Khi nào con bạn nên bắt đầu học tiếng Anh? Câu trả lời rất đơn giản càng sớm càng tốt. Trẻ em được sinh ra với kỳ năng học ngôn ngữ đặc biệt.

Nghiên cứu đã xác nhận những gì chúng ta quan sát được – trẻ con học ngoại ngữ dề hơn những người trưởng thành.

Trẻ em được sinh ra với kỳ năng học ngôn ngữ đặc biệt.

Bộ não của một đứa trẻ được lập trình đặc biệt để học và ứng dụng ngôn ngữ hiệu quả. Tôi gọi chức năng này là Hộp Ngôn ngừ –và nó thật tuyệt vời!

Các khía cạnh khác nhau của kỹ năng ngôn ngữ được lưu trữ trong những phần khác nhau của bộ não, nhưng hình ảnh chiếc hộp sẽ giúp chúng ta nhớ rằng Hộp Ngôn ngữ chỉ mở tạm thời. Nó vận hành trong 7 năm đầu đời của một đứa trẻ. Sau đó, nó bắt đầu đóng lại và cho đến khi đứa trẻ 11 tuổi, chiếc hộp đóng kín hoàn toàn.

Tất nhiên chúng ta có thể học các ngôn ngữ sau độ tuổi đó, nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều vì chúng ta không thể sử dụng những đặc tính trong Hộp Ngôn ngữ của trẻ được nữa. Những đặc tính này là độc nhất vô nhị vì chúng cung cấp cho bộ não non nớt 3 kỳ năng quan trọng mà người trưởng thành không có:

•    Lập sơ đồ đa ngôn ngữ: Hộp Ngôn ngừ tự động phân loại các âm của các ngôn ngữ khác nhau thành những nhóm mầu hình âm, vì vậy nó có thể phân tách và sử dụng mỗi thứ tiêng khác nhau một cách hiệu quả.

•    Tự động sử dụng ngừ pháp: Hộp Ngôn ngừ nhận biết được những quy tắc ngữ pháp và áp dụng chúng một cách tự động bằng cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp tương tự để thể hiện những nội dung mới. Điểu đó có nghĩa là chỉ cần chủ động dạy trẻ những ngoại lệ của quy tắc ngữ pháp mà thôi.

•    Phát ảm chuẩn: Hộp Ngôn ngừ ghi nhớ cách cơ mặt chuyển động khi tạo ra âm mới và bắt chước. Cơ mặt của trẻ em linh hoạt và mềm dẻo nên trẻ có thể học phát âm chuẩn xác bất cứ ngôn ngữ nào.

Những năm trước khi trẻ 10 tuổi là khoảng thời gian lý tưởng để học nói không chỉ tiêng mẹ đẻ mà còn ngôn ngữ thứ hai, thậm chí ngôn ngữ thứ ba để tận dụng hết các kỷ năng của Hộp Ngôn ngữ trong khi nó vần còn mở.

Nhiều cha mẹ nói họ không muôn con mình bắt đẩu học tiêng Anh trước khi thông thạo tiêng mẹ đẻ. Điều này nghe có vẻ hoàn toàn logic cho đến tận khi bạn thấy cách Hộp Ngôn ngừ vận hành ra sao. Đây thực sự là một trường hợp “không dùng thì rất phí”.

Lấp đầy Hộp Ngôn ngữ

hộp ngôn ngữ

Từ khi sinh ra trẻ em đã bắt đẩu lọc các âm thanh nghe được thành những hình mầu âm thanh. Không ai bảo chúng bắt đầu nói Mama, Baba, Dada. Theo bản năng, một đứa bé lắng nghe những âm thanh mà người khác phát ra và quan sát khuôn mặt của họ. Sau đó, đứa bé ấy bắt đầu điều khiển miệng để bắt chước tạo những âm thanh đó.

Trẻ em phân loại các âm thanh thành những mầu hình âm và thỉnh thoảng kết hợp với những âm thanh khác mà các bé thấy thú vị – tiêng chó sủa, tiếng động cơ ô tô, tiếng chim, tiêng máy bay, tiêng nước bắn tung tóe…! Sau đó, chúng sẽ tự động phân biệt những âm thanh ngôn ngữ với những tiếng động khác mà chúng nghe được.

Cho đến khi được 1 tuổi, thông qua quá trình này, các bé đã lĩnh hội đủ những mầu hình âm thanh để bắt đẩu phân biệt được các từ riêng lẻ và phát âm chuẩn xác các từ đó.

Trẻ em rất thực tế, vì vậy từ đầu tiên các bé nói được thường là tên của một đồ vật mà các bé cần hoặc muốn. Thỉnh thoảng các bé làm chúng ta thích thú và ngạc nhiên bằng cách nói ra từ trọn vẹn đầu tiên để chỉ một thứ rất phức tạp như “máy hút bụi”, nhưng thường thì trẻ chỉ nói một từ cụt lủn như “chó”, “bóng”, “cốc” hoặc “trứng”.

Có lẽ chúng ta có thể tưởng tượng mồi từ mới mà các bé học được giống như một Khuy ngôn từ. Khi các bé học được một từ mới có ích, chúng sẽ lưu nó trong bộ nhớ của mình. Từng chút, từng chút một, các bé sẽ xây dựng được một kho Khuy ngôn từ. 

Thông thường, lời nói bắt đầu bằng những danh từ đơn. Theo thời gian, các bé tạo nghĩa bẳng cách ghép những từ có nghĩa thành những cụm hai-từ, ví dụ “cốc, tay” để biểu thị rằng “Làm ơn đưa cho con cái cốc”. Những từ trẻ sử dụng chỉ giới hạn trong thê giới bé nhỏ với những nhu cầu và trải nghiệm hằng ngày của chúng.

Chẳng bao lâu sau trẻ sẽ thêm vào những động từ cơ bản củng để nhận được những thứ mình muốn hoặc cần. “Đưa” thường là từ các bé học khá sớm!

Khi trẻ để ý rẳng việc kết hợp những động từ với những danh từ giúp chúng có thể nhận được bất cứ thứ gì nhanh hơn và chính xác hơn, chúng sẽ đặt nhiều từ lại với nhau hơn và bắt đầu tạo nên những cụm hai-từ, ví dụ “đưa bóng”. Chúng ta có thể hình dung các loại từ khác nhau như những khuy áo màu sắc khác nhau. Trẻ chọn những Khuy ngôn từ rực rỡ nhất hoặc hữu dụng nhất trước.

Dẩn dần, khi khả năng nói của trẻ phát triển, chúng sẽ học cách thêm vào những khuy cần thiết còn lại đê’ hoàn thiện nhừng câu nói hoàn chỉnh, có thể trẻ sẽ sớm nói được một câu đơn giản như “Quả bóng của con là màu xanh lá”.

Bổ sung tiếng Anh

bổ sung tiếng anh

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra trong Hộp Ngôn ngữ nếu chúng ta ném vào đó các Khuy ngôn từ của các ngôn ngữ khác nhau? Đây mới chính là phần thú vị thực sự! Chúng được phân loại theo những mầu hình âm của mồi ngôn ngữ. Những mầu hình âm mới này sau đó sẽ được lưu giữ riêng trong những “túi ngôn ngừ” riêng rẽ trong hộp. có lẽ chúng ta có thể tưởng tượng về một Túi Khuy ngôn từ cho mỗi ngôn ngữ trong hộp: túi tiêng Anh, túi tiêng việt,…

Hộp Ngôn ngừ đa ngôn ngữ lưu trữ tất cả những túi ngôn ngữ này trong cùng một chiếc hộp, bởi vậy trẻ có thể chuyển từ việc nói ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ngay lập tức. Những ngôn ngữ được học sau này sẽ được lưu trữ ở những khu vực tách biệt trong bộ não, đó là lý do tại sao người lớn rất khó để chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Những phiên dịch viên song song thường là những người đã học hai ngôn ngữ từ khi sinh ra, bởi vậy họ có thể chuyển từ thứ tiêng này sang thứ tiêng khác nhanh hơn và chuẩn hơn. Đó là vì cả hai túi ngôn ngữ đểu được lưu trữ trong cùng một nơi – Hộp Ngôn ngừ.

Cơ chê này củng vận hành tương tự với một đứa trẻ đã học hai ngôn ngữ trước khi chúng bắt đầu học tiếng Anh, ví dụ tiêng phổ thông và tiếng địa phương hoặc phương ngữ. Những đứa trẻ này đơn giản là phát triển ba túi ngôn ngữ và lưu trữ tất cả trong Hộp Ngôn ngữ của chúng.

Những đứa trẻ nói nhiều thứ tiêng có thể mắc một sô lồi khi nói khoảng một vài tháng, nhưng đừng lo lắng – trẻ trước 10 tuổi chấp nhận rằng đã học là phải mắc lồi và ít cảm thấy ngượng ngùng về điểu đó hơn! Trên thực tế, so với người lớn, thái độ vui vẻ mắc lỗi và sẳn sàng sửa sai là một lợi thê quan trọng của trẻ khi học tiêng Anh như là ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba. Điểu này sẽ giúp chúng học và ghi nhớ tốt hơn!

Vậy làm thế nào để giúp con chúng ta học tiêng Anh?

Nguồn : Sách bí quyết giúp con giỏi tiếng Anh

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version