Là cha mẹ, ai cũng quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoẻ mạnh, cao lớn, và thông minh. Đối với trẻ 6 tuổi, ba mẹ nên chuẩn bị một chế độ ăn uống hợp lý để tạo nền tảng sức khoẻ cho con chuẩn bị bước vào lớp 1.

Trong bài viết này, Kyna For Kids xin gửi đến bậc phụ huynh những kiến thức dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 6 tuổi.

Thực đơn phải đáp ứng năng lượng cho hoạt động cả ngày của bé

Thực đơn trong giai đoạn này bao gồm 3 bữa ăn chính: sáng – trưa – tối và 2 bữa phụ: giữa buổi sáng và bữa xế. Mẹ quan tâm đến việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi cần lưu ý kết hợp đa dạng các nhóm thực phẩm trong một khẩu phần ăn, để bé không bị ngán.

Ví dụ mẹ có thể kết hợp một bát súp với một miếng phô mai,… Lượng đạm được cung cấp đủ cho các bữa chính từ thịt, cá, trứng, sữa, đỗ,… Một ít chất béo gia tăng năng lượng cho ngày dài từ bánh mì chiên bơ, bánh quy sữa, gà rán,… Đủ tinh bột từ cơm, phở, khoai lang, khoai tây được luộc, chế biến nguyên nguyên chất, tránh chiên với nhiều dầu mỡ hoặc ngào đường, snack,…

Đừng quên cho bé “tiêu thụ” nhiều trái cây tươi và rau củ quả chế biến để cung cấp chất xơ, uống sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa, giàu can-xi. Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng cho bé.

Phát triển trí não với dinh dưỡng cho bé 6 tuổi

Để bé phát triển toàn diện, mẹ lưu ý cân bằng dinh dưỡng phù hợp với thể trạng của bé. Đặc biệt, trẻ thông minh lanh lợi, mẹ cần lưu ý thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi tập trung một số dưỡng chất thiết yếu để phát triển trí não, hệ thần kinh như: gia tăng các thực phẩm nhiều đạm động vật. Đây là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu, các nguyên tố vi lượng giúp trẻ tăng cường trí nhớ.

Trẻ 6 tuổi rất cần đạm động vật để phát triển toàn diện

Bên cạnh đó, mẹ cần cung cấp các thực phẩm xanh. Nên chọn các loại rau màu xanh đậm, trái cây tươi,… Đây chính là thực phẩm chứa nhiều hoạt chất giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Bổ sung choline và các nguyên tố vi lượng giúp tăng cường chức năng gan và duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Choline có nhiều trong bông cải xanh, đậu phộng, lòng đỏ trứng,…

Mẹ đừng quên bữa sáng giúp con sẵn sàng năng lượng cho ngày dài hoạt động nhé! Bởi thường xuyên bỏ bữa sáng, trẻ rất dễ mắc bệnh tiêu hóa và hạ đường huyết giữa giờ học.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi

Chuẩn bị thực đơn hàng ngày cho con yêu, mẹ nên lưu ý một số nội dung để giúp con tạo thói quen tốt trong ăn uống. Không những thế, mẹ cần tập cho con có ý thức ăn uống khoa học để con khỏe mạnh và thông minh hơn.

Cụ thể, mẹ nên tập cho con thói quen uống đủ nước mỗi ngày (cơ thể trẻ 6 tuổi cần ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày). Mẹ nên chuẩn bị cho con một bình nước nhỏ, xinh xắn luôn cài sẵn trên cặp sách để con không quên uống nước thường xuyên. Đồng thời, mẹ dặn con đi tiểu ngay khi mắc để tránh hại thận nhé!

Trẻ 6 tuổi cần ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày

Tránh cho trẻ có cơ hội ăn vặt quá nhiều, các sản phẩm giá rẻ bán ở cổng trường thường có màu sắc đa dạng, nhiều hóa chất độc hại. Những quà vặt, thức uống thường không đảm bảo vệ sinh và nhiều đường dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ăn vặt còn khiến bé giảm ham thích ăn bữa chính.

Tránh tạo cho trẻ thói quen tận dụng thức ăn nhanh và nước uống có ga. Bởi thành phần dưỡng chất trong thực phẩm, nước uống này khá ít và thường nhiều chất béo, đường hóa học, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Cho nên dù bận rộn, mẹ hãy cố gắng lựa chọn thực đơn “cơm mẹ nấu” để yên tâm về hàm lượng dinh dưỡng cho bé 6 tuổi.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng bữa ăn của con, mẹ không nên ép con ăn quá nhiều trong một bữa. Hãy để con được ăn uống một cách tự nhiên. Nếu con ăn hơi ít, mẹ có thể bổ sung thêm thức ăn vào bữa lỡ hoặc cho con uống thêm sữa tươi, sữa ngũ cốc.

Gợi ý một số món ăn yêu thích của trẻ

Với các bé ngoan, ăn uống điều độ, mẹ khỏe bé vui. Tuy nhiên, nếu bé biếng ăn, mẹ sẽ thật sự đau đầu với thực đơn cho bé. Một vài gợi ý cho mẹ để đa dạng món ăn cho bé bằng những thực đơn có mùi vị thơm ngon và trình bày đẹp mắt.

Rau chân vịt xào thịt heo

Nguyên liệu: 500g rau chân vịt, 200g thịt heo nạc, một ít rau hẹ, bột mì, dầu thực vật, nước tương, các gia vị như muối, gừng, hành tím,…

Cách làm: Thịt nạc cắt sợi cho vào tô ướp với một chút bột nêm, làm nóng chảo dầu cho hỗn hợp vào đảo đều cho thấm. Rau chân vịt, rau hẹ rửa sạch cắt khúc vừa ăn, làm nóng chảo dầu, cho gừng và hành tím băm nhuyễn vào phi thơm, cho hỗn hợp thịt, rau chân vịt, lá hẹ vào xào chung, cho một ít nước tương đều trên bề mặt rồi đảo đều, rau chin, nêm nếm vừa ăn và tắt bếp.

Mẹ có thể thay thịt heo nạt bằng thịt bò băm nhuyễn hoặc tùy chọn các loại rau với hàm lượng dinh dưỡng tương đương để cân bằng dinh dưỡng cho bé 6 tuổi.

Bò sốt cà chua

Nguyên liệu: 500g thịt bò, 200g cà chua, chén nước dùng, các gia vị như dầu, hạt tiêu, nước tương, đường, bột ngọt, gừng, hành, cá hoa hồi.

Cách làm: Thịt bò rửa sạch cho vào nồi, cho nước, hành, gừng vào đun tới khi đũa chọc xuyên được miếng thịt, vớt ra để nguội và cắt miếng 2cm. Cà chua rửa sạch, luộc chín lột vỏ, bỏ hạt, cắt múi cau cho vào một cái nồi khác, cho 100g đường trắng tan trong nước nóng và để nguội. Làm nóng chảo dầu, cho hoa hồi vào rán thành màu cánh dán, cho tiếp hành, gừng, nước tương, bột ngọt, đường, nước dùng vào nồi, trộn đều rồi cho thịt bò vào đun 5 phút. Ép nước cà chua rồi cho vào nồi đun đến khi hỗn hợp hơi đặc lại, rắc ít tiêu bột cho thơm.

Cùng với chế độ dinh dưỡng cho bé 6 tuổi, cha mẹ nên kết hợp chế độ sinh hoạt, học tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời để trẻ tăng cường sức đề kháng, rèn luyện sức khỏe thật tốt.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version