Thời hội nhập quốc tế, tiếng Anh là ngoại ngữ quan trọng mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm và kỳ vọng ở con mình. Ngay từ khi trẻ biết đến trường, bố mẹ bắt đầu chuẩn bị cho trẻ tiếp cận tiếng Anh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều phụ huynh băn khoăn việc nên cho trẻ học tiếng Anh sớm hay không, khi nào là hợp lý?!.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích để biết được độ tuổi nào nên cho trẻ bắt đầu học tiếng Anh.

Phụ huynh băn khoăn khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh?

Nhiều nghiên cứu cho rằng nên cho trẻ học tiếng Anh càng sớm càng tố. Vì trẻ nhỏ học rất nhanh, khả năng hấp thụ âm thanh và từ vựng mới thuận lợi. Trì hoãn việc học tiếng Anh càng trễ thì khả năng của bé càng chậm hơn các trẻ khác. 

Khi trả lời câu hỏi nên cho trẻ học tiếng Anh khi nào, một số phụ huynh cho rằng tuỳ theo từng đứa trẻ mà phụ huynh chọn giai đoạn phù hợp cho trẻ học tiếng Anh. Với trẻ hiếu động, ham thích khám phá, bố mẹ có thể cho cháu tiếp xúc tiếng Anh từ khi 3 tuổi.

Với trẻ trầm tính, chậm hoà nhập hơn các bạn, bố mẹ có thể cho cháu tiếp cận tiếng Anh trễ hơn, từ 5 đến 7 tuổi. 

Phụ huynh có thể cho trẻ học tiếng Anh từ 3 tuổi nếu bé hiếu động hoặc từ 5 – 7 tuổi nếu con trầm tính hơn

Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, việc học nhanh hay chậm không phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Việc này giống như việc trẻ đến trường mầm non, làm quen với môi trường, bạn bè. Khi tiếp cận những cái mới, trẻ rất dễ hoà nhập và tiếp cận tiếng Anh. 

Khai thác giai đoạn “vàng” để trẻ tiếp cận tiếng Anh

Theo các nhà nghiên cứu, não bộ sẽ hoạt động và phát triển tốt hơn khi vận động liên tục. Trẻ học ngôn ngữ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ vốn từ vựng, giúp tăng cường phát triển cơ thần kinh.

Trong một nghiên cứu của các giáo sư y khoa tại Trường Harvard, việc học ngoại ngoại có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của não bộ. Trẻ nhỏ thường có khả năng bắt chước âm thanh và cách phát âm tốt hơn người lớn. 

Bên cạnh đó, trẻ học tập hào hứng, tự nguyện, ham thích khám phá, tò mò về thế giới nên sẽ dễ dàng tiếp cận văn hoá mới, ngôn ngữ mới. Nhờ đó, trẻ tăng khả năng hấp thụ từ vựng một cách tự nhiên.

Nếu tiếp xúc với môi trường tiếng Anh thường xuyên, trẻ sẽ có cơ hội phát triển ngôn ngữ và giúp ích cho việc phát triển các kỹ năng trong giao tiếp khác. 

Theo đó, trong giai đoạn phát triển não bộ, não người có khả năng đặc biệt với ngôn ngữ và giao tiếp từ rất sớm. Việc tiếp cận và ứng dụng ngôn ngữ mới với trẻ nhỏ dễ dàng hơn. Trẻ có thể bắt chước, sao chép âm thanh mới một cách chuẩn xác. Điều này giúp trẻ sớm hoàn thiện khả năng phát âm các từ vựng mới. 

Như vậy, để giải đáp thắc mắc nên cho trẻ học tiếng Anh khi nào, phụ huynh có thể cho bé bắt đầu trong giai đoạn sớm sẽ mang nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài về phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 

Có hay không chuyện trẻ “loạn” ngôn ngữ khi học song ngữ? 

Để hình thành khả năng phản xạ nghe, nói như người bản xứ, nên cho trẻ học tiếng Anh càng sớm càng tốt. Một số phụ huynh cho con được học cả 2 ngôn ngữ ngay từ khi mới được sinh ra. Một số phụ huynh khác lo lắng khi thấy trẻ 3 tuổi giao tiếp lẫn lộn 3 thứ tiếng khi tham gia lớp tiếng Anh, biểu hiện của loạn ngôn ngữ. 

Song, trên thực tế đây không phải là điều đáng lo ngại. Khi nào nên cho trẻ được học tiếng Anh? Lời khuyên là từ 3 tuổi. Đây là lứa tuổi mà vốn từ vựng khá ít ỏi, bé sẽ chọn ngôn ngữ dễ dàng, thân thuộc, thuận lợi lúc bé giao tiếp.

Đến khi trẻ được 4 – 5 tuổi, vốn từ vựng tăng dần, trẻ sử dụng từ vựng phù hợp với môi trường và phát âm chuẩn một cách bất ngờ. Không những trẻ ít mắc lỗi ngữ pháp mà việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ rất tự nhiên.

Phụ huynh nên quan sát con kỹ lưỡng để kiểm tra tình trạng “loạn ngôn ngữ” của con

Nhiều người có thể nhầm tưởng trẻ là con cái của người bản địa khi giao tiếp tiếng Anh với trẻ được học tiếng Anh từ sớm. Nhiều trẻ lớn hơn dù nói tiếng Anh trôi chảy, nhưng không tự nhiên và “thân thái” như trẻ được học tiếng Anh từ sớm.

Để trẻ vừa học vừa chơi là cách hiệu quả nhất

Có thể nói, cho trẻ tiếp xúc tiếng Anh sớm là một lợi thế tuyệt vời cho cháu khi lớn lên. Nhiều phụ huynh chọn cách cứng nhắc cho trẻ vào bàn với sách vở, cho trẻ học lấy học để mà không theo dõi kết quả và hứng thú của trẻ khi tiếp xúc với ngoại ngữ này. 

Ngay từ thơ ấu, phụ huynh nên cho trẻ làm quen với tiếng Anh cho trẻ em qua những bài hát vui nhộn, những hình ảnh nhận biết tiếng Anh sinh động hoặc những trò chơi thú vị giúp trẻ phản xạ tự nhiên với tiếng Anh. Đồng thời, kể cho trẻ nghe những câu chuyện tiếng Anh để trẻ hứng thú và tiếp thu dễ dàng. 

Tiếp cận tiếng Anh từ sớm là cách tuyệt vời để con rèn luyện những khả năng đó. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn con trẻ sẽ tiếp cận tiếng Anh bằng một cách khác nhau, khả năng khác nhau. Vì vậy, phụ huynh đừng lo lắng và cứng nhắc khi nào nên cho trẻ học tiếng Anh.

Hãy để trẻ đến với tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép và khám phá niềm yêu thích của mình để trẻ nhận thấy được học hai ngôn ngữ thật sự là niềm vui. 

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version