Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 bạn nên biết trong giai đoạn này, các triệu chứng ốm nghén gần như giảm hẳn tạo điều kiện cho các mẹ có thể thoải mái ăn đa dạng các loại thực phẩm. Cần phải xây dựng thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi vừa không gây tăng cân quá nhanh vừa khỏe.

1. Các nhóm thực phẩm giàu protein

Thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu (đậu hà lan, đậu xanh,…), đậu phụ là những loại thực phẩm mẹ bầu nên dùng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày vì chúng cung cấp lượng protein dồi dào hỗ trợ cho sự phát triển nước rút của thai nhi.

2. Các nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột

Tinh bột là nguồn dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong giai đoạn mang thai nhất là trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6 vì nó là nguồn cung cấp năng lượng chính, giúp các mẹ ổn định đường huyết, tránh bị mệt mỏi và chóng mặt.

Khoai tây là nguồn tinh bột bổ dưỡng, lành mạnh cho mẹ bầu 6 tháng

Gạo lứt, bánh mỳ, bún, miến, yến mạch, khoai tây, khoai lang,… là những gợi ý hay cho mẹ bầu bổ sung tinh bột trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên các mẹ bầu không nên ăn quá nhiều tinh bột và các thực phẩm có lượng đường huyết cao như bánh mỳ và khoai tây, chỉ nên ăn với số lượng vừa phải.

3. Các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Không chỉ hỗ trợ sự phát triển của bé, vitamin và khoáng chất còn giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, nuôi dưỡng mái tóc khỏe và giúp da sáng đẹp.

Bí đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt, quan trọng trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6.

Các mẹ có thể lựa chọn bổ sung dưỡng chất trên thông qua việc chọn ăn các loại rau củ (như bắp cải, củ dền, cải thìa, măng tây, cải bó xôi, bí đỏ, cà tím, cà chua, súp lơ xanh, đậu bắp, dưa leo, đậu đũa, rau muống, bầu, bí đao, rau mồng tơi, nấm, tía tô,…) hay các loại trái cây (cherry, chuối, táo, lê, nho, kiwi, bưởi, cam, ổi, dâu, mận,…)

4. Thức ăn có lượng chất béo vừa đủ và lành mạnh

Ở tháng thứ 6, cơ thể của mẹ bầu rất dễ tăng cân nên các mẹ thường lơ là trong việc bổ sung đủ lượng chất béo cho thể và thai nhi. Một lượng nhỏ chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu lạc, dầu cải dùng trong việc trộn salad hay chiên xào thức ăn là cách giúp cân bằng dinh dưỡng lại không gây tăng cân nhanh, táo bón, đầy hơi cho các mẹ bầu.

5. Sữa và nước ép trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6

Vào thời gian này, các mẹ đã ăn uống ngon miệng hơn, không còn ốm nghén, nhưng đừng bỏ đi thói quen uống sữa và nước ép hàng ngày. Trong sữa có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, chất đạm, chất béo có lợi cho quá trình phát triển toàn diện của bé. Trong các loại nước ép (cam, cà rốt, bắp cải,…) có chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất nội tại diễn ra tốt hơn ( như nước ép cà rốt chứa nhiều vitamin có lợi cho quá trình phát triển tim, gan, phổi, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương của thai nhi) và giúp giảm các chứng táo bón, khó tiêu cho mẹ bầu.

Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C cần thiết trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6.

Dù tháng thứ 6 thai nhi có ổn định hơn, nhưng các mẹ cũng nên tránh ăn thực phẩm tái sống hay pho mát mềm vì chúng dễ gây nhiễm khuẩn đường ruột. Thức ăn cay nóng, chứa chất kích thích các mẹ bầu cũng nên tránh xa. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp các mẹ hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version