Xấu hổ khi bé chen ngang vào cuộc nói chuyện giữa người lớn? Không muốn làm bé tổn thương nhưng mãi chưa tìm ra được phương pháp dạy bé. Có lẽ bạn sẽ cần xem qua “kỹ thuật dạy bé không chen ngang” dưới đây giúp bạn đỡ ngại ngùng hay xấu hổ vì bé nhà mình hay chen ngang đấy.

Thông thường, khi mong muốn cho tôi biết một điều gì đó mà bé chợt nghĩ ra. Bé nhà tôi sẽ ngay lập tức chạy đến chỗ tôi và cố gắng nói hết ra những điều hay ho đang diễn ra trong đầu bé. Nói tất cả mọi thứ với một tâm lý đón chờ phản ứng từ tôi.

Chuyện đó có vẻ thật đáng yêu từ bé nếu như tình huống đó không phải là tình huống tôi hoặc đang nói chuyện với một người bạn, hoặc đang dang dở làm một việc gì đó trong nhà.

Và hầu như đứa bé nào cũng vậy!

Đó là trước đây, khi tôi chưa tình cờ biết được một “kỹ thuật” nhỏ cực kì thông minh để dạy bé.

Ngày hôm đó tôi có hẹn với một người bạn. Cuộc trò chuyện diễn ra khá lâu thì bất ngờ, cậu con trai của chị (cậu bé khoảng 3 tuổi) chạy ngay đến chỗ chị. Ánh mắt của cậu bé thể hiện sự phấn khích mong muốn được kể ra câu chuyện gì đó với mẹ mình. Và rồi bất ngờ nhất là ở ngay đây, khi tiến đến gần mẹ, cậu bé không chen ngang vào lời nói như bao đứa trẻ khác. Cậu vòng tay nắm vào khủy tay của mẹ và chờ đợi. Mẹ cậu bé đặt tay đối diện lên bàn tay của cậu để thể hiện rằng đã nhận thấy mong muốn của con. Cậu bé tiếp tục đợi mẹ nói, còn tôi và chị ấy vẫn tiếp tục câu chuyện.

Khi kết thúc câu chuyện với tôi, chị xoay qua cậu con trai của mình. Hoàn toàn chú ý đến câu chuyện của con trai và làm câu bé càng hứng thú hơn khi chia sẻ cùng mẹ. Tôi hoàn toàn kinh ngạc. Một cách rất tự nhiên, rất tôn trọng lẫn nhau với cả người lớn, cả trẻ nhỏ. Rất nhẹ nhàng và đơn giản. Cậu con trai chỉ cần chờ đợi một vài giây để người mẹ hoàn tất câu nói của mình để chuyển sự chú ý sang cậu bé và hoàn toàn tập trung vào ý kiến của con.

Về đến nhà, tôi và chồng tôi thực hiện điều này ngay lập tức!

Tập hợp cả gia đình lại với nhau, chúng tôi bàn về một số quy tắc khi trò chuyện vào lúc bố mẹ đang có khách. Con tôi (nay đã 3 tuổi rưỡi) phải thực hiện hành động choàng tay vào cổ tay tôi hoặc bố và chờ đợi đến khi tôi nói xong câu chuyện với người lớn thì mới có thể chia sẻ cùng bé.

Vào những lần đầu tiên, phải mất một số thực hành nho nhỏ việc vỗ nhẹ vào tay bé để cho thấy sự nhận diện của tôi với ý muốn của bé. Nhưng tôi vui mừng khi một khoảng thời gian ngắn sau đó. Cả gia đình và bé đều đã thành công và bé hoàn toàn không ngắt lời khi tôi nói chuyện nữa, bất cứ ở trong trường hợp nào.

Không còn những câu nói: “Chờ mẹ chút”, “Đừng có ngắt lời mẹ!” mà chỉ cần một chút hành động “Chạm nhẹ ở cổ tay”.

Mọi người hãy thử áp dụng cách này xem. Nó thực sự hiệu quả đấy!

Theo Bright Side.

Kyna biên soạn.

Share.
Exit mobile version