Khi trẻ 2 tuổi thì trẻ sẽ bắt đầu biết lắng nghe những âm thanh xung quanh và phản ứng lại bằng cách phát âm theo. Nếu đến độ tuổi này bé vẫn còn im lặng thì có thể được xem là trẻ chậm nói. Hãy xem ngay những cách thông dụng sau để giúp trẻ càng sớm càng tốt.

1. Thường xuyên trò chuyện với bé

Trẻ không thể tự nhiên biết nói nếu không được nghe ngôn ngữ. Chỉ khi trẻ được phụ huynh nói cho nghe nhiều, theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” thì mới có thể bập bẹ vài từ đơn giản. Vì thế, cha mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ thông qua những sinh họat hàng ngày, lúc vui chơi, chăm sóc trẻ và hát cho bé nghe.

Với những từ đơn giản, dễ phát âm, cha mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần, thật chậm và hướng sự chú ý của trẻ vào đó để trẻ bắt chước. Và để trẻ thêm chú ý, cha mẹ nên kết hợp các tranh vẽ, đồ vật tương tự, nhiều màu sắc để trẻ tập trung cao hơn.

2. Gợi ý cho trẻ nói

Trẻ sẽ không tự động nói nếu chỉ được nghe một cách thụ động. Bạn hoàn toàn có thể gợi ý cho trẻ nói để kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ. Ví dụ, khi người thân trong gia đình cho trẻ đồ chơi, nên khuyến khích trẻ nói những từ đơn giản như “ạ”, “ạ bà”, “ạ cha”, “ạ mẹ”… rồi mới đưa món đồ cho bé.

Cha mẹ nên gợi ý cho trẻ tập nói khi chơi cùng trẻ để cải thiện việc trẻ chậm nói.

Khi trẻ phát âm được những từ đơn giản, bạn có thể dạy thêm những từ phức tạp hơn như “bú”, “chơi”, “ăn”, “uống”… khi trẻ có nhu cầu. Thử thách ngày càng khó, trẻ phải phát âm tiến bộ mới được đáp ứng. Đó là phản xạ có điều kiện để trẻ tập nói.

3. Hạn chế cho bé xem tivi

Một yếu tố quan trọng không kém dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói là để trẻ quá thụ động khi tiếp xúc với ngôn ngữ. Nhiều phụ huynh thường cho con ngồi xem tivi để trẻ ngồi yên, không quấy khóc. Có thể do cha mẹ bận rộn hoặc chủ quan nên để trẻ ngồi xem tivi cả ngày.

Khi xem tivi, trẻ được nghe ngôn ngữ rất nhiều nhưng lại trong tình thế thụ động, trẻ không hề bập bẹ theo câu nói trên tivi. Ngoài ra, tốc độ nói và ngôn từ trên truyền hình, đài phát thanh cũng chưa chắc đã phù hợp với trình độ của trẻ nên việc trẻ nghe không có nhiều ý nghĩa cho việc tập nói.

4. Đưa trẻ ra ngoài chơi, gặp nhiều người

Khi bạn đưa trẻ đến nhiều nơi khác nhau, gặp nhiều khác nhau, điều thiết yếu là yêu cầu trẻ nói câu chào hoặc “ạ” khi người đó trò chuyện với bé. Trong môi trường mới mẻ, trẻ sẽ được kích thích hơn để giao tiếp. Đặc biệt, khi bé nói được một từ và được nhiều người vỗ tay khen ngợi, bé sẽ thích thú và hào hứng với việc tập nói nhiều từ hơn.

Đưa trẻ ra ngoài trời giúp kích thích trẻ giao tiếp, tập nói

Việc tập nói là bản năng của trẻ nhưng việc nói sớm, nói chuẩn lại nhờ một phần tác động không nhỏ của môi trường sống và người thân trong gia đình. Vì thế, bạn hãy dành nhiều thời gian để vui chơi, trò chuyện cùng trẻ, không chỉ để trẻ tập nói mà còn giúp gắn bó, giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương của gia đình.

Share.

Comments are closed.

Exit mobile version