Thông thường trẻ rất hiếu động và luôn miệng bi bô những từ đầu tiên. Thế nhưng cũng có những trường hợp bé đã hơn 2, 3 tuổi tuy nhiên bé vẫn chậm phát triển ngôn ngữ. Đặc biệt là chậm nói. Bài viết sau sẽ trình bày các nguyên nhân, triệu chứng của trường hợp này.

1. Nguyên nhân của chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Nguyên nhân phổ biến liên quan tới môi trường

– Kỹ năng về ngôn ngữ không được sự quan tâm đúng mức. Các bậc cha mẹ ít quan tâm phát triển cho trẻ. Chỉ tập trung dạy các kỹ năng khác như: đi, đứng…

– Trẻ là con thứ trong gia đình. Và anh chị của trẻ là những trẻ có khả năng giao tiếp quá tốt. Làm cho trẻ không cần phải nói nhiều vẫn đạt được điều mình muốn thể hiện. Nên trẻ “ lười” giao tiếp. Hoặc có ít cơ hội để tham gia các cuộc hội thoại với mọi người xung quanh.

– Bé không giao tiếp hoặc ít được quan tâm trong môi trường nuôi giữ ngoài gia đình.

– Trẻ sinh trưởng trong môi trường giao tiếp bằng hai hoặc nhiều ngôn ngữ.

– Chất lượng sống hạn chế như: nghèo đói, suy dinh dưỡng, thiếu sự quan tâm, chăm sóc…

– Bị ngược đãi cũng làm chậm phát triển ngôn ngữ. Không được quan tâm hoặc ít khi được nói chuyện giao tiếp với cha mẹ.

– Trẻ song sinh hoặc sinh dày. Làm ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc, nuôi dạy con của cha mẹ do không có thời gian.

Cha mẹ ít quan tâm dạy trẻ có thể khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Nguyên nhân về thể chất

– Chậm phát triển: Đây là sự chậm phát triển của quá trình xử lý thần kinh trung ương mà nhờ đó trẻ mới có thể nói.

– Rối loạn khả năng đọc.

– Bại não (có rất nhiều nguyên nhân gây bại não).

– Tự kỷ.

– Tổn thương não bộ.

– Mù bẩm sinh cho dù không có dấu hiệu khiếm khuyết về tư duy thần kinh khác.

– Hội chứng hạn chế năng lực biểu đạt ngôn ngữ. Không có khả năng nói hoặc viết. Mặc dù có khả năng hiểu được ngôn ngữ. Do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng. Tổn thương tại não bộ hoặc các yếu tố di truyền.

– Rối loạn ngôn ngữ khác một dạng bệnh lý của hệ thống thần kinh. Những khiếm khuyết về hệ thống thần kinh chiếm tới 50% nguyên nhân gây nên những hạn chế về ngôn ngữ ở trẻ.

Hãy lưu ý đến vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển ngôn ngữ thường thấy ở trẻ chậm phát triển. Và đây cũng là một trong những dấu hiệu đầu tiên để phát hiện triệu chứng của các bệnh có liên quan đến chậm phát triển. Chậm phát triển trí tuệ gây ra chậm phát triển ngôn ngữ toàn diện bao gồm cả chậm phát triển thính giác hoặc sử dụng các sắc thái biểu cảm.

Vấn đề về thính giác

Khiếm thính cũng là một nguyên nhân phổ biến của chậm phát triển ngôn ngữ. Trẻ sẽ gặp phải vấn đề về ngôn ngữ khi không nghe được nội dung giao tiếp một cách liền mạch và rõ ràng. Khiếm thính có thể ảnh hưởng rõ nét tới mức độ phát triển ngôn ngữ. Nhìn chung, vấn đề khiếm thính tỷ lệ thuận với vấn đề chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trẻ bị khiếm thính bẩm sinh hoặc bị điếc càng bị chậm ngôn ngữ. Cho dù khiếm khuyết được phát hiện sớm và can thiệp sớm trong những năm đầu đời.

2. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển do yếu tố môi trường

  • Không đạt các ngưỡng phát triển ngôn ngữ thông thường.
  • Chậm phát triển ngôn ngữ so với các trẻ cùng lứa ít nhất 1 năm.
  • Không có khả năng làm theo hướng dẫn.
  • Sau 3 tuổi, nói vẫn chậm và khó hiểu.
  • Đặc biệt khó khăn với cú pháp của câu (không thể sắp xếp câu theo một thứ tự đúng).
  • Phát âm một cách khó khăn trong đó bao gồm không phát âm được, phát âm không chính xác một số âm nhất định.

Biểu hiện của chậm phát triển ngôn ngữ

Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà dấu hiệu/biểu hiện nhất định khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể bao gồm:

  • Bé không có dấu hiệu tập nói bập bẹ khi từ 12 đến 15 tháng tuổi.
  • Con cũnghông hiểu được những câu yêu cầu đơn giản khi 18 tháng tuổi.
  • Không nói khi được 2 tuổi.
  • Không nói thành câu khi bước sang 3 tuôỉ.
  • Trẻ không thể kể lại một câu chuyện đơn giản khi 4 đến 5 tuổi.
Xem biểu hiện của trẻ để biết con có bị chậm phát triển ngôn ngữ không

Chậm phát triển ngôn ngữ do chậm phát triển trí tuệ

Những trẻ có khiếm khuyết về trí lực thông thường vẫn bi bô, bập bẹ suốt năm đầu đời và có thể nói được những từ đầu tiên giống như trẻ thông thường. Tuy nhiên, trẻ thường không làm được những điều sau:

  • Ghép các từ với nhau
  • Nói một câu hoàn chỉnh
  • Vốn từ vựng không phong phú
  • Không phát triển về mặt ngữ pháp câu

Những trẻ này thường có xu hướng nhắc lại hoặc nói theo một thứ tự nhất định, ít sự sang tạo.Tuy nhiên, quá trình phát triển về mặt từ vựng và ngữ pháp thường diễn ra theo một trình tự không có quá nhiều sự khác biệt đối với trẻ phát triển bình thường.

3. Mức độ trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Nhìn chung, mức độ nghiêm trọng của vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở từng trẻ phụ thuộc vào mức độ chậm phát triển của trí lực. Có thể chia thành các mức độ sau:

  • Thấp (chỉ số IQ từ 52-68) thông thường cuối cùng kỹ năng ngôn ngữ vẫn phát triển
  • Bình thường (chỉ số IQ từ 36–51): thông thường có thể vẫn học nói và học giao tiếp
  • Nghiêm trọng ( IQ từ 20–35): ngôn ngữ hạn chế nhưng vẫn có thể nói được một số từ

Trẻ ở nhóm này có biểu hiện và mức độ rất phong phú và đa dạng. Một số trẻ chậm phát triển nghiêm trọng vì bị Não úng thuỷ hoặc hội chứng William. Có thể có các kỹ năng ngôn ngữ trao đổi cá biệt. Một số trẻ cũng bị chậm phát triển. Nhưng vẫn có thể học được ngôn ngữ một cách rất dễ dàng. Với Hôị chứng Down và một số các bệnh khác thì vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ có thể rất nghiêm trọng.

4. Chẩn đoán trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chẩn đoán chậm phát triển ngôn ngữ để có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Việc này đòi hỏi những xét nghiệm thể chất toàn diện. Kết hợp với việc xem xét lịch sử phát triển của trẻ. Trong đó đặc biệt là các mốc cữ quan trọng của quá trình phát triển ngôn ngữ.

Đối với các trẻ nhỏ, không dễ dàng để phân biệt giữa việc trẻ “chậm cữ” và trẻ mắc các hội chứng bệnh lý về phát triển ngôn ngữ.

Thông thường việc chẩn đoán sẽ được tiến hành bởi các chuyên gia chuyên ngành. Việc chậm phát triển ngôn ngữ được suy đoán dựa trên các cữ phát triển. Và là cơ sở để đưa ra giả định có liên quan đến mức độ phát triển tư duy cho trẻ. Cũng như trí tuệ của trẻ.

 

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version