Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    • Tiếng Anh Theo Lớp
      • Tiếng Anh lớp 1
      • Tiếng Anh lớp 2
      • Tiếng Anh lớp 3
      • Tiếng Anh lớp 4
      • Tiếng Anh lớp 5
      • Bài tập tiếng anh
      • Đề thi tiếng anh
      • Từ vựng tiếng anh
    • Tiếng Anh Giải Trí
      • Phần mềm tiếng anh
      • Phim tiếng anh
      • Truyện tranh tiếng anh
    • Ebook
    • Nuôi Dạy Con
    • Bé nên học gì
      • Học tiếng anh video
      • Học toán tư duy
      • Tiếng anh 1 kèm 4
      • Tiếng anh 1 kèm 1
      • Tiếng anh doanh nghiệp
    • KynaEnglish
    Facebook Twitter Instagram
    Cộng đồng mẹ bé Kynaforkids
    Home»Nuôi Dạy Con»Đau bụng dưới khi mang thai có sao không?
    Nuôi Dạy Con

    Đau bụng dưới khi mang thai có sao không?

    adminblogBy adminblogOctober 1, 2019Updated:May 25, 2020No Comments4 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Đau bụng dưới khi mang thai là triệu chứng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng khi gặp phải. Cùng tìm hiểu một số thông tin mẹ bầu cần biết về triệu chứng này mẹ nhé.

    Có nhiều chị em gặp phải hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai. Nhất là với những người lần đầu mang thai. Một số triệu chứng đau bụng dưới là bình thường. Tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu đừng chủ quan. Khi có dấu hiệu đau bụng dưới, mẹ bầu cần đến bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám kỹ càng.

    Đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không?

    Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, do thai nhi đang hình thành trong tử cung nên có thể gây ra cảm giác khó chịu, đau tức ở vùng bụng dưới. Điều này không nguy hiểm, chỉ là thay đổi tự nhiên của cơ thể và sẽ tự bớt. Bên cạnh cảm giác đau bụng khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu cũng có thể có bị chóng mặt, buồn nôn… Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, triệu chứng này có thể thuyên giảm đi.

    Triệu chứng đau bụng dưới cũng có thể xuất hiện vào cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do sự căng cơ, dãn dây chằng vì buồng tử cung phải nâng đỡ thai nhi ngày càng lớn. Hoặc do dịch vị trong dạ dày tá tràng tăng lên.

    Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu không nên chủ quan
    Đau bụng dưới khi mang thai có thể là dấu hiệu nguy hiểm

    Tuy nhiên ở những tuần đầu thai kỳ, đau bụng dưới khi mang thai có thể là dấu hiệu nguy hiểm với mẹ bầu.

    Những cảnh báo từ triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai

    Trường hợp mẹ bầu bị nhiễm trùng tiết niệu, mang thai ngoài tử cung, dọa sẩy thai sớm… cũng sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai. Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý.

    Nhiễm trùng đường tiết niệu

    Phụ nữ rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do tử cung tăng kích cỡ, chèn vào bàng quang khiến nước tiểu khó đi ra ngoài. Triệu chứng của bệnh này là: đau bụng dưới, đau khi đi tiểu, buồn tiểu thường xuyên.

    Bệnh này nếu không được trị sớm có thể dẫn tới nhiễm trùng thận. Dễ gây sinh non, bé nhẹ cân. Vì vậy mẹ cần đi khám sớm. Để tránh bệnh này, mẹ nên uống nhiều nước, vệ sinh sạch sẽ.

    Triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai hay gặp phải ở những tháng đầu
    Đừng chủ quan khi xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai

    Thai ngoài tử cung

    Thai ngoài tử cung là thai nhi hình thành bên ngoài dạ con. Trường hợp này khá nguy hiểm nếu không được phát hiện cấp cứu kịp thời.

    Mẹ mang thai ngoài tử cung, khi siêu âm sẽ không thấy thai trong buồng tử cung. Những triệu chứng thường gặp là mẹ sẽ đau bụng dữ dội, đột ngột, đau bụng dưới kèm đau lưng, chảy máu bất thường… Khi mẹ gặp những triệu chứng này thì nên đi bệnh viện ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung bị vỡ, sẽ rất nguy hiểm.

    Dọa sẩy thai

    Khi cổ tử cung co bóp mạnh, nguy cơ dọa sẩy thai cũng sẽ khiến mẹ bầu chịu những cơn đau bụng khi mang thai. Đau nhiều hoặc âm ỉ. Có thể kèm theo ra máu. Khi có triệu chứng này thì mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt.

    Khi mang thai, mẹ bầu cần phải đi khám sớm và đúng hẹn của bác sĩ. Có gì bất thường cũng cần đi khám kịp thời. Không nên chủ quan hoặc quá lo lắng ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của cả mẹ và con.

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    adminblog
    • Website

    Related Posts

    Cấu trúc Will trong thì tương lai bạn đã biết dùng chưa?

    March 1, 2022

    Phương pháp luyện ngủ không nước mắt – giấc ngủ ngon cho bé

    March 2, 2021

    Phương pháp luyện ngủ Fading: Bé ngủ “không tiếng khóc”

    March 2, 2021

    Leave A Reply Cancel Reply

    Tìm kiếm bài viết
    Tải Đề – Luyện Thi

    Tải Đề Thi Cambridge 2023
    Lịch thi Cambridge 2023
    Các chứng chỉ Cambridge cần biết

    Thông tin Kyna English
    • Giới thiệu
    • Huống dẫn tải app
    • Hướng dẫn học
    • Câu hỏi thường gặp
    • Hotline: 1900636409
    Khóa học tại Kyna English
    • Học tiếng anh 1 kèm 1
    • Học tiếng anh ielts
    • Học tiếng anh cho người lớn
    • Luyện thi đại học môn tiếng anh
    • Học toán 1 kèm 1
    • Kyna English
    Social KynaForKids

    Facebook Twitter Instagram Pinterest
    © 2023 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.

    Go to mobile version