Các bé có thể tự mình hoàn thành cột mốc đó, hoặc có thể cần một chút giúp đỡ từ bạn để học cách tự đặt mình vào giấc ngủ. Tất cả con người đều có chu kỳ giấc ngủ đưa chúng ta vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê trong đêm, và bất cứ ai cũng cần học kỹ năng tự mình đi vào giấc ngủ sâu. Cách dạy trẻ sơ sinh tự ngủ là một trong những bài toán khó mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng trằn trọc tìm lời giải.

Bạn sẽ thích thú khi biết rằng hầu hết trẻ sơ sinh trên toàn thế giới sẽ không ngủ khi không được bế hoặc không ngủ suốt đêm trong chiếc nôi của chính mình. Đó không phải là một điều bình thường đối với một đứa trẻ sơ sinh, nói về mặt sinh học. Trên thực tế, tất cả con người đều thức dậy nhẹ nhiều lần trong đêm, khi chúng chuyển tiếp trong chu kỳ giấc ngủ. Vì vậy, chìa khóa là cho em bé học cách ngủ trở lại khi chúng thức dậy, mà không cần sự giúp đỡ của bạn. Và điều đó có thể được thực hiện mà không quá gây khó khăn cho các con.

Nếu bạn muốn bé bắt đầu phát triển thói quen ngủ tốt từ sớm, hãy xuất phát từ bước giúp bé học cách tự ngủ trở lại. Nhưng bạn cần phải làm điều này từ các bước nhỏ, cụ thể như dưới đây.

Đánh thức bé khi bạn đặt bé xuống ngủ

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ khóc nếu chúng nằm một mình khi chúng buồn ngủ. Có một lý do: chúng rất muốn ngủ, nhưng chúng cần một nơi an toàn để làm điều đó. Và chúng có đủ sự nhạy cảm để biết rằng chỉ có cánh tay của bạn mới là nơi an toàn. Những đứa trẻ sẽ khóc ré lên hoặc cựa quậy cho đến khi chúng được cha mẹ bế lại. Điều đó chứng minh rằng: trẻ con thường rơi vào hoảng loạn khi chúng ngủ. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cụ thể về hậu quả của việc này, nhưng chắc chắn rằng sẽ chẳng có kết quả nào tích cực cho bé khi thường xuyên trải qua cảm giác hoảng loạn khi khóc vì cha mẹ không đến.

Đầu tiên hãy dỗ bé ngủ. Nhưng một khi bé đang ngủ, khi bạn đặt bé xuống cũi hoặc nôi, hãy thử thách bé một chút bằng một cú lay nhẹ hay tạo tiếng động đủ để đánh thức bé. Dẫu bạn đã cố gắng bao nhiêu đi nữa để khiến bé ngủ, hãy lấy hết can đảm mà làm điều này. Hãy tự trấn an mình rằng đây là một bước trong các cách dạy trẻ sơ sinh tự ngủ mà bạn có thể giúp con mình về sau.

Bạn đang dạy con bạn một thứ vô giá – rằng khi bé thấy mình trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, thì việc đi ngủ trở lại là an toàn tuyệt đối. Tất nhiên bé sẽ không thích nghi nhanh, ít nhất bạn phải thử làm điều này vài chục lần trước khi thấy được hiệu quả.

Bé sẽ khóc và bạn sẽ vỗ về hoặc thậm chí bế lên dỗ dành nếu cần thiết để trấn tĩnh bé. Nhưng một lúc sau, bé sẽ biết rằng mình an toàn. Bé có thể giật mình hoặc thút thít một lúc, nhưng chắc chắn sẽ không chuyển sang trạng thái hoảng loạn hoàn toàn. Trên thực tế, ngày càng thường xuyên hơn, bé sẽ đơn giản nhắm mắt lại và chìm vào giấc ngủ. Hãy ghi nhớ khoảnh khắc đó, bởi vì kỹ năng đó là thứ sẽ tạo tiền đề giúp bé bắt đầu ngủ lại vào ban đêm.

Vỗ về sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn

Bắt đầu phá vỡ sự liên kết giữa ăn, mút và ngủ

Nếu em bé của bạn cần bạn cho bé ăn hoặc cho bé mút thứ gì đó để ngủ như ti giả, núm vú cao su, thì bé sẽ luôn khóc gọi bạn để giúp bé ngủ lại trong đêm. Vì vậy, bước tiếp theo của bạn là dần dần phá vỡ sự liên kết giữa mút ti giả và ngủ.

Cho bé ăn khi bé mới ngủ dậy, và tiếp tục cho ăn khi một lát sau nếu bé thức và vẫn đói. Nhưng khi bé chỉ buồn ngủ, hãy thử cho bé đi bộ thay vì cho bé ăn. Theo cách đó, bé bắt đầu học cách ngủ mà không mút tay, mút ti giả. Tất nhiên, bạn vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp đi bộ để khiến bé ngủ, dần dần hoạt động này sẽ phá vỡ sự liên kết giữa ăn, mút và ngủ.

XIN LƯU Ý: Điều này KHÔNG bao giờ có nghĩa là bạn không cho bé ăn nữa. Cho con bú hoặc ăn uống tốt sẽ giúp bé phát triển mạnh về thể chất. Trẻ sơ sinh cần ăn rất thường xuyên, vì vậy bạn sẽ thường thấy rằng con của bạn đói và mệt mỏi cùng một lúc. Nếu bạn cho bé đi bộ mà bé vẫn tiếp tục khóc và phản đối, rất có thể bé đang thật sự đói cũng như mệt mỏi. Trong trường hợp đó, hãy cho bé ăn ngay.

Vấn đề ở đây là dần dần phá vỡ sự liên kết mút, ngủ bằng cách giúp bé ngủ bằng những cách khác ngoài việc mút tay, mút ti giả. Càng ngày, bé sẽ ngủ thiếp đi mà không bắt miệng mình phải hoạt động trong vô thức. Nếu bé đói, bé sẽ tiếp tục khóc để cho bạn biết, trong trường hợp đó tất nhiên bạn sẽ cho bé ăn.

Giúp bé học cách ngủ yên nằm yên (trong vòng tay của bạn)

Đây là bước cuối cùng trong cách dạy trẻ sơ sinh tự ngủ. Khi bé đã ngủ thiếp đi sau khi đi bộ thay vì ăn, giai đoạn tiếp theo là khiến bé ngủ mà không cần tạo ra sự rung chuyển. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu với việc cho bé đi bộ, nhưng sau đó, trước khi bé thực sự ngủ, bạn hãy ngồi và giữ bé trong vòng tay mình. Nếu bé phản kháng, bắt đầu cử động một lần nữa. Tiếp tục lặp lại điều này. Có thể mất 25 lần thử, nhưng cuối cùng bé sẽ bắt đầu buồn ngủ mặc dù bạn đã ngừng cử động.

Để bé thiếp dần trên vòng tay của mẹ

Làm điều này trong một tuần hoặc lâu hơn cho đến khi bé quen với nó, đó là trạng thái buồn ngủ trong khi lắc lư và sau đó ngủ trong vòng tay của bạn mà không đòi hỏi sự lắc lư.

Hãy ứng dụng cách dạy trẻ sơ sinh tự ngủ để con mình ngày một tự lập

Không chỉ về vấn đề sức khỏe, chúng ta thật sự cần rèn luyện cách dạy trẻ sơ sinh tự ngủ để con mình dần hình thành tính tự lập, tâm lý không sợ hãi trước bất cứ điều gì trong giai đoạn trí não phát triển từ từ. Một khi bé đã làm chủ được việc ngủ của mình, bé sẽ năng động và tự tin hơn vào ban ngày.

Bạn hoàn toàn có thể dạy trẻ sơ sinh tự ngủ mà không cần phải liên tục lắc lư chiếc nôi hay đặt núm ti giả vào miệng bé. Và một khi bé biết cách ngủ một mình (nghĩa là không cần bạn cho bé ti giả, bình sữa hoặc cánh tay của bạn để đẩy nôi), bé có nhiều khả năng có thể tự ngủ trở lại khi vô tình thức dậy vào ban đêm, thay vì khóc ré lên kêu gọi sự giúp đỡ của bạn.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version