Ở mỗi giai đọan phát triển, bé yêu đều cần những lưu ý quan tâm chăm sóc khác nhau. Việc chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi sẽ trở nên đơn giản nếu mẹ hiểu được các đặc điểm phát triển của trẻ. Đồng thời, biết cách thiết lập chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ vui chơi một cách hợp lý.

Chăm sóc trẻ nhỏ chưa bao giờ là việc dễ dàng. Vì chỉ cần một chút sai sót cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, me bỉm chỉ cần nắm vững các nguyên tắc vàng dưới đây là có thể giúp con yêu phát triển toàn diện.

Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi cho con yêu giấc ngủ ngoan

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi. Bước sang tháng thứ 4, giấc ngủ của trẻ dần đi vào “quỹ đạo”. Mỗi ngày, trẻ cần ngủ đủ 15-16 giờ (giấc ngủ sâu và dài từ 8-9h vào ban đêm, và hai ba giấc ngủ ngắn vào ban ngày).

Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi cần cho bé ngủ 15 – 16 giờ/ngày

Việc cho trẻ ngủ đủ sẽ giúp cơ thể và não bộ trẻ có đủ thời gian “xả hơi” và lấy lại năng lượng. Vào ban đêm, trẻ thường thức giấc 2-3 lần để đòi bú. Các mẹ nên chú ý thời gian này để chuẩn bị sẵn sữa ấm giúp trẻ không quấy khóc và có thể trở lại ngủ ngay sau khi bú.

Bạn cũng nên tập cho trẻ ngủ đúng giờ và ngủ sớm. Nếu trẻ vẫn chưa hợp tác, bạn có thể đọc sách, trò chuyện, mở nhạc hay hát ru trẻ. Việc này lặp lại mỗi ngày sẽ như chiếc đồng hồ báo hiệu, giúp trẻ tự nhận thức đã đến giờ lên giường. Bé sẽ chìm vào giấc ngủ một cách tự giác. Bạn nên điều chỉnh ánh sáng dịu, bật nhạc nhỏ trong lúc trẻ ngủ để giúp trẻ ngủ sâu và ngoan.

Cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, các chuyên gia khuyến cáo nên để trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mỗi ngày, trẻ cần có 700-800ml sữa. Tuy nhiên, nếu các mẹ bỉm phải bận rộn quay lại với công việc, hoặc sữa không còn đủ thì việc tìm đến các nguồn thực phẩm hỗ trợ khác là rất cần thiết. Bạn có thể xen kẽ các cữ bú sữa công thức cho trẻ, hoặc có thêm một cữ ăn dặm trong ngày để bé yêu được nạp đủ năng lượng. Ngoài ra, các mẹ bỉm cũng nên uống thêm các loại vitamin, khoáng chất như trong thai kư để “nâng cấp” nguồn sữa mẹ.

Trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên có thể xen kẽ các bữa ăn dặm với bữa chính – sữa mẹ cho bé

Các mẹ nên tránh việc pha sữa công thức quá đặc, mà cần tôn trọng liều lượng khuyến cáo. Điều này giúp bảo vệ hệ tiêu hóa còn non cũng như tránh gây sức ép cho thận của trẻ. Các mẹ cũng đừng vội cho bé con uống sữa bò hay sữa hộp. Vì chúng rất dễ khiến trẻ dị ứng, khó tiêu và thậm chí bị tiêu chảy. Sữa của trẻ cũng cần được bảo quản đúng cách, cho trẻ bú ngay khi còn ấm, tránh để sữa quá hai giờ. Mẹ cũng cần vệ sinh bình và ti sau mỗi lần cho trẻ dùng để đảm bảo an toàn vệ sinh. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ 4 tháng, bạn cần cân nhắc thật kỹ đến chế độ dinh dưỡng của trẻ nhé.

Nhớ tiêm ngừa đúng hạn khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi

Tiêm ngừa là một trong những bước chăm sóc trẻ 4 tháng mẹ không nên lơ là. Ông bà ta vẫn dạy: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó các mẹ bỉm phải tôn trọng và không được bỏ qua các mũi tiêm ngừa bệnh. Nếu trẻ đã tiêm các mũi trước, bạn nên nhớ cho con chích nhắc lại theo đúng hạn. Việc này sẽ giúp trẻ có đủ sức đề kháng, kích thích hệ miễn dịch và giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh.

Phụ huynh nên ghi chú lịch tiêm phòng cho bé ở tờ lịch hoặc cài nhắc nhở

Chăm sóc an toàn cho trẻ 4 tháng tuổi

Biết lẫy, biết lật là một trong những tiến triển rõ rệt nhất của bé yêu trong giai đoạn 4 tháng. Lúc này, bạn có thể tiếp sức bằng cách đặt bé nằm sấp từ một đến hai lần trong ngày để kích thích trẻ lẫy. Ở tư thế này, với phần bụng tròn ở dưới trẻ sẽ dễ dàng lẫy hơn. Bạn cũng có thể dùng đồ chơi như lục lạc, các vật có màu sắc để “dụ dỗ” trẻ hoạt động. Nhưng bạn cần chú ý đến an toàn cho trẻ. Hãy dùng gối hoặc các vật vây quanh. Việc này giúp đề phòng khi trẻ lẫy trong lúc bạn vắng mặt, tránh nguy cơ trẻ bị té ngã.

Trẻ 4 tháng cũng bắt đầu thích huơ tay chân. Do đó, các bình sữa hay phích nước nóng phải để xa trẻ, kể cả khi bạn đang bế con trên tay. Vì chỉ một chút sơ ý, trẻ có thể bị bỏng. Ngoài ra, các vật nhỏ, nhọn cũng không nên đặt vào tay hay cho trẻ chơi, vì có thể trẻ sẽ cho vào miệng gây hóc, khó thở.

Vậy nên, Khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, mẹ nhất định phải chú ý đến vấn đề giữ an toàn cho trẻ. Khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, mẹ nhất định phải chú ý đến vấn đề giữ an toàn cho trẻ.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version