Công cuộc dạy trẻ tự kỷ hòa nhập với cuộc sống giao tiếp luôn thử thách tính kiên trì của tất cả bậc phụ huynh thương con. Tuy nhiên, người thân nên dạy trẻ tự kỷ một cách khoa học để giúp con mau chóng có đời sống bình thường.

Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

Trẻ tự kỷ là do sự phát triển bất thường ở não bộ các trẻ từ 3 tuổi, nguyên nhân chính xác thì cho đến hiện tại các nhà khoa học cũng chỉ dự đoán là trẻ bị ảnh hưởng do yếu tố di truyền và do môi trường xung quanh tác động lên trẻ.

  • Di truyền : Các nhà khoa học đã chứng minh những đứa trẻ nào được sinh ra trong gia đình có người bị tự kỷ thì 90% trường hợp trẻ rất dễ mắc bệnh tự kỷ hơn so với những đứa trẻ khác.
  • Quá trình mang thai : Trong quá trình mang thai nếu người mẹ mắc các bệnh như cúm, sởi hay bị lây nhiễm các hóa chất độc hại thì khả năng trẻ bị mắc bệnh tự kỷ rất cao. Trong quá trình mang thai nếu người mẹ sử dụng các thuốc an thần thường xuyên cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.
  • Môi trường xung quanh : Trẻ tự kỷ một phần cũng là do môi trường xung quanh trẻ, đặc biệt khi trẻ thiếu sự quan tâm chăm sóc từ cha mẹ, nó sẽ khiến bé trở nên cô độc hay buồn phiền, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên trong thời gian dài thì trẻ rất dễ mắc bệnh.

Dấu hiệu trẻ tự kỷ

Các biểu hiện thường gặp của trẻ tự kỷ là không nói chuyện, lặp lại câu nói được nghe, nói ngược câu vừa nghe, nói không có mục đích, không giao lưu bằng mắt, không phản ứng khi được gọi tên, không bộc lộ cảm xúc, bắt chước nhưng không sáng tạo, đi nhón gót, bịt tai, chơi một mình…

Dạy trẻ tự kỷ biết lắng nghe

Ngoài sự kiên nhẫn và tình yêu thương vô bờ bến của người thân, trẻ tự kỷ cần được dạy trong môi trường yên tĩnh, hạn chế hết mức các tác động bên ngoài để khai thác tối đa sự tập trung của bé. Khi ngồi xuống đối diện, bạn cần gây sự chú ý trực tiếp của bé bằng cách vừa nói vừa chạm nhẹ vào tai bé. Khi đó, bé sẽ tập trung hơn cho giác quan được chỉ vào và sử dụng nó một cách hiệu quả hơn.

Trẻ tự kỷ thường hay bịt tai nên phụ huynh cần sớm dạy cho trẻ cách lắng nghe

Sau đó, bạn nên gọi tên bé để kích thích phản xạ như “Bo ơi, Bo à, Bo nghe nào”. Khi trẻ tự kỷ đã chú ý, bạn bắt đầu mở âm thanh ở các cường độ khác nhau (không quá lớn, gây hại cho thính giác). Phụ huynh nên chọn âm nhạc vui tươi, nhí nhảnh để bé hào hứng hơn.

Việc dạy trẻ tự kỷ còn một khó khăn nữa là giữ cho bé ngồi yên khi học lắng nghe, vì trẻ thường có xu hướng hoạt động theo ý thích mà không cần tương tác với đối phương. Lúc này, cha mẹ nên xếp thật nhiều đồ chơi mà trẻ thích vào trước mặt trẻ để bé không còn mối quan tâm nào hấp dẫn hơn.

Một mẹo cực hay và bổ ích để dạy trẻ tự kỷ là giả tiếng động vật và khuyến khích bé bắt chước. Trẻ tự kỷ thường rất giỏi bắt chước nên thực sự tập trung. Cha mẹ có thể mặc những bộ trang phục hình thù ngộ nghĩnh, bắt mắt để bài học này hiệu quả hơn.

Dạy trẻ tự kỷ hiểu ngôn ngữ

Quá trình học hỏi ngôn ngữ là hoàn toàn tự nhiên đối với trẻ bình thường nhưng lại là một rào cản lớn với trẻ tự kỷ. Bởi vì học ngôn ngữ khá phức tạp, cần sự tập trung cao để nhớ tiếng và hiểu nghĩa ngữ cảnh của tiếng đó.

Dạy trẻ tự kỷ giao tiếp cần nhiều bài học sinh động để kích thích sự chú ý

Chính vì lẽ đó, phụ huynh cần nói chuyện với trẻ nhiều hơn và ưu tiên dùng câu ngắn, từ ngữ đơn giản, lặp lại nhiều lần và khuyến khích trẻ nói theo. Ví dụ, đến bữa ăn thì nói “Bo ơi, ăn cơm. Ăn cơm Bo ơi” để bé dần hiểu hoạt động này được gọi là “ăn cơm”.

Để việc dạy trẻ tự kỷ thêm sinh động, phụ huynh nên dùng những bài hát đơn giản để hát cho trẻ nghe, nhấn mạnh những từ ngữ trọng tâm mà trẻ có thể hiểu dễ dàng, sau đó tập cho trẻ hát theo. Ngoài ra, cha mẹ nên yêu cầu trẻ nói, gọi tên đồ vật, sự việc, động từ mà bé muốn. Chẳng hạn như bé muốn ăn bánh thì gợi ý trẻ nói “ăn bánh”, mới đáp ứng nhu cầu. Đó là phản xạ có điều kiện giúp trẻ tăng tương tác khi giao tiếp và buộc phải nhớ ngôn ngữ. Trường hợp trẻ ra dấu để đòi hỏi, phụ huynh nên giả vờ không hiểu và hỏi lại “Bo muốn gì?” để bé chủ động nói chuyện hơn.

Việc dạy trẻ tự kỷ là quá trình lâu dài, gian nan nên phụ huynh cần chuẩn bị tinh thần từ trước. Nhiều cha mẹ thường bất lực vì con nên để con ngồi coi TV, chơi điện thoại – vô tình làm trẻ càng thụ động trong giao tiếp và chỉ tiếp thu một chiều. Để trẻ không tự kỷ thì bạn nên lựa chọn những cách nuôi dạy con khoa học nhất.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version