Có rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy thật sự mệt mỏi và phiền não khi những đứa con của họ luôn tỏ ra chống đối, bướng bỉnh và không chịu nghe lời. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và có phương pháp nào để dạy con biết nghe lời?

Tại sao trẻ em bướng bỉnh

1. Nuông chiều quá mức

Việc nuông chiều quá mức của bố mẹ có thể lập trình vô thức để trẻ sau này không vâng lời, khiến chúng có phản xạ cứ yêu cầu là được đáp ứng. Một khi những yêu cầu không được đáp ứng, bé rất khó chấp nhận và sẽ có những hành động phản kháng, ăn vạ để đạt được mong muốn.

2. Mâu thuẫn trong cách dạy con

Mâu thuẫn ở đây có thể là mâu thuẫn trong phương pháp dạy con giữa bố với mẹ hoặc giữa bố mẹ với ông bà.

Cách dạy con biết nghe lời

Đầu tiên trẻ sẽ hoang mang không biết nghe theo lời ai nhưng sau khi đã quen với điều đó bé sẽ biết lợi dụng điểm khác biệt này để đòi hỏi những điều có lợi cho mình, làm nũng và bướng bỉnh hơn.

3. Cha mẹ gia trưởng, gây áp lực cho con

Khi cha mẹ đòi hỏi những điều vượt quá khả năng của bé, đương nhiên bé không thể thực hiện và sẽ trái lời cha mẹ.

Nếu cha mẹ không dạy con đúng cách như sử dụng quá nhiều đòn roi, đay nghiến hay ép buộc trẻ thái quá rất có thể sẽ khiến bé bất mãn và quay lại phản kháng.

4. Cha mẹ không làm gương

Trẻ nhỏ thường thích bắt chước các hành vi của người lớn, và chưa phân biệt được đúng sai. Vì vậy cha mẹ sẽ khó có thể đòi hỏi con ngoan ngoãn, lễ phép trong khi bản thân lại có những hành vi cư xử chưa đúng.

5. Trẻ bị tác động bởi môi trường xung quanh

Môi trường sống, học tập và vui chơi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của trẻ. Vì vậy ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ cần phải dạy con biết nghe lời, tạo cho con môi trường tốt nhất để phát triển về tư duy cũng như cách ứng xử.  

Những nguyên tắc dạy con biết nghe lời

1. Kỷ luật

Kỷ luật là một nguyên tắc cơ bản trong tất cả các cách nuôi dạy con ngoan từ truyền thống cho đến hiện đại. Nó thể hiện dưới hình thức các quy tắc và hình phạt nếu bị phá vỡ.

2. Luôn rõ ràng và nhất quán

Dạy con biết nghe lời

Khi bố mẹ đặt ra một quy định hoặc giới hạn nào đó, hãy cố gắng thể hiện một cách rõ ràng và đừng thay đổi nó. Nó sẽ giúp con bạn hiểu được, ghi nhớ tốt hơn và tạo thành một thói quen.

3. Bình tĩnh và vững vàng

Để trẻ em nghe lời 100% đó là điều không tưởng, trẻ em luôn thay đổi, lúc thế này lúc thế kia và có thể cáu giận khó kiểm soát. Những lúc vậy, bố mẹ cần thật bình tĩnh, đừng bộc lộ sự sợ hãi hay tức giận bởi nó càng khiến trẻ đi xa hơn.

4. Tôn trọng

Trẻ em cũng là một cá nhân riêng biệt, cần được tôn trọng. Dù cho trẻ làm sai, bố mẹ cũng không nên cư xử thái quá như : đánh đập, nhiếc móc,… làm tổn thương đến thể chất và tinh thần của trẻ. Khi bố mẹ tôn trọng trẻ, trẻ cũng sẽ học cách tôn trọng người khác.

5. Quyền và nghĩa vụ

Là một thành viên trong gia đình, trẻ cũng có những quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Bố mẹ hãy làm rõ điều đó để con nhận thấy. Trong nhiều tình huống, bạn có thể “lùi 1 bước tiến 2 bước”, để trẻ có quyền lựa chọn trong phạm vi mà bạn đã đề ra.

6. Khen thưởng

Khi con bạn đã biết nghe lời, tuân theo quy định hoặc quy tắc nào đó, bạn nên thưởng cho các bé một thứ gì đó : đồ chơi, đồ ăn, đi chơi, đi xem phim,…Đây là cách để tạo động lực giúp trẻ phát huy các hành vi tích cực và tạo lập thói quen tốt.

7. Yêu thương

Gia đình không phải là một chế độ độc tài, thay vào đó các cá nhân cùng sống với nhau, tương tác và giúp đỡ lẫn nhau dựa trên tình yêu thương. Đây là nguyên tắc cuối cùng và cũng là quan trọng nhất khi giáo dục con cái.

Mọi đứa trẻ sinh ra đều như một tờ giấy trắng, bạn vẽ sao nó sẽ ra như vậy. Do đó để dạy con biết nghe lời cha mẹ cần phải là những tấm gương tốt và có những phương pháp giáo dục thật khoa học và hợp lý.

Share.
Exit mobile version