên quan đến biếng ăn cấu trúc.

Cho bé ăn dặm, mẹ nhớ lưu ý để tránh biếng ăn cấu trúc

+ Cho bé ăn mọi lúc mọi nơi. Điều này là rất thường xuyên, đặc biệt với các bé đã bị biếng ăn, tâm lý cha mẹ thường nghĩ rằng: bé ăn được miếng nào hay miếng đó. Đây là 1 sai lầm trong thực hành ăn dặm. Mặc dù chúng tôi khuyên cha mẹ việc cho bé ăn thường xuyên là 1 chiến lược trong hỗ trợ biếng ăn, NHƯNG hãy cho bé ăn trên ghế hoặc bàn ăn. Hãy tạo cho bé là bữa ăn thực sự, điều này quan trọng hơn là lo lắng bé ăn đủ hay không vì bé biếng ăn không còn là vấn đề của dinh dưỡng mà là vấn đề của tâm lý, hành vi tâm lý biếng ăn sẽ phát triển theo sự phát triển não bộ nếu cha mẹ tạo điều kiện cho bé có những hành vi ăn uống không tốt.

+ Giới thiệu các loại snack giòn (bánh snack), điều quan tâm ở đây là lượng muối khá lớn trong các bánh snack (dù là loại cho trẻ em). Muối, cũng giống đường, là 2 loại gia vị rất nhạy cảm với hệ thần kinh trung ương của bé. Bé dưới 1 tuổi, chúng tôi khuyên không nên thêm muối vào thức ăn của bé. do đó, việc ăn những thức ăn nhiều muối gây nhiều vấn đề sức khỏe và hành vi biếng ăn. Hơn nữa, cảm giác giòn của những bánh snack dạng này thường có tác động thay đổi hành vi thích ăn của bé, làm bé thích ăn những món này hơn các bữa ăn chính.

+ Trong 1 bữa ăn, mẹ giới thiệu quá nhiều thực phẩm cho trẻ. Điều này luôn xảy ra đối với cha mẹ có con biếng ăn vì cha mẹ thường nghĩ rằng lúc nào bé thích ăn thì cố cho bé ăn nhiều 1 tí, để bù cho lúc bé không ăn. Điều này không đúng. Mỗi bé đều có 1 lượng ăn nhất định/bữa, nếu bé bạn ăn thất thường lượng ăn trong 1 bữa kéo dài hơn 2 tuần thì cha mẹ nên xem lại luật Mama và những yếu tố khác chi phối giữa các bữa ăn.

Khi cho bé ăn dặm không nên có tâm lý “ăn nhiều để bù cho mấy lần ăn ít”

Ví dụ, bé không chịu ăn vào buổi sáng, nhựng buổi trưa hoặc tối thích ăn, thường bị như vậy trong 2 tuần, điều này ám chỉ bạn đã thực hành ăn dặm không đúng cách ở đâu đó trong chuỗi quy trình, xem lại luật mama và khắc phục, ĐỪNG ép bé ăn nhiều vào bữa bé thích ăn, điều này làm bé có thể biếng ăn tất cả. NÊN cho bé ăn đúng lượng từng bữa, quan sát dấu hiệu bé no để ngưng. Nếu bạn sợ bé ăn không đủ (bé biếng ăn) thì nên giới thiệu nhiều bữa nhỏ/ngày, cách nhau 2 tiếng/bữa.

+ Từ 5.5 – 8 tháng, giới thiệu trái cây có vị ngọt cao. Nên lựa chọn trái cây có vị ngọt trung bình. Hạn chế cho bé dùng nước ép trái cây quá nhiều (>40ml/ngày) trong độ tuổi này. Nếu dùng nước ép thì nên pha loãng tỉ lệ 1:4 hoặc 1:5 trong độ tuổi dưới 7 tháng.

Muốn cho bé ăn dặm đúng cách, hãy lưu ý thật kỹ những điều trên và tìm hiểu thật kỹ trước khi muốn thay đổi thực phẩm ăn dặm cho bé mẹ nhé.

(Theo bác sĩ Anh Nguyễn)

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version