Dạy trẻ đi vệ sinh đúng cách và có nề nếp có lẽ luôn gây khó khăn cho các bà mẹ, đặc biệt là những ai mới làm mẹ lần đầu. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn trong cách dạy con, không phải dạy một vài lần trẻ có thể thích nghi được.

1. Khi nào nên dạy trẻ sơ sinh trẻ đi vệ sinh?

Đầu tiên, các mẹ nên quan sát xem trẻ đã sẵn sàng tạm biệt những chiếc tã giấy chưa? Nếu rồi thì đây là thời gian thuận tiện để bắt đầu dạy trẻ đi vệ sinh.

2. Dấu hiệu khi trẻ đã sẵn sàng tập đi vệ sinh

Nếu bé của bạn có ít nhất hai hoặc ba dấu hiệu về thể chất, tình cảm và tinh thần như trong liệt kê dưới đây, nghĩa là có thể đã đến lúc thích hợp để bắt đầu việc hướng dẫn cho bé. Hãy nhớ rằng bé phải sẵn sàng thì việc thiết lập thói quen mới cho bé mới diễn ra thuận lợi được.

2.1 Dấu hiệu sẵn sàng về thể chất của trẻ

Bé dần hình thành thói quen tiểu tiện, đại tiện. Miếng tã lót mà bé đang mặc được giữ khô lâu hơn trong khoảng từ 2–3 tiếng. Điều này cho thấy khả năng tự kiểm soát của bàng quang đã tăng cao. Bé có thể tự ý thức được thời điểm cần đi vệ sinh hoặc có thể nhịn một chút nếu cần.

Tã khô lâu hơn bình thường – dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng đi vệ sinh

2.2 Dấu hiệu sẵn sàng về mặt tinh thần

  • Bé biết phân biệt giữa tiểu tiện và đại tiện và có thể nói về điều đó khi được bạn thay tã.
  • Bé hiểu điều bạn nói và làm theo những hướng dẫn đơn giản, như là “đi lấy gấu bông của con đi”.
  • Bé thấy không thoải mái và báo cho bạn mỗi khi tã bị dơ hoặc sẽ tự tháo tã ra sau khi “làm ướt tã”.

2.3 Dấu hiệu sẵn sàng về mặt tình cảm xã hội

Bé bắt đầu bắt chước hành động của bạn hoặc của người khác. Bé biểu lộ mong muốn làm vui lòng bạn và những người lớn khác, và vui mừng khi được ba mẹ hoặc mọi người khen.

3. Làm gì khi bé nhà bạn chưa sẵn sàng?

Nếu trẻ từ chối học theo, đừng cố dạy trẻ đi vệ sinh, có thể bé chưa sẵn sàng. Bạn có thể thử vài cách mới, và nếu con vẫn không thích hoặc sẵn sàng tập với bạn, hãy kiên nhẫn, hãy chờ đến khi bé sẵn sàng học.

Cha mẹ không nên quá nghiêm khắc với bé chỉ vì phải dạy con tự đi vệ sinh cho bằng được. Nếu cha mẹ áp đặt kỉ luật lên trẻ mọi nỗ lực chỉ dạy bé sẽ trở nên vô hiệu. Có một số bé học rất nhanh trong vài tuần, cũng có một số bé khác phải học vài tháng mới quen dần.

4. Chuẩn bị sớm trước khi dạy trẻ đi vệ sinh

Nếu trẻ thích theo mẹ vào phòng tắm, đừng đẩy bé ra. Hãy kích thích sự tò mò của bé bằng cách cho bé nhìn khi bạn đi vệ sinh. Đôi khi đó là lúc thích hợp để con hiểu mẹ đang làm gì.

Với những bé mới biết đi sẽ học bằng cách quan sát bố mẹ, quan sát anh chị và người thân xung quanh. Bé xem mẹ đi vệ sinh và bạn có thể chuẩn bị ngay cho bài học này với bé. Cho bé xem và chỉ dẫn bé đến ngồi bô sẽ diễn ra rất tự nhiên, vì bé đã dần quen với điều đó rồi.

Mẹ có thể dạy trẻ đi vệ sinh khi đã sẵn sàng

Để bé thích thú hơn khi đi vệ sinh, mẹ phải nhớ chọn đúng sản phẩm và dụng cụ hỗ trợ cho bài học đi vệ sinh này. Hãy để con cùng tham gia đi mua chiếc bô bé thích. Điều này sẽ khiến bé thích thú trong việc ngồi bô.

5. Cách dạy trẻ đi vệ sinh

Giới thiệu và giải thích về bô, cho bé thử ngồi để kiểm tra kích thước và làm quen với vật dụng mới. Mẹ nên cho trẻ xem tranh, phim hoạt hình có hình ảnh các nhân vật ngồi bô và giải thích hành động của nhân vật.

Chú ý đến thời điểm trẻ đi vệ sinh trong ngày và cố gắng khuyến khích con ngồi bô vào những thời điểm đó. Điều này có thể không đúng đối với tất cả các bé. Thực tế, việc dạy trẻ đi vệ sinh bắt đầu khi bé đã phát triển cảm giác muốn đại tiện hoặc tiểu tiện.

Dạy bé một số từ liên quan đến việc đi vệ sinh, ví dụ như cha mẹ có thể dạy bé “đi tè”, “đi ị” hoặc mặc cho bé những loại quần áo đơn giản dễ tháo, cởi ví dụ mặc quần cạp chun. Khi thời tiết ấm áp, ở nhà có thể cởi bớt tã lót của trẻ.

Tập cho bé ngồi bô hàng ngày vào những thời điểm con thường có nhu cầu đi vệ sinh như 30 phút sau khi ăn hoặc sau khi tắm. Khen ngợi sự cố gắng của bé ngay cả khi trẻ tiến bộ chậm và khen nhiều hơn khi thành công. Khi bé đã đạt được điều này, hãy hạn chế lời khen.

Ở một vài thời điểm trong ngày, mẹ có thể hỏi xem bé có muốn đi vệ sinh không. Chỉ nên nhắc nhở nhẹ nhàng để tránh tạo ra áp lực cho trẻ. Khoảng 5 phút là thời gian vừa đủ để bé ngồi bô. Nếu cho trẻ ngồi lâu hơn, việc dạy trẻ sơ sinh đi vệ sinh sẽ giống như một cách phạt trẻ.

Việc cần làm sau khi đi vệ sinh là rửa tay. Cha mẹ có thể tham khảo cách dạy bé rửa tay nhé.

6. Lưu ý khi dạy trẻ đi vệ sinh

Mẹ cũng có thể hoãn lại việc dạy trẻ đi vệ sinh nếu trong gia đình có sự thay đổi lớn như: chuyển nhà hoặc mẹ sắp có thêm một em bé nữa. Khi bé đang tiến bộ thì sự thay đổi lớn này có thể khiến việc học chẳng tiến được thêm bước nào.

Bên cạnh dạy trẻ đi vệ sinh, mẹ cần chú trọng dinh dưỡng để bé không táo bón

Thực hiện chế độ dinh dưỡng  cho bé nhiều chất xơ và uống nhiều nước để bé không bị táo bón vì điều này khiến việc luyện tập trở nên khó khăn.Tránh dạy trẻ đi vệ sinh quá sớm sẽ ảnh hưởng đến xương hông và xương chậu của trẻ.

Việc dạy con tại nhà cần sự kiên nhẫn của cha mẹ, luôn bên cạnh khích lệ cho bé. Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin bổ ích đến các bậc cha mẹ đang chăm sóc bé yêu của mình. Chúc bé yêu của các mẹ sẽ ngoan ngoãn và tập cách đi vệ sinh đúng giờ giấc cho mẹ đỡ vất vả hơn.

Kyna for Kids tổng hợp và biên tập

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version