Con trẻ một tuổi thường hành động theo bản năng trẻ đang nghĩ, phụ huynh phải thật kiên nhân và thấu hiểu rằng con trẻ đang hình thành những cảm nhận ban đầu về thế giới xung quanh. Sau đó, phụ huynh cần lựa chọn giải pháp phù hợp với trẻ để có cách giáo dục phù hợp giúp dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời phù hợp với tính cách của từng đứa trẻ.

Để làm được điều đó, bố mẹ có thể tham khảo những “bí quyết” đơn giản mà hiệu quả sau đây:

Bố mẹ hãy làm gương, nói đi đôi với làm

Khi có con, các ông bố bà mẹ bỗng dưng “chuẩn” hẳn ra. Trong từng hành vi, lời nói trước mặt trẻ, bố mẹ luôn hành xử như một đứa trẻ ngoan để dạy trẻ 1 tuổi biết noi gương, nghe lời. Hãy luôn “dạ thưa”, “xin phép” trước mỗi câu trả lời với người lớn, tập những thói quen cho trẻ bằng cách nói thật to, rõ và cụ thể về hành động mình sắp làm.

Ví dụ, chuẩn bị đến giờ đi ngủ, bố mẹ muốn con đánh răng trước khi ngủ nên chọn cách “rủ rê”: “Chúng ta cùng đi đánh răng nhé…”, Hoặc muốn con dọn đồ chơi vào thùng thật gọn gàng sau khi chơi xong, bố mẹ hãy mời gợi: “Chúng ta cùng gom đồ chơi lại nào”. Bằng cách này, không những các bé hình dung được việc bạn yêu cầu là gì, mà còn tạo cho bé trải nghiệm thích thú, bé sẽ nhớ rất lâu để khi bạn ra yêu cầu, bé sẽ thực hiện được.

Chỉ cần bố mẹ làm gương cho sự chuẩn mực, trẻ sẽ nghe lời và ngoan ngoãn hơn

Trẻ không thể làm nhiều việc cùng một lúc

Trẻ con 1 tuổi chưa tiếp thu nhanh nhạy thông tin của bố mẹ truyền đạt, bằng cách cụ thể nhất, bố mẹ nên đưa ra từng yêu cầu cụ thể để con trẻ thực hiện. Đồng thời hướng dẫn con làm từng bước để con trẻ quen dần với cách làm đó. Bố mẹ đưa ra quá nhiều yêu cầu cùng lúc, sẽ khiến trẻ bị rối, không biết nên làm gì trước, làm gì sau và dễ quên mất những dữ kiện bố mẹ yêu cầu.

Đơn giản, trước giờ đi học, thay vì bố mẹ yêu cầu: “Con hãy lấy cặp sách, nón, áo khoác chuẩn bị đi học nào”. Bố mẹ hãy chọn cách hướng dẫn con từng bước: “Con lấy cặp sách lại cho mẹ nào” “Rồi, con lấy nón đội lên đầu nhé” “Rồi, con mặc áo khoác vào, con hãy làm từ từ nhé, xỏ tay áo vào nè, sửa lại áo cho vừa người rồi cài cúc lại nè”.

Bạn chỉ cần làm vài lần, các lần sau, bé sẽ tự động nhớ các nội dung phải thực hiện trước giờ đi học, bố mẹ chỉ cần: “Con lấy đồ chuẩn bị đi học nào”, bé sẽ tự động thực hiện các bước, nếu bé quên, bố mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc bé nhé! Đó là cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời mà không gây áp lực cho con.

Giao tiếp tình cảm bằng ánh mắt với trẻ

Hiện nay, rất nhiều bài nghiên cứu cho rằng la mắng, đòn roi sẽ phản giáo dục và làm trẻ dễ nổi giân, tăng động và “lì lờm” hơn. Bắt ép không phải là cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời một cách tự nguyện. Bé một tuổi chưa có ý thức rõ ràng về hành động. Tuy nhiên bé đã cảm nhận rất rõ tình cảm của người khác thông qua ánh mắt. Bạn giao tiếp bằng ánh mắt với trẻ, là cách tốt nhất để truyền thông tin về thái độ đồng ý hay phản đối với trẻ.

Khi trẻ cảm nhận được tình cảm của bố mẹ, trẻ dễ dàng nghe theo lời khuyên của phụ huynh

Nếu con trẻ làm tốt việc bố yêu cầu, bố mẹ hãy cười thật tươi và bày tỏ tình cảm bằng ánh mắt thật khích lệ, cùng lời khen, trẻ sẽ cảm nhận được niềm vui lan toả này và tích cực làm them lời bố mẹ trong những lần sau. Ngược lại, nếu trẻ phạm lỗi, bố mẹ hãy nghiêm nghị, kết hợp lời nói với thái độ cứng rắn rằng bố mẹ không đồng tình, đồng thời chỉ cho con thấy lỗi sai và hướng dẫn con cách làm điều đúng như mình muốn.

Nuông chiều, thỏa hiệp với ánh mắt “van nài” của trẻ là cách làm tệ hại

Trẻ rất hay làm nũng, mè nheo và tỏ vẻ đáng thương để cầu sự mềm lòng của người lớn mỗi khi phạm lỗi. Bố mẹ hãy nghiêm nghị, chỉ con cách học từ lỗi sai để lần sau không mắc phải, cảnh báo những nguy hiểm và hướng dẫn con cách xử lý, tập giải quyết vấn đề. Tránh la mắng trẻ, trẻ con sẽ dễ bị tổn thương và trở nên lì lợm hơn, tránh thoả hiệp với trẻ để con trẻ từng bước nhận thức, phân biệt được đúng sai kèm thái độ rõ ràng. Lần sau, con trẻ sẽ chủ động giải quyết tình huống theo cách của trẻ để không phạm sai lầm.

Bên cạnh đó, khi dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời, bố mẹ quan tâm đến việc đề ra nhiều giải pháp để con trẻ tự chọn cách làm phù hợp. Tránh áp đặt cách làm của bố mẹ nhưng trẻ không hào hứng. Giúp con nhận định kết quả đong đếm được nếu con chọn cách giải quyết a, b, c nào đó.

Với việc dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời, con trẻ cảm nhận rất rõ tình cảm của người trong gia đình, người ngoài nhưng chưa nhận thức rõ nét về từng hành động mà thường học theo người lớn. Vì thế, bố mẹ hãy tạo cho trẻ môi trường đầy ắp tình cảm, tiếng cười, chọn cách hành xử và giải quyết vấn đề phù hợp với từng con trẻ để dần định hình tính cách của con. Tránh dùng đòn roi, la mắng, tăng cường tình cảm, nêu gương là giải pháp tốt nhất để con trẻ một tuổi biết vâng lời bố mẹ.

Share.
Exit mobile version