Có nhiều chị em phụ nữ cho rằng, họ sẽ vô cùng mệt mỏi vì mang thai con trai. Tuy nhiên, đó có phải là dấu hiệu để các mẹ có thể nhận biết giới tính thai nhi một cách chính xác hay không? Mời các bạn tìm hiểu nhé!

Mệt mỏi khi mang thai, nguyên nhân do đâu?

Mệt mỏi là cảm giác thường thấy trong thời kỳ mang thai. Đó là do cơ thể của bạn phải làm việc vất vả hơn để nuôi dưỡng thai nhi và do cả những thay đổi về lượng hormone trong cơ thể bạn.

Nguyên nhân chính khiến các mẹ bầu mệt mỏi là do những thay đổi hormone trong cơ thể.
Nguyên nhân chính khiến các mẹ bầu mệt mỏi là do những thay đổi hormone trong cơ thể.

Mệt mỏi khi mang thai thường đi kèm với các cơn đau cơ, đau bắp thịt và chứng chóng mặt, nhức đầu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone khi mang thai và sự phát triển ngày càng lớn lên của em bé.

Ngoài ra, khi mang thai, hệ thống tim mạch cũng có những thay đổi lớn làm cho nhịp tim tăng, tốc độ bơm máu của tim tăng làm tim đập nhanh và lượng máu của cơ thể cũng tăng 40-45%. Do vậy, hệ thống tim mạch và thần kinh phải có những điều chỉnh liên tục để phù hợp với những thay đổi này, một khi sự điều chỉnh không diễn ra kịp thời sẽ gây ra hiện tượng chóng mặt.

Ngay từ những ngày đầu tiên em bé xuất hiện trong cơ thể, sự mệt mỏi đã lập tức diễn ra. Trong tam cá nguyệt đầu tiên (thời kỳ ốm nghén), thai phụ gần như luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn. Tuy nhiên, khi mang thai đến tháng thứ 4, tình trạng này thuyên giảm và trong một số trường hợp thai phụ còn cảm thấy tinh thần thoải mái, phấn chấn, vui vẻ hơn.

Mệt mỏi khi mang thai có liên quan đến sinh con trai, con gái?

Ngày xưa, trong cuốn Lịch sử các loài vật của Aristotle, viết năm 350 trước Công nguyên đã ghi lại rằng người phụ nữ mang thai bé trai sẽ cảm thấy việc mang bầu dễ dàng hơn với mang thai bé gái. Việc mang thai bé gái mang đến nhiều mệt mỏi hơn, nặng nề hơn, và dễ bị phù nề ở chân hơn. Tuy nhiên, chính ông sau này cũng thừa nhận rằng những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng chính xác.

Các thai nhi mang giới tính nam luôn nặng cân hơn, kích thước lớn hơn và có cái đầu to hơn so với các bé gái. Bác sỹ Maeve Eogan thuộc bệnh viện sản quốc gia Dublin, Ireland nói: “”Tất cả những khác biệt này cũng không phải là căn nguyên chính của những vấn đề về sức khoẻ của bà mẹ. Chúng tôi thực sự không biết câu trả lời chính xác””.

Như vậy có thể thấy, mệt mỏi hay những vấn đề về sức khỏe của mẹ bầu khi mang thai cũng không phải là dấu hiệu dự đoán mang thai con trai, con gái chính xác. Việc này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ bầu.

Một số biện pháp để khắc phục tình trạng mệt mỏi khi mang thai

Chế độ ăn uống lành mạnh

Khi mang thai là lúc cơ thể cần phải tăng lượng calo hấp thụ mỗi ngày từ 300 – 500. Chú ý nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, để giúp năng lượng luôn được giữ trong cơ thể và khiến bạn không cảm thấy đói. Bên cạnh đó, mỗi ngày bạn cũng nên ăn thêm nhiều trái cây và rau củ quả. Hạn chế tối đa việc dùng đường và caffeine vì chúng không những không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi hơn.

Tăng cường các thực phẩm tốt cho bà bầu, giàu chất sắt như thịt, cá, gan, trứng, sữa, rau màu xanh sẫm,… và các loại trái cây giàu vitamin C

Tập thể dục điều độ

Cho dù là cơ thể đang rất mệt mỏi và thai phụ không hề không có thói quen tập thể dục thì vẫn cần cố gắng đi bộ hoặc tập những động tác yoga nhẹ nhàng. Vì khi tập thể thao, lượng máu trong cơ thể sẽ được cải thiện, lưu thông, tạo cho cơ thể bạn nhiều năng lượng hơn, tinh thần cũng phấn chấn hơn. Nếu mỗi ngày thai phụ chịu khó dành khoảng 20-30 phút tập luyện sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp em bé phát triển tốt và giảm mệt mỏi đáng kể.

Đi ngủ đúng giờ

Việc nghỉ ngơi đủ là cực kỳ quan trọng trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là khi thai phụ hay mệt mỏi. Bất cứ lúc nào cảm thấy quá mệt mỏi, thai phụ nên nằm xuống thư giãn và làm giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên đi ngủ trước 23 giờ và cố gắng ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày.

Các mẹ bầu luôn được khuyên là phải ngủ đủ giấc đấy!

Lắng nghe cơ thể

Tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian diễn ra những thay đổi lớn nhất trong cơ thể khi em bé bắt đầu xuất hiện và trong quá trình hình thành. Hãy lắng nghe những thay đổi trong cơ thể, luôn đi khám định kỳ và báo với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nuông chiều bản thân

Vì trạng thái tinh thần liên quan mật thiết đến tình trạng mệt mỏi cũng như chóng mặt thai kỳ nên cần nuông chiều bản thân một chút trong giai đoạn này, bằng cách chọn những trang phục đẹp, thoải mái và nhờ ông xã giúp mát xa mỗi khi thấy mệt mỏi hay căng thẳng.

Nhờ sự giúp đỡ

Khi cảm thấy quá mệt mỏi, không thể làm việc nổi, hãy mạnh dạn nhờ sự giúp đỡ của người thân cũng như đồng nghiệp. Tránh ôm đồm quá nhiều việc, gây ra tình trạng mệt mỏi đến kiệt sức sẽ gây những ảnh hưởng không tốt lên thai nhi.

Tư thế phù hợp

Không nên vội vàng, hấp tấp, hay thay đổi tư thế quá đột ngột, mà nên từ từ chuyển tư thế tránh tình trạng tụt huyết áp tưu thế hoặc hụt máu lên não. Tóm lại, mệt mỏi và chóng mặt gần như là hiện tượng không thể tránh khỏi trong suốt thai kỳ, vì thế cần tìm cách khắc phục và sống chung nhẹ nhàng với nó cho thai kỳ được diễn ra thật nhẹ nhàng.

Kyna for Kids sưu tầm và biên tập

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version