Khi trẻ ương ngạnh giữa một cửa hiệu đông đúc. Tại một bữa ăn tối cùng với đại gia đình, hay ở nhà, đều gây nên sự bực dọc cho mọi người. Nhưng cha mẹ có thể giúp trẻ học cách tự chủ. Và dạy trẻ cách ứng xử với các tình huống mà không có những hành động thiếu tự chủ.

Dạy con tự chủ và kiềm chế trước những tình huống trong cuộc sống. Mong muốn tìm được phương cách uốn nắn và “khuất phục” những bé ương bướng, luôn là một trong những niềm trăn trở khôn nguôi của bất kỳ bậc cha mẹ nào.

Cùng xem bài viết và tìm hiểu 2 cột mốc “uốn nắn” trẻ ương ngạnh bằng tình thương nhé:

Từ sơ sinh đến 2 tuổi

Trẻ sơ sinh và mới biết đi dễ thất vọng bởi khoảng cách lớn giữa những điều bé muốn làm và những điều bé có thể làm. Vì thế nên bé thường phản ứng bằng cách khóc lóc. Hay theo cách các bậc cha mẹ vẫn quen gọi là “ăn vạ”. Bạn hãy thử ngăn chặn hành vi xấu này bằng cách hướng sự chú ý của bé vào các món đồ chơi hoặc những hoạt động khác.

Trẻ ương ngạnh ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có cách dạy khác nhau

Với trẻ đạt đến cột mốc 2 tuổi, bạn hãy thử cấm túc trẻ một thời gian trong một khu vực nhất định. Chẳng hạn như dưới chân cầu thang. Hoặc cấm trẻ không được rời khỏi ghế bếp trong một khoảng thời gian cụ thể. Hình phạt như thế sẽ giúp trẻ nhận thấy hậu quả của những cơn giận không hợp lý. Đồng thời, điều này cũng dạy trẻ hiểu rằng thay vì nổi cơn thịnh nộ, tốt hơn hết trẻ nên dành thời gian một mình để bình tâm lại. Đó là cách dạy trẻ ương ngạnh hiệu quả.

Trẻ ương ngạnh từ 3 đến 5 tuổi

Dạy trẻ ương ngạnh 3-5 tuổi, bạn có thể tiếp tục sử dụng hình thức cấm túc. Nhưng thay vì giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy chỉ ngừng lệnh cấm túc khi trẻ đã bình tâm trở lại. Điều này sẽ giúp trẻ cải thiện ý thức tự chủ của bản thân, dạy trẻ tự lập. Bạn cũng đừng quên dành lời khen ngợi cho trẻ. Nhất là khi trẻ không bị mất khả năng tự kiềm chế trong các tình huống bực bội hay khó khăn.

Luôn tạo không khí vui vẻ trong nhà

Gia đình là nơi trẻ được nuôi dưỡng cả về mặt thể chất lẫn tâm hồn. Để nuôi dạy con tốt, hãy đảm bảo môi trường sống này của bé tốt đẹp. Luôn là một thế giới yên bình về cảm xúc và hoà nhã về giao tiếp. Chuyện bất đồng giữa các thành viên trong gia đình là khó tránh khỏi. Thế nhưng, hãy cố gắng tối đa tránh cho trẻ phải chứng kiến sự cãi vã của cha và mẹ. Hoặc sự cãi vã với các thành viên khác. Điều này dễ khiến trẻ ương ngạnh hơn.

Dạy trẻ ương ngạnh bằng tình thương và không làm trẻ mang tâm lý khó chịu

Tạo môi trường tôn trọng lẫn nhau

Việc tạo ra một môi trường gia đình tôn trọng lẫn nhau là rất cần thiết trong việc dạy dỗ trẻ. Và cũng rất có ích để khuất phục trẻ ương ngạnh. Bạn sẽ thấy ngay lợi ích của điều này. Ví dụ khi “Mẹ tôn trọng giờ xem tivi của con. Thì con cũng cần đi ngủ đúng giờ để tôn trọng giờ ngủ của cả gia đình mình nhé.” Điều này sẽ hiệu quả. Ngược lại, những áp đặt một chiều: “Con phải đi ngủ đúng giờ”. “Con phải đánh răng sau khi ăn”. Hay “Con không được la hét giữa đêm khuya” tưởng chừng như hoàn toàn hợp lý cũng sẽ trở nên hết sức vô lý với trẻ. Nếu cha mẹ tạo ra cảm giác trẻ không được lắng nghe, không được tôn trọng.

Hãy giáo dục sớm cho trẻ tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Hãy tưởng tượng và cố nhớ lại khi xưa khi bạn cũng là một đứa trẻ. Ắt hẳn lúc ấy bạn cũng rất muốn được tôn trọng và sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Vậy thì, con bạn cũng thế. Giờ đây, bạn đã hiểu thêm về con. Và biết mình cần phải làm gì để loại bỏ tính ương ngạnh của con rồi đó.

Kyna.vn tổng hợp và biên soạn

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version