Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh là cả một nghệ thuật. Các bậc cha mẹ phải hết sức mềm mỏng và tinh tế để có thể dạy con đúng cách. Vì theo chia sẻ của những chuyên gia tâm lý, hành động dạy con chưa đúng của những bậc cha mẹ khi tức giận có thể khiến tình trạng trở nên tệ hơn. Vậy bạn đã thật sự biết cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh đúng cách chưa.

Tại sao lên 2 tuổi trẻ lại ương bướng?

Nhiều cha mẹ bắt đầu cảm nhận được sự ương bướng và phản kháng của con khi lớn lên. Độ tuổi lên 2, trẻ bắt đầu có sự giao tiếp nhiều hơn với môi trường xung quanh. Trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu có thể thể hiện cảm xúc và sự phản kháng với những điều trẻ không thích. Biểu hiện là mỗi khi cha mẹ nhắc đến chủ đề nào, yêu cầu nào thì trẻ sẽ thích phản kháng hay chống đối, làm theo ý mình. Nhiều trẻ còn luôn làm ngược lại những gì bố mẹ yêu cầu.

Nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực khi con làm sai, không nghe lời. Từ đó, nhiều cha mẹ chọn cách quát mắng, thậm chí đánh đập nhưng nhiều trẻ vẫn không sợ. Cách xử lý bạo lực của cha mẹ càng làm cho trẻ trở lên “lỳ” đòn hơn. Đây là phương pháp không mang lại hiệu quả giáo dục cao. Độ tuổi này của trẻ khá “ẩm ương” và nếu bạn không tìm được phương pháp đúng đắn sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên phản tác dụng.

Thái độ chống đối hoặc phản kháng của trẻ là sự phát triển bình thường. Đây là minh chứng cho sự phát triển não bộ của bé. Bé nhận thức được mọi việc xung quanh. Đồng thời, bé bắt đầu đưa ra những suy nghĩ cũng như đánh giá riêng của mình. Vì vậy, bạn hãy coi những lời nói “không hợp tác” đó là suy nghĩ riêng của trẻ. Bạn cần kiên nhẫn và bình tĩnh khi xử lý những trường hợp này.

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh của người Nhật

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh cần dứt khoát và mềm mỏng

Đối với người Nhật, dạy trẻ ở độ tuổi này cần dứt khoát và mềm mỏng. Việc này bao gồm “mắng” và “thuyết phục” con. Bạn cần mắng con trong những trường hợp tương đối nghiêm trọng như con làm bị thương chính mình. Hãy nhìn thẳng vào mắt bé với thái độ thật nghiêm túc, nói thật chậm để con hiểu việc làm của con vừa rồi là không khúng. Nếu trẻ làm bị thương người khác, bạn cũng cần nghiêm khắc với bé. Như vậy, trẻ sẽ nhận thức được hành động đó là sai. Nếu bạn chỉ giải thích nhẹ nhàng hoặc nhanh chóng bỏ qua, trẻ có xu hướng lặp lại những hành động này về sau. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành xu hướng bạo lực khi lớn lên.

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh cần cả la mắng và thuyết phục

Bạn cần phân biệt hai cách xử lý dứt khoát và mềm mỏng. Nhờ vậy trẻ mới có thể nhận ra những sự khác biệt. Trẻ sẽ hiểu làm điều gì khiến cha mẹ nổi giận và từ đó sẽ sợ, không dám tái phạm. Nếu lúc nào bạn cũng mắng trẻ thì trẻ sẽ quen dần và không còn sợ nữa. Từ đó, mỗi lần bạn quát mắng khi trẻ quá nghịch ngợm sẽ không còn hiệu quả.

Những trường hợp bạn cần giải thích nhẹ nhàng và thuyết phục trẻ cần sự kiên nhẫn hơn. Ví dụ nếu bé không chịu đi giày khi ra ngoài, thay vì quát mắng ép buộc trẻ, bạn hãy cho trẻ thấy được lợi ích khi mang giày. Hãy để bé cảm nhận nếu không mang giày, chân bé sẽ bị đau. Như vậy, bé sẽ trở nên hiểu chuyện và nghe lời bạn hơn. Thay vì yêu cầu, bắt buộc con làm việc này việc kia, hãy để con bạn được thực hiện một cách tự nhiên và tự nguyện.

Phớt lờ những đòi hỏi không thoả đáng của trẻ

Bạn cần phải biết khi nào thì nên phớt lờ những đòi hỏi quá đáng của trẻ

Bạn không nên đáp ứng nhanh bất kỳ yêu cầu nào của trẻ. Vì lâu dần sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh và khó bảo. Trẻ có thể nhận thức được bố mẹ rất dễ dàng chiều theo mong muốn của mình. Vì vậy, một khi không đòi hỏi được, trẻ sẽ bướng bình vòi vĩnh và la hét. Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh đúng cách là phớt lờ những “yêu sách” của con.

Động viên và khen ngợi con đúng lúc

Cách đối xử của người lớn đối với trẻ con là nguyên nhân dẫn đến sự bướng bỉnh và khó bảo của trẻ. Đối với một đứa trẻ bướng bỉnh, cứng đầu, bạn nên dành lời khen hơn là trách móc. Hãy động viên con bạn khi bé làm những việc tốt, thậm chí việc đó có nhỏ nhặt. Đừng nên quá gay gắt hay nghiêm túc thái quá khi nuôi dạy trẻ.

Trẻ con luôn muốn được khen ngợi và cổ vũ. Trẻ sẽ có xu hướng hành động tích cực nếu như nhận được sự khen ngợi từ bố mẹ. Bạn cũng có thể tặng cho trẻ những phần thưởng nhỏ để khuyến khích trẻ. Trẻ sẽ trở nên hào hứng để trở thành một đứa trẻ ngoan.

Không cố ép trẻ làm gì đó bằng được

Trẻ nhỏ cũng có tâm tư, sở thích riêng. Vì thế, các bậc phụ huynh không nên ép trẻ làm những điều trẻ không thích. Nếu làm vậy trẻ sẽ có xu hướng nổi loạn, không chịu nghe lời. Bạn hãy chú ý rằng, chính bạn cũng không thích bị kiểm soát hay bị bắt làm những điều mà bạn không thích. Vì vậy, bạn cũng nên tôn trọng trẻ.

Trên đây là một số cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh. Tuy nhiên, bạn cần linh hoạt tuỳ trường hợp và tính cách của con. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, các ông bố bà mẹ có thể  có cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh tốt nhất.

Share.

Leave A Reply

Exit mobile version