Liên từ trong tiếng Anh là một thành phần ít được để ý nhưng nó lại đóng một vai trò rất quan trọng. Cũng giống như tiếng Việt, để câu văn có sự liền mạch, mạch lạc với nhau, chúng ta thường sử dụng từ nối. Lúc này, liên từ xuất hiện giúp các câu, các ý trong đoạn văn kết nối và trau chuốt hơn với nhau. Vậy làm cách nào để nhận biết và sử dụng liên từ đúng? Hãy cùng Kyna For Kids tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:

Liên từ trong tiếng Anh là gì?

Liên từ trong tiếng Anh (conjunction) là một thành phần cấu trúc câu thường xuyên được sử dụng trong những đoạn văn, bài văn.

Liên từ có chức năng liên kết các cụm từ, các câu và đoạn văn lại với nhau. Điều này giúp cho cấu trúc câu từ, ngữ nghĩa có sự kết nối chặt chẽ, liền mạch. Thay vì từng cụm từ, từng câu, từng đoạn văn đều có một ý nghĩa khác nhau. Nhưng khi liền từ xuất hiện sẽ giúp cho ý nghĩa được gắn kết, người đọc hoặc người nghe sẽ dễ dàng hiểu hơn rất nhiều.

Ví dụ 1: Liên từ đứng trước câu

  • I like playing football. My brother don’t like playing football. (Đây là hai câu đơn nghĩa, khác chủ ngữ và không có sự kết nối nào với nhau)
  • => I like playing football. But my brother don’t like playing football. (Khi thêm liên từ “But” vào giữa 2 câu có sự liên kết chặt chẽ hơn về nghĩa cũng như cấu trúc câu)

Ví dụ 2: Liên từ nối 2 câu đơn thành một câu

  • I like playing football. Sarah like playing football. (Đây là hai câu đơn nhưng có cùng một vị ngữ và khác đối tượng được nói đến)
  • => I and Sarah like playing football. (Khi thêm liên từ “and” câu văn trở nên ngắn gọn và đầy đủ nghĩa hơn)

Liên từ trong tiếng Anh có bao nhiêu loại?

Với vai trò và vị trí khác nhau, liên từ trong tiếng Anh cũng được chia thành nhiều loại với chức năng tương ưng. Bao gồm:

#1 Liên từ kết hợp (Coordinating Conjunctions)

Đây là loại liên từ có chức năng kết nối hai hoặc nhiều hơn những từ, cụm từ và mệnh đề tương đương nhau trong câu. Chức năng này giúp câu văn trở nên liền mạch, ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Những liên từ kết hợp bao gồm: 

  • For: giải thích lý do hoặc mục đích.
  • And: thêm, bổ sung.
  • Nor: bổ sung một ý phủ định vào một ý phủ định trước đó. 
  • But: diễn tả sự đối lập, ngược nghĩa.
  • Or: trình bày thêm một lựa chọn khác.
  • Yet: thể hiện ý ngược lại so với ý trước đó.
  • So: thể hiện kết quả, sự ảnh hưởng của yếu tố trước đối với yếu tố sau

Ví dụ: 

  • I like watching cartoon and playing games. (Liên từ sử dụng trong câu là “and” kết nối 2 cụm sở thích khác nhau)
  • I didn’t have enough money so I didn’t buy that laptop. (Liên từ sử dụng trong câu là “so”, giúp kết nối giữa hai mệnh đề với nhau)

Ngoài ra, đối với loại liên từ kết hợp cũng cần có những quy tắc đặt khác nhau. Bao gồm:

  • Liên kết giữa 2 mệnh đề độc lập: trước liên từ cần sử dụng dấu phẩy “,”.
  • Kết nối hai cụm từ hoặc từ với nhau: không cần sử dụng dấu phẩy nhưng cần có liên từ kết hợp mang ý nghĩa bổ sung.
  • Và khi liệt kê từ 3 yếu tốt trở lên: sử dụng dấu phẩy “,” giữa các đơn vị và sử dụng liên từ mang ý nghĩa bổ sung vào hai đơn vị cuối cùng.

#2 Liên từ tương quan (Correlative Conjunctions)

Nó mang chức năng để kết nối hai đơn vị từ với nhau tạo thành một cặp khớp với nghĩa, cấu trúc câu. Ví dụ: He’s not only affluent but also good-looking. (Cặp liên từ trong câu này là “Not only…But also)

 

Liên từ tương quan thường đi theo cặp để kết nối hai đối tượng khác nhau trong câu, bao gồm:

  • Either….or: được sử dụng để diễn tả sự chọn lựa một trong hai yếu tố.
  • Neither…nor: nó dùng để diễn tả phủ định kép, trái ngược với liên từ phía trên.
  • Both….and: tạo ra sự kết nối giữa hai cụm từ, từ với nhau.
  • Not only…. but also: được dùng để diễn tả sự lựa chọn một trong hai yếu tố khác nhau.
  • Whether…or: nó diễn tả sự nghi vấn giữa hai đối tượng, dẫn đế mục đích lựa chọn.
  • As….as: mang chức năng so sáng ngang bằng nhau giữa hai đối tượng khác nhau.
  • Such…that/ So…that: được sử dụng để diễn tả quan hệt nhân-quả, mang ý nghĩa quá đến nỗi mà.
  • Scarecely….when/ No sooner… than: nó diễn tả quan hệt thời gian giữa hai đối tượng với nhau.
  • Rather…than: tạo ra sự chọn lựa giữa hai yếu tố, mang ý nghĩa hơn là, thay vì,….

Đặc biệt, đối với hai cặp liên từ “Neither…nor” và “Either…or”. Lúc này, động từ trong câu sẽ được chia theo chủ ngữ gần nhất. Còn với cặp liên từ “Both…and” và “Not only….but also”. Đông từ trong câu chia theo chủ ngữ kép (gộp 2 danh từ trong câu).

#3 Liên từ phụ thuộc (Subordinating Conjunctions)

Đây là loại liên từ có chức năng gắn kết giữa mệnh đề khác nhau tạo nên một câu văn rõ và chính xác ý nghĩa. Nó tạo nên sự kết nối chặt chẽ không thể tách rời giữa hai mệnh đề với nhau. Chính vì vậy, liên từ phụ thuộc thường được đặt trước mệnh đề phụ thuộc để gắn kết chúng.

Ví dụ: Although I studied hard, I couldn’t pass the exam.

Những liên từ phụ thuộc thường được sử dụng, bao gồm:

  • After/ Before: được sử dụng để diễn tả thời gian giữa hai sự việc xảy ra trước và sau.
  • Although/ Though/ Even though: Nó biểu thị hai hành động trái ngược nhau về mặt logic.
  • As: nhằm diễn tả hai hành động cùng xảy ra trong một khoảng thời gian. Và nó còn có chức năng thể hiện nguyên nhân và kết quả.
  • As long as: được sử dụng để diễn tả điều kiện, mang ý nghĩa chừng nào mà, miễn là,…
  • As soon as: nó biểu thị quan hệ thời gian với ý nghĩa ngay khi mà.
  • Because/ Since: dùng để thể hiện nguyên nhân dẫn đến kết quả.
  • Even if: nó biểu thị điều kiện giả định giữa hai mệnh đề, mang ý nghĩa kể cả khi.
  • If/ Unless: được sử dụng để diễn tả đièu kiện nếu/ nếu không.
  • Once: dùng với mục đích thể hiện sự ràng buộc về thời gian.
  • Now that: sử dụng diễn tả quan hệ nhân quả theo thời gian.
  • So that/ In order that: liên từ này có chức năng diễn tả mục đích dẫn đến mệnh đề còn lại.
  • Until: nó biểu thị quan hệ thời gian, thường được sử dụng trong dạng câu phủ định.
  • When: cũng được sử dụng trong quan hệ thời gian nhưng nó làm rõ thời điểm của hai mệnh đề xảy ra cùng lúc.
  • Where: diễn tả quan hệ về thời điểm xảy ra.
  • While: được dùng để diễn tả mối quan hệ thời gian hoặc sự ngược nghĩa giữa hai mệnh đề.
  • In case/ In the event that: diễn tả giả định về một hành động xảy ra trong tương lai.

Đặc biệt, trong loại này sẽ có sự xuất hiện của dấu phẩy “,” khi mệnh đề phụ thuộc đứng trước mệnh đề còn lại. Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại chỉ có liên từ và không cần sử dụng dấu phẩy.

Phân biệt liên từ và giới từ

Điểm chung của liên từ và giới từ là kết nối giữa các yếu tố trong câu lại với nhau. Chính vì vậy, đôi lúc chúng ta cũng khá dễ nhầm lẫn giữa hai loại tư này.

 

Tuy nhiên, có một đặc điểm rất dễ nhận ra rằng, đứng phía sau liên từ luôn là một mệnh đề, đứng phía sau giới từ luôn là một từ hoặc một cụm danh từ ngắn.

Ví dụ:

  • Với giới từ: I couldn’t play basketball in the yard beacause of the rain. (Giới từ ở đây là “Because of”, vì đứng sau nó chỉ là một đối tượng, không phải là mệnh đề với đầy đủ ý nghĩa, chức năng)
  • Với liên từ: I couldn’t play basketball in the yard because it is rainning. (Liên từ ở đây là “because”, vì đừng sau nó là một mệnh đề có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và ý nghĩa rõ ràng)

Phân biệt liên từ và trạng từ

Không chỉ có giới từ, giữa liên từ và trạng từ trong tiếng Anh cũng dễ dàng bị nhầm lẫn. Cả 2 loại từ này đều có vị trí đứng khá giống nhau trong một câu, đặc biệt là vị trí đứng đầu mỗi câu.

Xem thêm: Tìm hiểu trạng từ trong tiếng anh

Mặc dù vậy, chúng ta cũng dễ dàng phân biệt với vai trò của từng loại từ. Với liên từ luôn có chức năng là kết nối, với trạng từ luôn có chức năng là bổ sung ý nghĩa cho câu, cho từ.

Ví dụ:

  • Với trạng từ: Unfortunately, we could not see the Eiffel Tower. (Trạng từ là “Unfortunately” với chức năng bổ trợ thêm sự không may mắn của đối tượng trong câu).
  • Với liên từ: Although she hasn’t really got the time, she still offered to help. (Liên từ là “Although” với chức năng kết nối giữa hai mệnh đề giúp câu văn đầy đủ ý nghĩa).

Liên từ trong tiếng Anh thoạt nhìn không mấy quan trọng, tuy nhiên chính nó lại giúp cho câu văn thêm ngắn gọn và kết nối chặt chẽ. Do vậy, việc nắm vững liên từ trong quá trình học ngoại ngữ khá quan trọng.

Tác giả: Kynaforkids

Share.

Comments are closed.

Exit mobile version