Mang thai tháng thứ 9, lúc nào mẹ bầu cũng phải trong tư thế sẵn sàng “chiến đấu”. Hãy chuẩn bị tâm lý và sức khỏe thật tốt trong giai đoạn này để mẹ tròn con vuông nhé.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 9

Bé đã tròn trĩnh hơn trước rất nhiều và đã có thể nắm tay thật chặt. Các cơ quan cũng đã sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Những lớp biểu bì bên ngoài đang được trút bỏ và thay thế bằng những lớp da mới bên dưới.

Thai nhi vẫn nên duy trì mức hoạt động cho tới khi ra đời, vì vậy cần chú ý báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động hoặc bạn có dấu hiệu vỡ ối.

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 9 báo ngay cho bác sĩ nếu có hiện tượng bất thường nhé

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9

Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để đảm bảo sức khỏe bà bầu và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.

Vitamin: Các vitamin chủ yếu từ ăn các loại rau tươi xanh và hoa quả. Vitamin A có thể tăng sức đề kháng bị nhiễm bệnh của người mẹ mang thai. Vitamin D có thể giúp cho quá trình hấp thụ canxi được dễ dàng hơn.

Phụ nữ mang thai tháng thứ 9 nên tăng cường ăn rau củ

Chú ý ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa sẽ tốt cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 9. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.

 

Mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa bột, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ. Ăn nhiều sữa bột và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ.

 

Sức khỏe của bé tùy thuộc vào khả năng miễn dịch tiếp nhận từ người mẹ trước khi sinh và các chất miễn dịch có chứa trong sữa mẹ sau khi sinh, hơn nữa vitamin lại có liên quan mật thiết đến chức năng miễn dịch và chất miễn dịch. Vì vậy, trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thai phụ nên chú trọng hấp thu vitamin. Vitamin cần hấp thu chủ yếu gồm: vitamin C (rau, trái cây), vitamin B11 (cam, táo, rau lá xanh), vitamin E (bắp, rau lá xanh, bông cải, các loại ngũ cốc, hạch đào, cà chua,…), vitamin B12 (gan, cá, trứng),…

 

Khi mẹ bầu mắc chứng tiêu chảy, sức khoẻ sẽ vô cùng yếu nên cần được chăm sóc một cách đặc biệt, về cả dinh dưỡng lẫn chế độ vận động để tránh gấy ảnh hưởng không tốt đến… Giai đoạn này các mẹ nên chú ý bổ sung một số món ăn lợi sữa sau sinh như các món chế biến từ cá chép, móng giò…

Tập luyện thế nào khi mang thai tháng thứ 9?

Để chuẩn bị cho thời khắc quyết định sắp tới, bạn nên tập hít thở ngay từ bây giờ. Hít thở đúng cách sẽ giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn. Hít sâu vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Bạn có thể thử đặt tay lên bụng của mình. Nếu cũng cảm nhận thấy bụng mình căng ra, có nghĩa bạn đang làm đúng rồi đấy.

 

Những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và không mất sức để giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi, sôi nước mắt” trước khi chuẩn bị sinh con.

 

 Lưu ý khi mang thai tháng thứ 9

– Khám định kỳ: Trong mỗi lần thăm khám hàng tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra bụng của bạn để xem mức độ lớn và vị trí của bé. Bạn cũng có thể được khám bên trong xem cổ tử cung đã bắt đầu “già” với những dấu hiệu như mềm hơn, mỏng hơn và giãn (mở) rộng hay chưa. Tuy nhiên, ngay cả khi có những thông tin này, bác sĩ vẫn không có cách nào để dự đoán chính xác khi nào bé muốn chào đời.

Thai phụ mang thai tháng thứ 9 nên khám thai hàng tuần

– Vỡ ối: Khoảng 8% thai phụ đến kỳ sinh nở bị thủng màng trước khi bắt đầu chuyển dạ. Đôi khi là một lượng nước ối lớn vỡ ồ ạt hoặc một lượng nhỏ hoặc chỉ rỉ ra. Đừng cố gắng tự chẩn đoán. Bạn nên gọi cho bác sĩ ngay cả khi bạn chỉ nghi ngờ mình bị rỉ ối. Nếu bạn bị vỡ màng ối mà không kèm theo những cơn co thắt, bạn sẽ được kích sinh.

– Tiền sản giật: Nên báo ngay cho bác sĩ nếu bà bầu có các triệu chứng sau: đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục, thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa. Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.

Kyna for Kids tồng hợp và biên tập

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version